Bài 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống

Chia sẻ bởi Trần Anh Tuấn | Ngày 10/05/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG
CẤP TẾ BÀO
Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống. Mọi có thể sống đều có cấu tạo tế bào.
1. Phân tử: Phân cử có trong tế bào là các chất vô cơ như các muối vô cơ, nước và các chất hữu cơ. Các chất hữu cơ đơn phân tập hợp tạo thành chất hữu cơ đa phân nhờ phản ứng trùng ngưng.
2. Các đại phân tử: chủ yếu là protein và axit nucleic là các chất đa phân có vai trò quyết định của sự sống tế bào nhưng chúng chỉ thực hiện chức năng của mình trong tổ chức tế bào. Các phân tử và đại phân tử sẽ tập hợp lại thành các bào quan tế bào.
3. Bào quan: Là cấu trúc gồm các đại phân tử và phức hợp trên phân tử có chức năng nhất định trong tế bào.
CẤP CƠ THỂ
Các tế bào có cùng chức năng tập hợp lại, cùng với phần gian bào hình thành các mô.
Các mô sẽ tập hợp hình thành nên các cơ quan thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể;
Nhiều các cơ quan có cùng chức năng trong một quá trình sinh lý của cơ thể sẽ hình thành một hệ cơ quan.
Nhiều hệ cơ quan sẽ hình thành cơ thể
BẢNG SO SÁNH
CƠ THỂ ĐA BÀO VÀ ĐƠN BÀO
CẤP QUẦN THỂ - LOÀI
Các cá thể của cùng một loài, sống chung với nhau trong một khoảng không gian xác định trong một thời điểm xác định tạo nên quần thể sinh vật.
Quần thể được xem là đơn vị tiến hoá và sinh sản của loài. Trong một quần thể chỉ tồn tại những cá thể cùng loài có khả năng giao phối sinh ra con lai bình thường, hữu thụ.
CẤP QUẦN XÃ
Nhiều các quẩn thể sinh vật của các loài khác nhau sống trong cùng một vùng địa lý nhất định gọi là quần xã sinh vật.
Trong quần xã, các tổ chức có mối quan hệ tương tác giữa các cá thể (có thể cùng loài, có thể khác loài).
Trong quần xã thì các sinh vật giữ được mối cân bằng để cùng tồn tại.
CẤP HỆ SINH THÁI
Sinh vật và môi trường sống tạo nên một thể thống nhất được gọi là hệ sinh thái.
Các sinh vật không chỉ tương tác với nhau mà còn tương tác với môi trường. Các môi tương tác này đều là hai chiều, ảnh hưởng lẫn nhau và kéo theo nhau.
SINH QUYỂN
Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trong khí quyển, thủy quyển, địa quyển tạo nên sinh quyển của Trái Đất, là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống, gọi là sinh quyển
CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CƠ THỂ SỐNG
Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
Hệ thống mở và tự điểu chỉnh
Thế giới sống liên tục tiến hoá
TỔ CHỨC THEO NGUYÊN TẮC THỨ BẬC
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. Bậc dưới là nền tảng xây dựng của bậc trên;
Mỗi bậc đều có đặc tỉnh nổi trội riêng, đặc tính nổi trội của bậc trên không thể có của bậc dưới. Đây cũng là nguyên tắc để sắp xếp thứ bậc.
Các đặc điểm cơ bản của sự sống là: trao đổi chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng
Bị chi phối bởi các yếu tố vật lý, hoá học và luôn tiến hoá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)