Bài 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống

Chia sẻ bởi Lành Lan | Ngày 10/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ THẾ GIỚI SỐNG

BÀI 1. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC
CỦA THẾ GIỚI SỐNG

Các cấp tổ chức của thế giới sống
1. Dấu hiệu của một cấp độ tổ chức sống
Phân biệt sự khác nhau giữa
con gà và hòn đá ?
Ba dấu hiệu cơ bản
+ Hệ thống cấu trúc và chức phận tương đối độc lập
+ Hệ thống mở, tự điều chỉnh và tiến hoá
+ Hệ thống thể hiện các đặc trưng cơ bản của sự sống:
Trao đổi chất- năng lượng
Sinh trưởng- phát triển
Sinh sản
Cảm ứng - vận động...
2. Các cấp tổ chức của thế giới sống
PHÂN TỬ
BÀO QUAN
TẾ BÀO

CƠ THỂ
CƠ QUAN
QUẦN THỂ
QUẦN XÃ
SINH QUYỂN
Đó là tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặt chẽ :
PHÂN TỬ
BÀO QUAN
TẾ BÀO

CƠ QUAN
HỆ CƠ QUAN
CƠ THỂ
QUẦN THỂ
QUẦN XÃ
HỆ SINH THÁI
SINH QUYỂN
Giải thích các khái niệm: mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển.
PHÂN TỬ
BÀO QUAN
TẾ BÀO

CƠ THỂ
CƠ QUAN
QUẦN THỂ
QUẦN XÃ
SINH QUYỂN
- Học thuyết tế bào cho biết 2 điều gì?
+ Học thuyết tế bào được xây dựng vào thế kỉ thứ 19 ( 1838 -1839 ) bởi Schleiden và Schwann phát biểu rằng:
1. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều tế bào.
2. Các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.

Notes: Thực ra học thuyết tế bào có đến 5 điều nhưng SGK chỉ giới thiệu cho chúng ta 2 trong số đó .

PHÂN TỬ
BÀO QUAN
TẾ BÀO

CƠ QUAN
HỆ CƠ QUAN
CƠ THỂ
QUẦN THỂ
QUẦN XÃ
HỆ SINH THÁI
SINH QUYỂN
Trong số các cấp tổ chức ở bên cấp tổ chức nào là cơ bản trong thế giới sống?

Trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật
Vì sao tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật ?
Tế bào trùng cỏ Paramecium caudatum
Cơ thể Quần thể
Hệ sinh thái Quần xã
II - ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc


- Nội dung: Tổ chức sống cấp dưới là nền tảng của tổ
chức sống cấp trên.
- Đặc điểm : Cấp tổ chức trên có tính nổi trội so với
cấp tổ chức dưới
Mũi tên trong hình 1.2
chỉ ngược lại có được không?
tại sao?
Thế nào là nguyên tắc thứ bậc?
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
Sinh vật với môi trường
có mối quan hệ với nhau ntn?
Hệ thống mở là gì?
Hệ thống mở là:
Sinh vật ở mọi cấp độ tổ chức sống đều
Không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với
môi trường.

Là khả năng tự duy trì và ổn định về
thành phần và tính chất tạo nên thế cân bằng động trong
hệ thống sống để tồn tại và phát triển nhờ đó mà thích nghi
- Khả năng tự điều chỉnh:
3. Thế giới sống liên tục tiến hoá
-Kết luận :
Thế giới sống được tổ chức theo cấp bậc với các đặc tính nổi trội của mỗi cấp.
Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái là những cấp tổ chức cơ bản.
Trong số đó tế bào chính là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể mọi sinh vật.


Mô : là tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
Cơ quan : tập hợp của nhiều mô khác nhau.
- Hệ cơ quan : tập hợp của nhiều cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan.
Quần thể : nhóm các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 khu phân bố xác định.
- Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau cùng sống trong 1 vùng địa lý nhất định.
Hệ sinh thái: bao gồm nhiều quần xã và môi trường sống của chúng tạo nên 1 thể thống nhất
- Sinh quyển : tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất và sinh cảnh của chúng, là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của sự sống
TRẢ LỜI

- Đầu tiên tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể SV vì:
Tế bào được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và các bào quan.
Có 3 lý do làm cho tế bào trở thành đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật :
+ Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo bằng tế bào
+ Mọi hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào
+ Ở cấp tế bào đã thể hiện đầy đủ mọi chức năng của cơ thể sống

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lành Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)