Bài 1. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

Chia sẻ bởi Hoàng Đức Chín | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

YÊU CẦU HỌC BỘ MÔN ĐỊA LÝ
PHẢI :
- Có :Vở ghi; vở bài tập; sách giáo khoa, giấy nháp,sách bài tập địa lý 10
- Học thuộc bài. Làm hết bài tập được giao trước khi đến lớp
- Có giấy kiểm tra.
- Mang đủ dụng cụ học tập
2. NÊN: Mua thêm các tài liệu liên quan đến môn học
3. TRONG GIỜ HỌC:
- Phải trật tự chú ý lắng thầy giáo nghe giảng bài, lắng nghe các bạn phát biểu ý kiến, ghi chép bài đầy đủ. Không được làm việc riêng.
- Phải nghiêm túc thực hiện công việc thầy giáo phân công
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 10
Phần một: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Chương I: Bản đồ (học 4 bài: 3 bài lý thuyết 1 bài thực hành)
Chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất ( 2 bài)
Chương III:Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lý(13 bài: 10 bài lý thuyết; 3 bài thực hành)
Chương IV Một số quy luật của lớp vỏ địa lý (2 bài)
Phần hai: ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI
Chương V: Địa lý dân cư(4 bài)
Chương VI:Cơ cấu nền kinh tế(1 bài)
ChươngVII:Địa lý nông nghiệp(4 bài)
ChươngVIII: Địa lý công nghiệp(4 bài)
Chương IX Địa lý dịch vụ(6 bài)
Chương X: Môi trường và sự phát triển bền vững(2 bài)
CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ
BÀI 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẨN ĐỒ CƠ BẢN
I. Các khái niệm
1. Bản đồ:
Dựa vào kiến thức trong SGK trang 4 vầ hiểu biết của bản thân. Em hiểu thế nào về bản đồ?
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhất định, nhằm thể hiện các hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội và mối quan hệ giữa chúng; thông qua khái quát hoá nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ
2. Phép chiếu hình bản đồ
Dựa vào kiến thức trong SGK trang 4 vầ hiểu biết của bản thân. Em hiểu thế nào về phép chiếu hình bản đồ? Có mầy phép chiếu hình bản đồ cơ bản?
Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với 1 điểm trên mặt phẳng.
Có 3 phép chiếu hình bản đồ cơ bản: Phép chiếu phương vị, phép chiếu hình nón, phép chiếu hình trụ
CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ
BÀI 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẨN ĐỒ CƠ BẢN
I. Các khái niệm
II. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
1. Phép chiếu phương vị:
Dựa vào kiến thức trang 5 trong SGK và các hình 1.2 trả lời các câu hỏi sau:
-Thế nào là phép chiếu phương vị?
- Nêu tên một số phép chiếu phương vị?
a. Định nghĩa:Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.
b. Các phép chiếu phương vị:Đứng. Ngang;Nghiêng
c. Phép chiếu phương vị đứng
Dựa vào kiến thức trang 5 và hình 1.2b hãy nếu đặc điểm của phép chiếu phương vị đứng?(vĩ tuyến, kinh tuyến, khu vực nào chính xác, khu vực nào không chính xác, dùng để vẽ bản đồ khu vực )
- Mặt chiếu tiếp xúc với cực của Địa Cầu
Kinh tuyến: là những đoạn thẳng đồng quy ở cực
Vĩ tuyến là những đường tròn đồng tâm ở cực
Chính xác ở khu vực trung tâm bản đồ càng xa trung tâm càng kém chính xác
Thường dùng đề vẽ bản đồ khu vực quanh cực
2. Phép chiếu hình nón
Dựa vào kiến thức trang 6 trong SGK và các hình 1.4 trả lời các câu hỏi sau:
-Thế nào là phép chiếu hình nón?
- Nêu tên một số phép chiếu hình nón?
Định nghĩa: Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến của Địa Cầu lên mặt chiếu là hình nón sau đó triển khai ra mặt phẳng.
Các phép chiếu hình nón cơ bản: Đứng, nghiêng, ngang
c. Phép chiếu hình nón đứng
Dựa vào kiến thức trang 5 và hình 1.5b hãy nếu đặc điểm của phép chiếu hình nón đứng đứng?(vĩ tuyến, kinh tuyến, khu vực nào chính xác, khu vực nào không chính xác, thường dùng để vẽ bản đồ khu vực nào)
-Mặt chiếu là hình nón
Kinh Tuyến Là những đoạn thẳng đồng quy ở cực
-Vĩ tuyến là những cung trong đồng tâm ở cực
Chính xác ở vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa Cầu và mặt nón càng xa vĩ tuyến tiếp xúc càng kém chính xác
Thường dùng vẽ bản đồ ở các vùng đất có vĩ độ trung bình

3. Phép chiếu hình trụ:
Dựa vào kiến thức trang 7 trong SGK và các hình 1.6trả lời các câu hỏi sau:
-Thế nào là phép chiếu hình trụ?Nêu tên một số phép chiếu hình trụ?
Định nghĩa: Phép chiếu hình trụ là cách thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến của Địa Cầu lên mặt chiếu là hình trụ sau đó trải ra mặt phẳng.
Các phép chiếu hình trụ cơ bản: Đứng nghiêng, ngang
c. Phép chiếu hình trụ đứng
Dựa vào kiến thức trang 7, trang 8 và hình 1.7b trong sách giáo khoa hãy trình bày về phép chiếu hình trụ(mạng lưới kinh vĩ tuyến, độ chính xác, thường dùng vẽ bàn đồ khu vực)
- Mặt chiếu là hình trụ
- Kinh tuyến và vĩ tuyến là những đường thẳng vuông góc với nhau
Các xa Xích đạo khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng lớn
-Chỉ chính xác ở vùng Xích đạo, càng xa Xích đạo độ chính xác càng giảm.
Thường dùng để vẽ bản đồ thế giới hoặc bản đồ các khu vực gần Xích đạo
Hướng dẫn học bài ở nhà
I. Trả lời các câu hỏi:
1. Phép chiếu phương vị đứng thường được dùng để vẽ bản đồ khu vực nào? hệ thống kinh vĩ tuyến của phép chiếu này có đặc điểm gì?
.2. Phép chiếu hình nón đứng thường được dùng để vẽ bản đồ khu vực nào? hệ thống kinh vĩ tuyến của phép chiếu này có đặc điểm gì?
3.. Phép chiếu hình trụ đứng thường được dùng để vẽ bản đồ khu vực nào? hệ thống kinh vĩ tuyến của phép chiếu này có đặc điểm gì?
II. Làm bài tập :bài1 trong SGK. Làm bài tập 1,2,3,4 trong bài tâpợ địa lý 10
bài tập viết ra giấy để nộp: Các phép chiếu hình đồ cơ bản giống và khác nhau và khác nhau ở những điểm nào?
III. Chuẩn bị bài mới: Dựa vào SGK giáo khoa địa lí trang 9,10,11,12,13 trả lời câu hỏi sau
Các đối tượng địa lí trên các hình 2.2 ;2.3 ;2.4 ;2.5 được thể hiện bằng các phương pháp nào? Hãy nêu nội dung cụ thề của từng phương pháp?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Đức Chín
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)