Bài 1. Chuyển động cơ

Chia sẻ bởi Huỳnh Thanh Hoàng | Ngày 09/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Chuyển động cơ thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn : 10/8/2012
Ngày giảng : 13/8/2012
Chương 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. Mục tiêu:
1.Về kiến thức:
Nắm được khái niệm về: chất điểm, chuyển động cơ và quỹ đạo của chuyển động cơ
Nêu được ví dụ về: chất điểm, chuyển động, vật mốc, mốc thời gian
Phân biệt hệ toạ độ và hệ quy chiếu, thời điểm và thời gian
2. Về kỹ năng:
Xác định được vị trí của 1 điểm trên 1 quỹ đạo cong hoặc thẳng
Làm các bài toán về hệ quy chiếu, đổi mốc thời gian.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Một số ví dụ thực tế về cách xác đinh vị trí của điểm nào đó
Một số bài toán về đổi mốc thời gian
III. Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Bài mới:
Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm chuyển động, tìm hiểu khái niệm chất điểm, quỹ đạo của chất điểm.
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Chuyển động cơ là gì ?
- Khi nào một vật chuyển động được coi là chất điểm ?
- Nêu một vài ví dụ về một vật chuyển động được coi là chất điểm và không được coi là chất điểm.
- Hoàn thành yêu cầu C1
Đường kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là bao nhiêu?
Hãy đặt tên cho đại lượng cần tìm?
Áp dụng tỉ lệ xích
Hãy so sánh kích thước TĐ với độ dài đường đi ?
- Thông báo khái niệm quỹ đạo chuyển động.
- Lấy ví dụ: quỹ đạo của giọt nước mưa.
- Quỹ đạo của 1 điểm đầu mút kim đồng hồ có dạng như thế nào? - Nhắc lại khái niệm chuyển động cơ học đã học ở lớp 8 : Đó là sự thay đổi vị trí theo thời gian.
- Đọc sách từ đó phân tích khái niệm chất điểm
- Nêu ví dụ.
- Hoàn thành yêu cầu C1 :
Có thể coi Trái đất là chất điểm
- Ghi nhận khái niệm quỹ đạo.
- Thảo luận, trả lời : Quỹ đạo của một điểm trên kim đồng hồ là đường tròn. I. Chuyển động cơ. Chất điểm:
1.Chuyển động cơ:
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2.Chất điểm:
Chất điểm là vật có kích th­ớc rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến) .
3.Quỹ đạo:
Khi chuyển động, chất điểm vạch ra một đường trong không gian gọi là quỹ đạo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định vị trí của một vật trong không gian
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Yêu cầu học sinh chỉ vật mốc trong hình 1.1
- Hãy nêu tác dụng của vật làm mốc ?
- Làm thế nào xác định vị trí của vật nếu biết quỹ đạo ?
- Yêu cầu học sinh hoàn thành câu hỏi C2.
- Nêu cách xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng ?
- Yêu cầu học sinh hoàn thành câu hỏi C3? - Quan sát hình 1.1 và chỉ ra vật làm mốc
- Đọc SGK trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Ghi nhận cách xác định vị trí của vật và vận dụng trả lời câu C2
- Đọc sách tự tìm hiểu về hệ toạ độ xoy.
- Trả lời câu hỏi C3. II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian:
1.Vật làm mốc và thước đo:
Muốn xác định vị trí của một vật ta cần chọn:
Vật làm mốc
Chiều dương
Thước đo
2.Hệ toạ độ
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách xác định thời gian trong chuyển động
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Hãy nêu cách xác định khoảng thời gian đi từ nhà đến trường?
- Yêu cầu học sinh hoàn thành câu hỏi C4?
- Bảng giờ tàu cho biết điều gì?
- Thông báo khái niệm thời điểm, thời gian.
- Thông báo khái niệm hệ quy chiếu.
- So sánh hệ quy chiếu và hệ tọa độ. - Đọc SGK để tìm hiểu cách xác định thời gian trong chuyển động.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Phân biệt thời điểm và thời gian và hoàn thành câu C4
- Ghi nhận.
- Ghi nhận hệ quy chiếu.
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi. III. Cách xác định thời gian trong chuyển động:
1. Mốc thời gian và đồng hồ
Để xác định thời gian chuyển động ta cần chọn một mốc thời gian và dùng một đồng hồ để đo thời gian.
2. Thời điểm và thời gian
Thời điểm : Lúc, khi
Thời gian : Từ khi đến khi
IV. Hệ quy chiếu:
Hệ quy chiếu gồm:
Vật làm mốc
Hệ toạ độ gắn trên vật làm mốc
Mốc thời gian và đồng hồ
Hoạt động 3 : Tổng kết bài học
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài học.
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong SGK và tương tự.
- Nhận xét giờ học. - Ghi nhận.
- Nhận nhiệm vụ học tập.
IV. Rút kinh nghiệm :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn : 12/8/2012
Ngày giảng : 14/8/2012
Tiết 2.Bài 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được định nghĩa đầy đủ hơn về chuyển động thẳng đều.
Phân biệt các khái niệm; tốc độ, vận tốc.
- Nêu được các đặc điểm của chuyển động thẳng đều như: tốc độ, phương trình chuyển động, đồ thị toạ độ - thời gian.
Vận dụng các công thức vào việc giải các bài toán cụ thể.
Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng đều trong thực tế trong thực tế.
2. Kĩ năng:
Vận dụng linh hoạt các công thức trong các bài toán khác nhau.
Viết được phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
Vẽ được đồ thị toạ độ - thời gian.
Biết cách xử lý thông tin thu thập từ đồ thị.
Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong thực tế trong thực tế nếu gặp phải.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình vẽ 2.2, 2.3 phóng to
2. Học sinh:
Ôn lại kiến thức về chuyển động ở lớp 8.
Các kiến thức về hệ toạ độ, hệ quy chiếu.
III.Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các khái niệm sau
- Chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về chuyển động thẳng đều.
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Vận tốc trung bình của chuyển động cho biết điều gì ? Công thức ? Đơn vị ?
- Hướng dẫn đổi đơn vị : km/h  m/s và ngược lại. - Nhắc lại công thức vận tốc và quãng đường đã học ở lớp 8
- Ghi nhận và nắm cách đổi đơn vị.
Hoạt động 2: Ghi nhận các khái niệm: Vận tốc trung bình , chuyển động thẳng đều
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Mô tả sự thay đổi vị trí của 1 chất điểm, yêu cầu học sinh xác định đường đi của chất điểm : - Tính vận tốc trung bình ?
- Thông báo ý ngĩa của vận tốc và phân biệt vận tốc trung bình và tốc độ trung bình.
- Thông báo : Nếu vật chuyển động theo chiều âm thì vận tốc trung bình có giá trị âm  vân tốc trung bình có giá trị đại số.
- Kết luận : Khi không nói đến chiều chuyển động mà chỉ muốn nói đến độ lớn của vận tốc thì ta dùng khái niệm tốc độ trung bình. Như vậy tốc độ trung bình là giá trị số học của vận tốc trung bình.
- Yêu cầu học sinh định nghĩa tốc độ trung bình.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK tự tìm hiểu về chuyển động thẳng đều. - Đường đi: s = x2 - x1
- Vận tốc trung bình :
- Ghi nhận
- Ghi nhận.
- Nêu định nghĩa.
- Nêu định nghĩa.
- Xác định đường đi của chất điểm I.Chuyển động thẳng đều:
1.Tốc độ trung bình:

+ Tốc độ trung bình của một chuyển động cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động.
+ Đơn vị: m/s hoặc km/h

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thanh Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)