Bài 1

Chia sẻ bởi Hứa Thu Thương | Ngày 18/03/2024 | 16

Chia sẻ tài liệu: bài 1 thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

Bài giảng TN - XH
Phần Địa lí
Phần 1: Trái Đất và các hợp phần của nó
Bài 1: Trái đất - Hành tinh trong
hệ Mặt Trời.
1. Trái Đất là một hành tinh trong hệ thống Mặt Trời và Vũ Trụ.
1.1. Hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ.
? Vũ trụ có phải vĩnh cửu không?
- Vũ Trụ không phải tồn tại vĩnh cửu, nó có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong (theo thuyết Big Bang thì nó được hình thành cách đây khoảng 15 tỷ năm từ một nguyên tử nguyên thủy).
Trong Vũ Trụ có vô vàn những khối vật chất có hình dạng và kích thước khác nhau gọi là thiên thể. Các thiên thể này tập hợp lại thành một hệ thống có quan hệ với nhau bằng những lực hấp dẫn. Mỗi hệ thống lại là bộ phận của hệ thống lớn hơn.
- Hệ Mặt Trời là một hệ thống và nó lại là bộ phận của hệ thống bao gồm vô vàn các vì sao và các hệ thống khác tương tự như hệ Mặt Trời gọi là Thiên Hà (còn gọi là Ngân Hà). Trong Vũ Trụ ngày nay người ta đã xác định được vô số thiên hà.
Như vậy Trái Đất chỉ là một phần tử hết sức nhỏ bé trong Vũ Trụ, tuy nhiên điều đáng quí của nó là có sự sống.
1.2. Các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời
? Theo anh (chị) trong hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh?
Quay xung quanh Mặt Trời là 8 hành tinh với các vệ tinh của chúng, các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch và đám mây bụi khí.
? Năm 2006, hành tinh nào đã bị loại khỏi hệ Mặt Trời?
- Đường kính của hệ Mặt Trời (nếu chỉ tính đến quĩ đạo của Hải Vương tinh) vào khoảng 11 tỷ km, nếu tính đến quĩ đạo của các sao chổi thì nó lớn hơn hàng ngàn lần.
- Ngay từ thời Cổ đại, bằng mắt thường con người đã quan sát được các hành tinh ở gần Mặt Trời là Sao Thủy, sao Kim, Hỏa, Mộc và Thổ. Ba hành tinh còn lại là Thiên Vương, Hải Vương và Diêm Vương chỉ mới được phát hiện sau này nhờ có kính thiên văn, Thiên Vương năm 1781, Hải Vương năm 1846, Diêm Vương năm 1930). Tuy nhiên đến tháng 8 năm 2006, Hội Thiên văn quốc tế họp ở Praha (Cộng hoà Séc) đã thống nhất loại Diêm vương tinh ra khỏi hệ Mặt Trời.
- Tất cả các hành tinh đều quay xung quanh Mặt Trời theo các quĩ đạo hình elíp gần tròn, có hướng ngược với chiều quay của kim đồng hồ (nhìn từ cực bắc xuống).
- Trừ 2 sao Thủy và Kim, mỗi hành tinh lại có một số vệ tinh (hiện nay đã biết 66 vệ tinh nhưng có thể số đó còn lớn hơn).
Số vệ tinh của các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Ngoài sự chuyển động quanh Mặt Trời, các hành tinh và vệ tinh của chúng đều tự quay quanh trục và có hướng ngược chiều kim đồng hồ (trừ vệ tinh của sao Thổ và Thiên vương).
? Mỗi hành tinh trong hệ Mặt Trời có mấy chuyển động?
Mặt Trời là thiên thể duy nhất trong hệ Mặt Trời có bức xạ ánh sáng và nhiệt. Nó có khối lượng lớn nhất so với các thiên thể khác trong hệ.
- Ngoài các hành tinh lớn, giữa quĩ đạo của sao Hỏa và sao Mộc còn có một vòng dày đặc các hành tinh nhỏ cũng chuyển động xung quanh Mặt Trời gọi là tiểu hành tinh. Có tới hàng ngàn thậm chí hàng vạn tiểu hành tinh với kích thước đường kính từ vài km tới vài ngàn km. Hiện nay số tiểu hành tinh được các nhà thiên văn học nghiên cứu và đánh số đã lên tới gần 3000.
- Ngoài các hành tinh, vệ tinh và tiểu hành tinh nói trên, trong hệ Mặt Trời còn có hàng ngàn Sao Chổi và các khối bụi thiên thạch.
+ Cũng giống như các hành tinh, Sao Chổi là những thiên thể nhỏ quay xung quanh Mặt Trời nhưng có quĩ đạo hình elip rất dẹt và kéo dài. Vòng quay quanh Mặt Trời của các Sao Chổi rất khác nhau: từ một vài năm đến hàng chục năm (sao chổi Halây là 76 năm). Hiện nay người ta đã quan sát, nghiên cứu được khoảng 1800 sao chổi và tính được quĩ đạo của 700 ngôi.
+ Thiên thạch (hay bụi vũ trụ) là những khối vật chất nhỏ chuyển động trong không gian vũ trụ. Mỗi khi thiên thạch rơi vào lớp khí quyển của Trái Đất, nó phát sáng tỏa nhiệt và bốc hơi tạo nên hiện tượng sao sa hay sao đổi ngôi mà chúng ta thường thấy. Những thiên thạch có kích thước lớn khi rơi vào khí quyển tạo thành những quả cầu lửa xuống Trái Đất dễ gây thảm họa cho Trái Đất.
1.3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

Trái Đất là hành tinh thứ 3 ở gần Mặt Trời, khoảng cách trung bình từ Trái Đất tới Mặt Trời là 150 triệu km. Khoảng cách này được coi là một đơn vị thiên văn.

Với khoảng cách đó, Trái Đất đã nhận được từ Mặt Trời một lượng bức xạ tối ưu tạo điều kiện cho sự sống tồn tại và phát triển. So với các hành tinh khác, nó không nóng quá mà cũng không lạnh quá. Cho đến nay người ta vẫn cho rằng trong hệ Mặt Trời Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.
2. Hình dạng Trái Đất.
Trái Đất có hình gì? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản ấy mà phải mất bao nhiêu thời gian, qua bao nhiêu kết quả nghiên cứu mới có lời giải đáp.
2.1. Quan niệm về hình dạng cầu của Trái Đất.

Trái Đất có dạng hình cầu (được mô hình hóa bằng quả địa cầu). Đối với chúng ta ngày nay quan niệm về hình dạng cầu của Trái Đất không phải là một điều gì khó hiểu. Những ảnh chụp từ vệ tinh nhân tạo và các con tàu vũ trụ đã cung cấp những chứng cứ đầy đủ về hình dạng cầu của Trái Đất.
Thế nhưng trước kia khi khoa học còn kém phát triển, người ta vẫn không thật tin là Trái Đất có dạng hình cầu, phải mãi đến thế kỉ 17 từ sau chuyến đi biển vòng quanh thế giới của Magenlăng (1619 - 1621) người ta mới thật tin Trái Đất có dạng hình cầu
- Vậy dạng hình cầu của Trái Đất được phát hiện ra từ bao giờ?
Từ thế kỉ 9 TrCN đã có đã có những lập luận theo lôgic học cho rằng Trái Đất có dạng hình cầu. Tuy nhiên người đầu tiên đưa ra được chứng cứ khoa học về dạng hình cầu của Trái Đất là Aristốt (thế kỷ 4 TrCN) khi ông quan sát hiện tượng nguyệt thực.
- Sau này các nhà khoa học còn chứng minh được rằng hình dạng của Trái Đất không phải là một khối cầu hoàn hảo mà là một khối elípoid dẹt ở 2 cực và hơi dẹt ở xích đạo.
- Các số liệu về kích thước Trái Đất được các nhà khoa học Liên xô đưa ra vào năm 1942 như sau:
+ Bán kính xích đạo hay bán trục lớn a = 6378,16 km.
+ Bán kính cực hay bán trục nhỏ b = 6356,777 km.
+ Độ dẹt ở cực = 1/298 lần bán kính = 21,36 km.
+ Độ dẹt ở xích đạo = 1/30.000 bán kính = 213 m.
+ Chiều dài vòng kinh tuyến = 40.008,5 km.
+ Chiều dài xích đạo = 40.075,7 km.
+ S bề mặt Trái Đất = 510,2 .106km�.
+ Thể tích Trái Đất = 1083 .1012 km3
2.2. ý nghĩa của hình dạng cầu của Trái Đất.

? Theo anh chị hình dạng cầu của Trái Đất có ý nghĩa gì về mặt địa lí?
Hình dạng cầu của Trái Đất có nhiều ý nghĩa về mặt địa lí.
- Dạng cầu cùng với vận động tự quay quanh trục khiến nhịp điệu ngày đêm diễn ra liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất từ đó chế độ nhiệt trong lớp vỏ địa lí được điều hòa.
- Dạng hình cầu khiến cho tia sáng song song của Mặt Trời tới Trái Đất ở các vĩ độ khác nhau thì tạo thành những góc nhập xạ khác nhau, do đó chế độ nhiệt khác nhau. Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về 2 cực là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các vòng đai khí hậu và tính địa đới của các yếu tố địa lí
- Dạng hình cầu của Trái Đất đối xứng qua mặt phẳng xích đạo đã hình thành 2 nửa cầu bắc và nam. Những hiện tượng địa lí xảy ra ở 2 nửa cầu ấy nhiều khi trái ngược nhau. Thí dụ: ở BBC là mùa hè thì NBC là mùa đông; ở BBC càng đi về phía bắc càng lạnh thì NBC càng đi về phía bắc càng nóng,.
Sao chổi
Thiên thạch
P
Trái Đất nhìn từ Vũ Trụ
2.3. Hình dạng geoid của Trái Đất.
Khoa học càng ngày càng phát triển, những số liệu trắc đạc ngày càng có nhiều ở khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất và đặc biệt là các số liệu từ các vệ tinh cung cấp đã cho thấy hình dạng Trái Đất rất đặc biệt, nó không giống bất cứ hình dạng toán học nào. Đó là hình dạng "Trái Đất " hay hình geoid (khối tựa cầu).

Hình dạng geoid của Trái Đất cũng không phải là một hình được xác định một cách trung thực theo những chỗ lồi lõm của địa hình bề mặt Trái Đất mà là theo một bề mặt lí thuyết (bề mặt luôn vuông góc với hướng trọng lực), nó không trùng với bề mặt khối cầu, cũng không trùng với bề mặt khối elipsoid 3 trục.
- Theo các số liệu thu lượm được gần đây, bề mặt khối geoid tuy không trùng với khối elipsoid nhưng cũng không khác biệt với nó bao nhiêu: ở xích đạo, 2 bề mặt này trùng nhau; ở 35�B khối geoid thấp hơn bề mặt elipsoid nhưng ở 35�N nó lại cao hơn 20 m; ở cực B nó cao hơn 20 m nhưng ở cực N lại thấp hơn 20 m. Người ta cho rằng hình dạng Trái Đất hiện nay hơi giống hình quả lê hoặc hình trái tim.
- Hình dạng hiện tại của Trái Đất chỉ là kết quả của một giai đoạn phát triển trong lịch sử, theo thời gian, sự phân bố lại vật chất trong lòng Trái Đất vẫn đang tiếp tục, hình dạng Trái Đất sẽ còn thay đổi.
3. Vận động của Trái Đất và các hệ quả.
3.1. Vận động tự quay quanh trục.
- Người đầu tiên đưa ra ý kiến này là Côpecnic (nhà thiên văn học Ba Lan) vào thế kỉ 16. Nhưng ý kiến của ông bị nhà thờ phản bác và lên án. Mãi đến năm 1851, sau khi nhà vật lí học người Pháp là Phu côn đã dùng con lắc để chứng minh hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất thì chân lí này mới được mọi người thừa nhận
+ Vận tốc tự quay quanh trục của Trái Đất khá lớn nhưng không như nhau ở các vĩ độ khác nhau trên bề mặt Trái Đất. ở xích đạo, vận tốc lớn nhất = 464 m/s; càng xa xích đạo vận tốc càng giảm dần, ở 2 cực vận tốc đó bằng 0.
+ Hướng tự quay quanh trục từ tây sang đông, ngược chiều quay của kim đồng hồ. Thời gian Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của nó là 01 ngày đêm = 23 giờ 56 phút 4 giây (làm tròn là 24 giờ).
- Hệ quả:
+ Vận động tự quay quanh trục tạo nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm. Nhịp điệu ngày đêm là một trong những hiện tượng có tính nhịp điệu trong lớp vỏ cảnh quan. Hiện tượng nhịp điệu là một đặc điểm không tách rời được với các vòng tuần hoàn và các quá trình địa lí xảy ra trong lớp vỏ địa lí. Đó là một qui luật địa lí chung của Trái Đất.
+ Vận động tự quay quanh trục còn gây nên hiện tượng lệch hướng chuyển động do lực Côriolit.
Khi Trái Đất tự quay quanh trục, các điểm trên bề mặt Trái Đất ở các vĩ độ khác nhau có vận tốc không đều nên tất cả mọi vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất theo hướng kinh tuyến (từ XĐ về 2 cực hoặc ngược lại) đều có sự lệch hướng: ở BBC lệch về bên phải hướng chuyển động, ở NBC lệch về bên trái.
Lực làm lệch hướng chuyển động về bên phải hay bên trái hướng chuyển động của vật đó gọi là lực Côriolit (do nhà toán học người Pháp Côriolit đưa ra vào năm 1835).
Tất cả các khối chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều chịu tác dụng của lực Côriolit như nước của các dòng biển, dòng sông lớn, khối không khí (rõ nhất), vật chất trong nội bộ Trái Đất, cả các đường đạn bay trên mặt đất.
+ Giờ địa phương
Trái Đất vận động tự quay quanh trục theo hướng từ T - Đ, nên ngày bắt đầu từ Đ - T. Thời gian vận động một vòng quanh trục hết 24h, mỗi giờ đi được 150KT, người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi chênh lệch so với múi bên cạnh là 1h. Giờ Mặt Trời lên thiên đỉnh ở các múi không giống nhau, đó là giờ địa phương. Thí dụ: ở Luân Đôn (KT 00) là 12h thì ở Hà Nội (KT 1050Đ là 19h.
3.2. Vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Mô tả:
+ Trái Đất vận động quanh Mặt Trời theo một quĩ đạo hình elip gần tròn cùng hướng với hướng tự quay quanh trục của nó từ tây sang đông. Vận tốc trung bình của Trái Đất trên quĩ đạo là 29,76 km/s.
+ Trong khi vận động, trục Trái Đất luôn luôn hướng về một phía và nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo một góc bằng 66� 33�.
+ Thời gian Trái Đất vận động một vòng trên quĩ đạo bằng 365 ngày 5 giờ 46 phút 48 giây. Thời gian đó gọi là năm thiên văn, là cơ sở để làm ra lịch (dương lịch) mà chúng ta dùng hiện nay
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
22/6
23/9
22/12
21/3
- Hệ quả:
Vận động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất
khi trục Trái Đất luôn không đổi (chuyển động tịnh tiến) nên trong năm có chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến. Từ đó làm cho tia sáng Mặt Trời chỉ chiếu thẳng góc với mặt đất:
+ ở xích đạo vào đúng 2 ngày xuân phân (21/3) và thu phân (23/9).
+ ở giữa các vĩ tuyến 0 - 23�27� B từ sau ngày xuân phân đến trước ngày thu phân.
+ ở giữa các vĩ tuyến 0 - 23�27� N từ sau ngày thu phân đến trước ngày xuân phân.
Tất cả các hiện tượng trên đã dẫn đến sự thay đổi chế độ nhiệt trên Trái Đất trong năm, sinh ra hiện tượng các mùa. Nhịp điệu mùa cũng là qui luật địa lí phổ biến của Trái Đất, nó có tác động rất lớn đến cảnh quan thiên nhiên, đến sinh hoạt và chế độ sản xuất nông nghiệp của các vùng khác nhau trên Trái Đất
ở các nước ôn đới, sự phân chia khí hậu ra thành 4 mùa rất rõ rệt, theo dương lịch thời gian các mùa ở nửa cầu bắc như sau:
* Mùa xuân từ 21/3 đến 22/6: ngày dài dần, trời mát mẻ.
* Mùa hạ từ 22/6 đến 23/ 9: ngày dài, nhiệt độ cao, nóng nực.
* Mùa thu từ 23/9 đến 22/12: trời mát, se lạnh, ngày ngắn dần.
* Mùa đông từ 22/12 đến 21/3: rất lạnh, ngày còn ngắn.
Trong vòng nội chí tuyến sự phân chia các mùa không rõ như trong khu vực ôn đới, quanh năm lúc nào nhiệt độ cũng cao, do đó nếu áp dụng việc phân chia mùa theo dương lịch như ở khu vực ôn đới thì về mặt khí hậu sẽ không chính xác.
4. Mặt Trăng - vệ tinh của Trái Đất.

4.1. Mặt Trăng là vệ tinh duy nhất của Trái Đất.
- Mặt trăng ở cách xa Trái Đất khoảng 384.000 km. Nó có khối lượng bằng 1/81 lần và lực hút chỉ bằng 1/6 lần so với Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và cả hệ Trái Đất - Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời.
Mặt Trăng và Trái Đất là những thiên thể nguội (không phát sáng) được Mặt Trời rọi sáng. Tùy theo vị trí tương đối giữa Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất mà ta thấy phần Mặt Trăng được rọi sáng với mức độ khác nhau.
- Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo chiều từ tây sang đông nên ta thấy Mặt Trăng từ từ di chuyển trên nền trời sao cũng theo chiều ấy với chu kì bằng một tháng sao bằng 29,53 ngày (gọi là tuần trăng = một tháng theo âm dương lịch).
- Sự chuyển động của Mặt Trăng dẫn đến sự thay đổi vị trí tương đối giữa Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng và từ đó dạng của phần sáng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được cũng thay đổi với chu kì xác định (các pha của tuần trăng).
Bảng 2: Dạng trăng thấy được theo tháng âm dương lịch
4.2. Hệ quả của sự vận động của hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng.
- Hiện tượng sóng triều trên Trái Đất.
Trái Đất chịu lực hấp dẫn của Mặt Trăng nhưng khi di chuyển quay quanh tâm chung của hệ thống Mặt Trăng - Trái Đất nó cũng sinh ra một lực li tâm đối kháng với sức hút của Mặt Trăng. ở tâm Trái Đất, 2 lực đó cân bằng nhau, nhưng ở phía hướng về Mặt Trăng thì lực hút của Mặt Trăng mạnh hơn, còn ở phía đối diện thì lực li tâm lại mạnh hơn.
Kết quả là vật chất trên Trái Đất có xu hướng nhô lên ở 2 phía: phía hướng về Mặt Trăng và phía đối diện với Mặt Trăng. Hiện tượng đó gọi là sóng triều (thủy triều, thạch triều, khí triều). Do sự chuyển động của Trái Đất quanh trục nên về nguyên tắc trong một ngày ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất thủy triều trong các biển và đại dương cũng có 2 lần lên xuống (một lần ở phía hướng về Mặt Trăng và một lần ở phía đối diện).
- Chuyển động của hệ thống Mặt Trăng - Trái Đất quanh Mặt Trời còn gây nên hiện tượng nhật thực - nguyệt thực.
5. Mặt Trời.
5.1. Các số liệu về Mặt Trời.
- Mặt Trời là một quả cầu khí nóng bỏng khổng lồ, đường kính của cầu sáng (quang cầu) D = 1.329.000 km; thể tích của nó V = 1,41 . 1013 km3.
Khối lượng M = 1,99.1030 kg, bằng 99,866% khối lượng của toàn hệ; khối lượng riêng trung bình ? = 1,41 kg/dm3 gia tốc trọng trường g = 274 m/s�.
Mặt Trời tự quay quanh trục, chu kì quay của vật chất ở vùng xích đạo bằng 25 ngày, ở gần cực là 30 ngày.
- Mặt Trời luôn luôn phát sáng, nhiệt độ của quang cầu là 6000�C, còn ở trong lòng Mặt Trời tới hàng chục triệu độ. Theo các nhà khoa học thì nguồn nhiệt mà Mặt Trời có được là do các phản ứng hạt nhân giải phóng năng lượng liên tục xảy ra trong lòng Mặt Trời. Nhờ có nguồn nhiệt đó mà Trái Đất của chúng ta được sưởi ấm và sự sống tồn tại được.
6. Cấu tạo của Trái Đất
Bài 2: Các lớp vỏ ngoài của Trái Đất.
I. Thạch quyển.
1. Cấu trúc của thạch quyển. (xem GDMT)
Thạch quyển, lớp vỏ Trái Đất là lớp vỏ rắn bên ngoài của hành tinh chúng ta. Thạch quyển chiếm 15% V và 1,0% trọng lượng toàn bộ Trái Đất.
- Nằm ở độ sâu từ 5 - 80 km, độ sâu trung bình là 60 km. Đá trong quyển cấu tạo chủ yếu bằng 3 thứ: đá mac ma, đá trầm tích, đá biến chất.
- Tỷ trọng vật chất từ 2,7 - 3g/cm�.
- Về thành phần hóa học, thạch quyển có mặt hầu hết các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn của Menđêleep trong đó có 8 nguyên tố quan trọng sau đây(tính
- Về thành phần hóa học, thạch quyển có mặt hầu hết các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn của Menđêleep trong đó có 8 nguyên tố quan trọng sau đây (tính theo %):

O2 = 46,2 Al = 8,7 Ca = 3,6 Na = 2,6
Si = 27,3 Fe = 5,1 k = 2,6 Mg = 2,1

Trừ O2, 7 nguyên tố còn lại là 7 nguyên tố tạo đá quan trọng trong đó nhiều nhất là Si và Al.
- Đá trong quyển phân thành từng lớp:
+ Lớp trầm tích có chiều dày từ 10 - 15 km, chủ yếu được hình thành dưới biển.
+ Lớp granít nằm dưới lớp trầm tích, có độ dày không cố định và phân bố hạn chế. ở đồng bằng, granít dày khoảng 10 km; ở những vùng núi trẻ như Anpơ, Pamia, độ dày đạt tới 50 km; ở đáy TBD không có granít, còn ở các đại dương khác thì rất mỏng. Lớp granít có cấu tạo chủ yếu là macma xâm nhập.
+ Lớp bazan có độ dày không cố định, ở miền đồng bằng hay ở những nơi địa hình bằng phẳng lớp bazan dày tới 30 km; ở vùng núi, độ dày đạt từ 10 - 15 km. Bazan phân bố ở khắp mọi nơi. Lớp bazan cấu tạo chủ yếu bằng đá bazan.
- Lớp vỏ Trái Đất tuy là một lớp liên tục nhưng do sự khác biệt về cấu tạo địa chất, về độ dày .nên lại phân ra thành lớp vỏ đại dương và lớp vỏ lục địa.
+ Lớp vỏ lục địa là bộ phận vỏ Trái Đất có độ dày từ 35 - 40 km, ở vùng núi cao tới 70 - 80 km, cấu tạo gồm 3 lớp: trầm tích lục địa, granít, bazan.
+ Lớp vỏ đại dương mỏng hơn, độ dày từ 5 - 10 km. Lớp vỏ này thường có một lớp trầm tích biển mỏng, dày trung bình 300m, sau đó là đến ngay lớp bazan, lớp granít ít khi có; dưới cùng là lớp đại dương có thành phần chủ yếu là serpetin - công thức Mg6(OH)8[Si4O10] (tiếng latin là cứng rắn)
Các bộ phận của lớp vỏ Trái Đất
Trầm tích
Tầng bazan
Tầng trên của quyển Man ti
Tầng granít
Bộ phận lớp vỏ đại dương
Bộ phận lớp vỏ lục địa
Hãy nhận xét về các bộ phận của lớp vỏ Trái Đất?
Lớp đại dương
Cấu trúc của thạch quyển
2. Sự phát triển của thạch quyển. (xem GDMT)

Tất cả các bộ phận của vỏ Trái Đất như miền núi, đồng bằng, đại dương,. luôn có sự biến đổi. Sự biến đổi đó do những nguyên nhân nội lực (lực bên trong Trái Đất), và ngoại lực (lực ở bên ngoài Trái Đất sinh ra như năng lượng Mặt Trời, gió, mưa,.).
- Các tác dụng địa chất nội lực: do những lực bên trong lòng Trái Đất gây nên.
Sự phân hủy các chất phóng xạ trong lòng Trái Đất, sự di chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực (nhẹ đi lên, nặng đi xuống,.). Các quá trình này đã tác động lên thạch quyển, làm thay đổi vị trí các lớp đá của vỏ Trái Đất dẫn đến việc phá hủy các dạng địa hình cũ, hình thành các dạng địa hình mới.
Các tác dụng nội lực làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất gồm:
+ Động đất: là sự giải phóng đột ngột năng lượng tích tụ ở những lớp đất sâu, tạo ra những sóng đàn hồi, lan truyền ở bên trong và trên mặt đất. Động đất có thể làm nứt rạn bề mặt Trái đất ở những nơi có chấn động, có thể không, nhưng những chấn động đó thường gây ra những thiệt hại về người và của. Có thể coi động đất là một loại thiên tai đối với con người.
Động đất
+ Núi lửa: là lối thoát của vỏ Trái Đất có dạng hình tròn hoặc khe nứt, từ đó cách từng thời gian lại có các sản phẩm của núi lửa như lava, bom, tro, cát, bụi, khí núi lửa được phun ra ngoài.
Các sản phẩm của núi lửa có thể tạo nên những chóp nón núi lửa, có thể san bằng địa hình, lấp đầy các thung lũng, tạo thành các cao nguyên bazan. Miệng núi lửa lớn sau khi phun được nước lấp đầy tạo thành những hồ, thí dụ: hồ Plâycu ở Tây nguyên.
+ Đứt gẫy: là hiện tượng sụt lún hoặc tách giãn vỏ Trái Đất tạo thành những địa hào lớn hoặc những khe nứt ở bề mặt Trái Đất, làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất. Thí dụ: Hồng hải, thung lũng sông Hồng, sông Chảy ở Việt Nam,.
+ Uốn nếp: là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất bị uốn cong (vồng lên hoặc lõm xuống) do nội lực. Các nếp uốn tạo thành núi (nếp vồng) hoặc thung lũng (nếp võng).
Đứt gẫy
Núi - thung lũng
- Các tác dụng ngoại lực: Trên bề mặt thạch quyển các tác dụng của năng lượng Mặt Trời như phong hóa, bóc mòn, bồi tụ đã phá hủy địa hình ở nơi này, bồi tụ ở nơi khác. Kết quả tạo nên các dạng địa hình mới.
Nói chung tác dụng nội lực và ngoại lực trên bề mặt Trái Đất tuy có những biểu hiện đối nghịch nhau (quá trình nội lực nặng về kiến tạo, ngoại lực nặng về phá hủy địa hình) nhưng chúng xảy ra đồng thời, rất thống nhất với nhau và luôn luôn hỗ trợ nhau để tạo ra bộ mặt của lớp vỏ Trái Đất hiện nay.
3. Địa hình bề mặt Trái Đất.

Trên bề mặt Trái Đất, đất nổi chiếm 29,1% còn đại dương chiếm 70,9%. Địa hình trên lục địa vốn rất đa dạng nhưng địa hình dưới đáy đại dương cũng không thua kém.

3.1. Địa hình lục địa.

3.1.1. Miền núi
a. Khái niệm
Miền núi là những phần của vỏ Trái Đất nhô cao hơn so với mực biển hay mực của các đồng bằng lân cận.
- Đặc điểm nổi bật của miền núi là có mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu rất lớn. Điểm này cho phép phân biệt miền núi với cao nguyên.
- Ngoài những đỉnh nhọn và thung lũng hẹp, trong miền núi còn có cả những đồng bằng giữa núi.
b. Phân loại:
- Theo thời gian hình thành người ta chia miền núi thành núi già và núi trẻ. Núi già có đặc điểm diện mạo là đỉnh bằng, sườn thoải, thung lũng rộng; núi trẻ có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp.
- Theo độ cao người ta chia ra các núi cao, núi trung bình và núi thấp.
+ Núi cao: có độ cao tuyệt đối > 2500 m
+ Núi trung bình: có độ cao tuyệt đối từ >1000 m - 2500 m
+ Núi thấp: có độ cao tuyệt đối từ > 500 m - 1000 m.
Tuy nhiên không có một độ cao tuyệt đối chung cho các loại núi cao, trung bình và thấp được tất cả mọi tác giả thừa nhận vì ở mỗi đới khí hậu khác nhau các tầng địa hình miền núi cũng rất khác nhau.
Trong miền núi còn có các dạng địa hình sau đây:
- Đồi: là dạng địa hình dương có đỉnh tròn, sườn thoải và có độ cao tuyệt đối dưới 500 m. Vùng địa hình này còn gọi là trung du. (Bắc giang, Thái Nguyên, Phú Thọ,.)
- Cao nguyên (còn gọi là đồng bằng cao) là dạng địa hình lượn sóng hoặc khá bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối >500m (Tây nguyên). Độ cao tương đối trên các cao nguyên phổ biến là từ 30 - 100m. Nếu độ cao tuyệt đối > 500m mà độ cao tương đối > 100m thì gọi là địa hình sơn nguyên.
- Bồn địa: là dạng địa hình khá bằng phẳng nằm ở trong vùng núi, được bao bọc xung quanh bởi núi. Nếu bồn địa có diện tích lớn thì gọi là đồng bằng giữa núi.
a) Khái niệm:
- Miền đồng bằng là những khu vực rộng lớn của lục địa bao gồm trong đó nhiều đồng bằng - là những khoảng rộng bằng phẳng có nguồn gốc phát sinh và cấu tạo địa chất khác nhau.
- Trong miền đồng bằng cũng có thể có núi nhưng các núi chỉ chiếm một diện tích không đáng kể.
- Miền đồng bằng có thể có những dao động nhất định về mặt độ cao. Nếu độ chênh giữa mặt đồng bằng với đáy thung lũng không quá 10 m là đồng bằng chia cắt yếu, từ 10 - 25 m là đồng bằng chia cắt mạnh, từ 25 - 200 m là chia cắt rất mạnh.
Các miền đồng bằng có thể có độ cao tuyệt đối rất khác nhau: dưới 200 m là đồng bằng thấp, trên đó là cao nguyên.
b. Phân loại:
Hệ thống phân loại đồng bằng có liên hệ rất chặt chẽ với hệ thống phân loại miền nền vì đa số miền đồng bằng phù hợp với các miền nền. Theo tuổi của miền nền người ta chia ra đồng bằng nền mới và đồng bằng nền cổ.
- Đồng bằng nền mới chỉ chiếm khoảng 18% diện tích các đồng bằng. Điển hình là đồng bằng Tây Âu, Patagôni, Tây Xibia. Đặc điểm nổi bật của đồng bằng nền mới là tính tương phản cao của địa hình: bên cạnh những khối núi sót, những đồng bằng bóc mòn lại thấy những đồng bằng bồi tụ.
- Đồng bằng nền cổ khác với đồng bằng nền mới ở chỗ địa hình của chúng rất đơn điệu trên toàn bộ diện tích. Do đó, mỗi đồng bằng hình thành trên miền nền cổ chỉ có những dao động không đáng kể về độ cao.
Dựa vào độ cao trung bình, đồng bằng nền cổ được chia thành đồng bằng nền cổ cao và đồng bằng nền cổ thấp. Điển hình cho đồng bằng nền cổ cao là đồng bằng Đông Xia Bia, Châu Phi, Braxin; điển hình cho đồng bằng nền cổ thấp là đồng bằng Nga, Bắc Mĩ.
- Những đồng bằng như châu thổ Sông Hồng, châu thổ Sông Cửu Long là đồng bằng bồi tụ cửa sông.
3.2. Địa hình dưới đáy đại dương.
Những yếu tố cơ bản của địa hình dưới đáy đại dương gồm:
3.2.1. Rìa lục địa ngập nước
Rộng khoảng 73,6 triệu km�, chiếm 20,6% toàn bộ đáy đại dương. Rìa LĐ ngập nước được chia thành các bộ phận:
- Thềm lục địa: là phần tiếp tục của LĐ dưới mực nước biển tới độ sâu 200m (cá biệt có nơi đến 500m, còn trung bình là 132m). Thềm LĐ chiếm 7,5%S đáy đại dương (khoảng 18%S LĐ).

Độ dốc của thềm LĐ từ 1 - 5� và hơi nghiêng về phía biển. Thềm LĐ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích hữu cơ và rất gần gũi với con người. Đây là một kho tài nguyên quý giá.
- Sườn lục địa: là tiếp tục của địa hình thềm LĐ với lớp vỏ LĐ mỏng hơn, độ dốc lớn hơn, có thể từ 7 - 15� ở phần trên, còn ở phần dưới thường thoải. Có khi sườn LĐ có dạng bậc và có những bậc rộng như những cao nguyên.
Thềm lục địa
Sườn lục địa
Các bộ phận của rìa lục địa ngập nước
Chân lục địa
- Chân lục địa: tạo thành một dải dài hàng ngàn km quanh sườn lục địa, nó được hình thành do quá trình trầm tích vật liệu. Tầng trầm tích dày từ 3 - 4,5 km. Dạng địa hình chung của chân lục địa là một đồng bằng hơi nghiêng, hơi võng, lượn sóng nhẹ, cấu tạo bằng cách nối liền những nón phóng vật của các dòng bùn và các khối đất trượt. Đôi nơi chân lục địa cũng có dạng những đồi nhỏ.
3.2.2. Đới chuyển tiếp của đáy đại dương.
Có diện tích khoảng 32 triệu km2 bằng khoảng 9% diện tích đáy đại dương. Đới này có đặc điểm nổi bật sau đây:
- Trong đới vừa có kiểu vỏ đại dương, vừa có kiểu vỏ lục địa.
- Địa hình rất tương phản: có những núi cao bên cạnh những vực rất sâu.
- Vỏ quả đất bất ổn định.
Như vậy chứng tỏ khu vực này đang ở vào giai đoạn đầu của máng địa cầu.
- Trong trường hợp điển hình, đới chuyển tiếp bao gồm 3 bộ phận sau:
+ Biển ven rìa.
+ Vòng cung đảo.
+ Máng nước sâu.
Trong một số trường hợp có thể không có biển ven rìa, còn vòng cung đảo thì được thay thế bằng các dãy núi trẻ rìa lục địa.
3.2.3. Những mạch núi giữa đại dương.
Đó là một hệ thống núi khổng lồ kéo dài hơn 80 nghìn km, rộng từ 300 - 1000 km, phân bố trên khắp các đại dương. Trên lục địa không có dãy núi nào tương tự như vậy về chiều dài và cấu tạo.
- Được nghiên cứu kĩ hơn là mạch núi giữa Đại Tây dương. Giữa mạch núi có những địa hào, địa hào sâu nhất ở giữa tới 5 km. Dọc các địa hào này, hoạt động núi lửa và động đất xảy ra mạnh. Hai bên cánh của dãy núi có những đứt gẫy thành bậc.
- Người ta cho rằng mạch núi giữa đại dương có tuổi tương đối trẻ: khoảng 10 triệu năm.
3.2.4. Lòng đại dương thế giới
Là bộ phận rộng lớn nhất của đáy đại dương, nằm giữa các mạch núi giữa đại dương và đới chuyển tiếp, có diện tích hơn 200 triệu km2 chiếm 60% diện tích đáy đại dương và bằng 40% diện tích bề mặt Trái đất, sâu trung bình 3 - 4 km.
Địa hình rất đa dạng: gần 50% diện tích là đồng bằng biển thẳm, còn lại là những miền đất cao, những khối nâng dạng tảng tạo thành các mạch núi hay cao nguyên, các núi lửa.
3.3. So sánh địa hình đáy đại dương và địa hình lục địa.
- Giống nhau: Đều có núi và đồng bằng.
- Khác nhau:
+ Núi trên lục địa phần lớn có nguồn gốc uốn nếp, hay đứt gẫy, còn ở dưới đại dương là núi lửa.
+ Đa số các đồng bằng trên lục địa có nguồn gốc bóc mòn, còn ở dưới đại dương có nguồn gốc bồi tụ.
+ Tính phân đới theo chiều ngang biểu hiện rõ rệt ở địa hình lục địa, còn đối với địa hình ở đáy đại dương thì chỉ biểu hiện chủ yếu trong phạm vi thềm lục địa.
+ Tính phân tầng theo chiều cao của địa hình đại dương không phải do nguyên nhân khí hậu mà do sự thay đổi của các quá trình địa mạo theo độ sâu.
3.4. Vấn đề sử dụng các loại địa hình và chống xói mòn.

Bề mặt địa hình là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của sinh vật, trong đó đáng chú ý đây là nơi cư trú của con người. Trong cuộc sống, con người phải khai thác các yếu tố địa hình để phục vụ cho cuộc sống của mình.
Mỗi yếu tố địa hình có những có những ý nghĩa khác nhau trong việc khai thác kinh tế.
- Địa hình đồng bằng bằng phẳng thuận lợi cho việc khai thác kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Địa hình miền núi do bị chia cắt phức tạp và ít có những mặt bằng nên nhìn chung khai thác kinh tế không thuận lợi. Tuy nhiên, miền núi chiếm tỉ lệ diện tích lớn và sườn chiếm đại bộ phận diện tích bề mặt Trái đất nên vấn đề sử dụng địa hình miền núi cần phải có qui hoạch hợp lí.
+ Do địa hình chia cắt, sườn dốc nên các quá trình đất trượt, đá lở, bùn chảy, cát chảy, rửa trôi là phổ biến nên cần phải có biện pháp chống xói mòn như trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, canh tác theo đường đồng mức, kết hợp nông với lâm nghiệp, trồng những cây, phát triển thảm thực vật phù hợp với địa hình: rừng ở sườn dốc lớn, cỏ và cây công nghiệp dài ngày ở sườn dốc trung bình và thấp, cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực ở cao nguyên, thung lũng.
+ Địa hình miền núi có nhiều phong cảnh đẹp: đỉnh núi cao, khe sâu, địa hình karst nên rất có giá trị khai thác du lịch.
II. khí quyển

1. Thành phần và cấu trúc của khí quyển.

1.1. Thành phần của không khí
Không khí khô và trong sạch không mà sắc, không mùi vị, được cấu tạo bởi hai chất khí chính là ni tơ (N2) và ô xy (O2). Thể tích ni tơ chiếm >78%. ô xy chiếm gần 21%, cả 2 chất chiếm 99,03%, ngoài ra còn có ácgông (Ar) chiếm 0,93%, cacbônic (CO2) chiếm 0,03%. Các chất khí còn lại là Ne, He, Kr, H2, O3, I,. chiếm 0,01%.
Tỷ lệ phần trăm này không thay đổi theo chiều ngang cũng như theo chiều cao của khí quyển.
Riêng CO2 và O3 phân bố không đều và không ổn định do nguồn gốc phát sinh của chúng.
Lượng CO2 trong khí quyển thay đổi và phân bố không đồng đều vì nó phụ thuộc vào nguồn cung cấp CO2 cho khí quyển do hít thở, cháy, các khu công nghiệp, núi lửa.Khí CO2 có ít trong khí quyển nhưng rất quan trọng đối với thực vật, đặc biệt nó còn có khả năng cho năng lượng Mặt Trời xuyên qua khí quyển tới mặt đất và ngăn cản sự bức xạ của mặt đất, bởi thế khi lượng CO2 tăng thì nhiệt độ mặt đất sẽ tăng.
Lượng O3 chỉ có 0,000001% về thể tích, nhưng không ổn định, O3 tập trung ở độ cao 25 - 30km, giảm dần xuống phía dưới và lên phía trên, đến độ cao 60 km là không còn nữa. Nhờ có O3 hấp thụ tia tử ngoại nên sự sống trên mặt đất không bị đe dọa bởi năng lượng tử ngoại.
Trong khí quyển còn có hơi nước và các tạp chất khác có nguồn gốc từ mặt đất đưa lên do quá trình bốc hơi, gió, hoặc do các quá trình hoạt động công nghiệp, giao thông.Chúng là các đại lượng rất không ổn định, phân bố không đều theo chiều ngang và giảm nhanh theo chiều cao.
1.2. Cấu trúc của khí quyển.
Cấu trúc của khí quyển hoàn toàn không đồng nhất theo chiều thẳng đứng cũng như theo chiều ngang.
Căn cứ vào các đặc điểm và các quá trình vật lí xảy ra ở các lớp không khí khác nhau, người ta đã chia khí quyển ra các tầng đồng tâm cơ bản sau đây:
a) Tầng đối lưu: có bề dày từ 10 - 15 km (tính từ mặt đất).
Nó luôn thay đổi theo thời gian và không gian: mùa hạ lớn hơn mùa đông, ở xích đạo (15 - 17 km) lớn hơn ở cực (8 km). 80% khối lượng không khí của khí quyển nằm trong tầng đối lưu này.
Đặc điểm nổi bật trong tầng đối lưu là nhiệt độ giảm theo chiều cao, trung bình là 0,60C/100m và không khí chuyển động mạnh theo chiều thẳng đứng, tất cả các quá trình vật lí xảy ra trong tầng đối lưu có ý nghĩa quyết định đến thời tiết và khí hậu ở mặt đất.
b) Tầng bình lưu: Nằm từ giới hạn trên của tầng đối lưu đến độ cao 50 - 60 km.
Đặc điểm của tầng là nhiệt độ tăng theo chiều cao (do có lớp O3 nằm trong tầng này). Chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng yếu hẳn đi trong khi chuyển động theo chiều ngang chiếm ưu thế. Hơi nước trong tầng này còn rất ít.
c) Tầng giữa: Nằm ở độ cao từ 50 - 80 km. ở đây nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao, xuống tới - 700C đến - 800C (ở độ cao 80 km). áp suất của khí quyển ở độ cao 80 km chỉ còn 200 lần nhỏ hơn áp suất ở mặt đất. Như vậy là từ mặt đất đến độ cao 80 km đã chiếm >99,5% khối lượng khí quyển, còn từ đây trở lên, không khí rất loãng.
d) Tầng ion: ở độ cao từ giới hạn trên của tầng giữa đến khoảng 1000 km. Từ 80 km đến 300 km, nhiệt độ tăng theo chiều cao, đến độ cao 300 km nhiệt độ đạt tới 2000 - 30000C nên lớp này gọi là lớp nhiệt, bên trên lớp này nhiệt độ lại giảm mạnh và đạt tới nhiệt độ không gian vũ trụ
Trong tầng ion các chất khí bị phân li mạnh thành các ion, vì vậy khả năng dẫn điện của tầng này tăng lên 1012 lần so với lớp không khí gần mặt đất. Tầng ion lại có khả năng hấp thụ, khúc xạ và phản hồi sóng điện từ, vì vậy mà một lan sóng nào đó phát ra từ một địa điểm được truyền tới tất cả các địa điểm khác trên mặt đất
đ) Tầng khuếch tán
- Nằm ở độ cao từ 1000 km đến 68000 km.
- Đặc điểm của nó là có khả năng làm khuếch tán các chất khí vào không gian vũ trụ, tốc độ chuyển động của các chất khí ở đây rất lớn, và không khí vô cùng loãng, chỉ còn vài nghìn phân tử khí đã ion hóa trong 1 cm3 khí.

Theo chiều ngang khí quyển cũng không đồng nhất, đặc biệt trong tầng đối lưu đã hình thành những khối khí riêng biệt, mang những sắc thái và tính chất riêng. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh của chúng, người ta chia ra các khối khí: xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cực đới. Các khối khí này được ngăn cách nhau bởi các mặt phrông (bề mặt tiếp xúc của 2 khối khí).
2. Thời tiết và khí hậu.

2.1. Các yếu tố của thời tiết và khí hậu.
Nhiệt độ không khí
Là một yếu tố tạo nên thời tiết của các nơi trên Trái Đất. Nhiệt độ không khí có sự thay đổi theo không gian và thời gian, từ đó tạo nên chế độ nhiệt của khí quyển.
- Sự biến thiên liên tục của nhiệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hứa Thu Thương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)