Bài 1. Chuyển động cơ

Chia sẻ bởi Nguyễn Hà My | Ngày 25/04/2019 | 120

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Chuyển động cơ thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Bài 1: Chuyển động cơ
I. Tóm tắt lý thuyết:
Chuyển động cơ:
- Sự thay đổi vị trí của vật này so với các vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học (chuyển động cơ).
- Chuyển động có tính tương đối
Chất điểm:
- Vật chuyển động có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi hoặc so với khoảng cách mà ta đề cập.
- Xác định vị trí vật tại 1 điểm M xác định bằng tọa độ

+ Chọn chiều dương trên các trục Ox và Oy
+ Chiếu vuông góc M xuống 2 trục tọa độ.
Vị trí M được xác định: M(x,y) với .

Xác định thời gian
- Để xác định thời gian người ta dùng đồng hồ. Đơn vị thời gian trong hệ SI là s.
- Để xác định thời điểm ta cần chọn 1 đồng hồ và 1 mốc thời gian
Hệ quy chiếu
Hệ quy chiếu = hệ tọa độ gắn với vật làm mốc + đồng hồ và gốc thời gian.
II. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm?
Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.
Hai hòn bi lúc va chạm với nhau
Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước
Giọt nước mưa lúc đang rơi
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?
Một vật nặng được ném theo phương ngang.
Một ô tô chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội-Tp. HCM
Một viên bi rơi tự do
Một chiếc diều đang bay trong gió và bị đứt dây.
Câu 3: Cần làm gì để xác định vị trí của một chất điểm đang chuyển động trên một đườngh thẳng?
Phải chọn một điểm O trên đường thẳng làm vật mốc (hay làm gốc)
Phải chọn chiều dương trên đường thẳng tính từ điểm mốc (gốc) O và chọn một thời điểm làm mốc (gốc) thời gian
Phải dùng thước thẳng để đo khoảng cách từ vị trí của chất điểm đến điểm mốc O và dùng đồng hồ để đo khoảng thời gian thay đổi vị trí của chất điểm trên đường thẳng
Phải dùng một hệ quy chiếu để xác định sự thay đổi vị trí của chất điểm trên đường thẳng so với vật mốc theo thời gian, nghĩa là phải thực hiện cả 3 nội dung A, B, C.
Câu 4: Quỹ đạo của một vật là:
Tập hợp các điểm trong không gian mà vật dịch chuyển qua
Là quãng đường mà vật đi được trong một đơn vị thời gian
Hình dạng của vật
Độ dài quãng đường mà vật đi được.
Câu 5: Hòa nói với Minh: “Mình đi mà hóa ra đứng; cậu đứng mà hóa ra đi!”. Trong câu nói này thì vật làm mốc là ai?
Hòa B. Minh
C. Cả Hòa lẫn Minh D. Không phải Hòa và Minh
Câu 6: Một chiếc xe đạp đang chạy đều trên một đoạn đường nằm ngang. Điểm nào dưới đây của bánh xe sẽ chuyển động thẳng?
Một điểm trên vành bánh xe
Một điểm trên nan hoa
Một điểm ở moay-ơ (ổ trục)
Một điểm trên trục bánh xe.
III. Bài tập tự luận
Bài 1: Một chiếc xuồng máy chạy trên đaạn sông có hai bờ song song với dòng chảy. Hãy trình bày và vẽ hình biểu diễn cách chọn vật mốc và các trục tọa độ của hệ quy chiếu để có thể xác định vị trí của chiếc xuồng ở thời điểm định trước đối với 2 trường hợp:
xuồng chạy xuôi theo dòng nước
Xuồng chạy vuông góc với dòng chảy
Bài 2: Một chiếc xe khời hành từ Hà Nội lúc 12h, lúc 16h xe đi đến Tuyên Quang. Thời điểm xe bắt đầu đi và thời gian xe đi là bao nhiêu?
Đ/s:12h; 4h
Bài 3: Bảng giờ tàu Bắc Nam như sau
Ga
Giờ đến
Giờ rời ga

Hà Nội
Vinh
Huế
Đà Nẵng
Nha Trang
Sài Gòn

0h34min
7h50min
10h32min
19h55min
4h00min
19h00min
0h42min
7h58min
10h47min
20h03min










Bảng giờ tàu chỉ thời điểm tàu khời hành, tàu đến ga. Đó là khaongr thời gian tính từ gốc 0h lúc nửa đêm cùng ngày đến lúc đó. Xác định khoảng thời gian tàu chạy từ ga Hà Nội đến từng ga trên đường đi. Biểu diễn trên trục thời gian các kết quả tìm được, kể cả thời gian tàu đỗ ở các ga. Lấy gốc O là lúc tàu xuất phát từ ga Hà Nội, tỷ lệ 1cm ứng với 2 giờ.
Bài 4: Chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Pari khởi hành lúc 19h30min giờ Hà Nội ngày hôm trước đến Pari 6h30min sáng hôm sau theo giờ Pari, biết giờ Pari chậm hơn giờ Hà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hà My
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)