Bai 06 - Thiet Bi Luu Tru

Chia sẻ bởi Hoàng Tuấn Anh | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bai 06 - Thiet Bi Luu Tru thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

MÔN : PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
BÀI 6: THIẾT BỊ LƯU TRỮ – STORAGE DEVICES
Tổng quan thiết bị lưu trữ
Ổ đĩa cứng - HDD
Ổ đĩa quang học
Một số thiết bị lưu trữ khác
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Nhận diện, phân biệt thiết bị lưu trữ
Hiểu biết cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ổ đĩa cứng
Giải thích các chuẩn giao tiếp và thông số kỹ thuật
Phương pháp lắp đặt HDD, CD-DVD Drive
Chẩn đoán và xử lý các lỗi thường gặp
TỔNG QUAN THIẾT BỊ LƯU TRỮ
Lượng thông tin lưu trữ ngày càng lớn & đòi hỏi tính chính xác cao  thiết bị lưu trữ ngày càng được đổi mới về chất lượng & cấu hình nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau.
Các thiết bị lưu trữ điển hình trong máy tính: ổ đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa quang, tape, flash memory…
Thiết bị lưu trữ có chức năng chính là lưu trữ toàn bộ các thông tin như: OS, software, data… Thiết bị lưu trữ còn được gọi là bộ nhớ phụ hay bộ nhớ ngoài, thuộc loại bộ nhớ bất biến (nonvolatile).
ĐĨA MỀM VÀ Ổ ĐĨA MỀM
Đặc điểm
Kích thước: 3.5”/ 5.25”
Dung lượng: 720KB, 1.44MB, 2.88MB
Kết nối: cáp 34 pin
Tốc độ quay: 300 rpm
FDD (Floppy Disk Drive): ổ đĩa mềm  đọc đĩa mềm. FD (Floppy Disc): đĩa mềm, dung lượng có giới hạn, tối đa 2.88 MB. Hầu hết các đĩa mềm chỉ sử dụng dung lượng 1.44 MB, tốc độ truy xuất chậm, do dung lượng ít và tốc độ hạn chế  ngày nay ổ đĩa mềm & đĩa mềm không còn phổ biến.
ĐĨA MỀM VÀ Ổ ĐĨA MỀM
KIỂU KẾT NỐI
Ổ ĐĨA CỨNG - HDD
Hard Disk Drive: thiết bị lưu trữ phổ biến nhất mà bất kì một máy tính nào cũng có trang bị. Ưu điểm chính của HDD là nhỏ gọn, tốc độ truy xuất nhanh, dung lượng lưu trữ lớn, thời gian sử dụng bền lâu.
Ổ ĐĨA CỨNG - HDD
IBM Ultrastar 36ZX. (36 GB, 10,000 RPM, IBM SCSI server hard disk)
Ổ Cứng SSD - Ổ Cứng Đặc
SSD (Solid State Drive hoặc Solid State Disk: đĩa cứng thể rắn) là thiết bị lưu trữ sử dụng bộ nhớ thể rắn để lưu thông tin thường trực.
Cấu tạo vật lý của HDD
Bộ khung: làm bằng chất liệu nhôm, plastic  định vị, bảo đảm độ kín.
Đĩa từ: làm bằng nhôm, hợp chất gốm và thuỷ tinh, 2 mặt được phủ lớp từ tính và lớp bảo vệ, được gắn trên cùng 1 trục.
Đầu đọc/ghi: dùng đọc/ ghi dữ liệu, mỗi mặt đĩa có một đầu đọc riêng.
Mạch điều khiển: truyền tín hiệu giữa máy tính và HDD.
Cache: bộ nhớ đệm  lưu dữ liệu tạm thời.
Moto: trục quay  làm quay đĩa từ.
Cấu tạo vật lý của HDD
Đầu đọc
www.ispace.edu.vn
Cấu tạo luận lý của HDD
Landing Zone: vị trí tạm ngưng của đầu đọc/ ghi.
Track: là những vòng tròn đồng tâm trên mỗi mặt đĩa.
Sector: (cung) là phần tử trên track, mỗi sector có kích thước 512 byte  chứa dữ liệu.
Cylinder: tập hợp những track đồng tâm của tất cả các lá đĩa.
Cluster: tập hợp nhiều sector.
Cấu tạo luận lý của HDD
Sector
Track
Sector, Track, Cylinder, Capacity?
Công thức tính dung lượng ổ đĩa cứng: Cylinder * Head * Sector * 512 B
Chuẩn giao tiếp HDD
Chức năng: truyền dữ liệu cho CPU xử lý thông qua các chuẩn giao tiếp như: PATA (Parallel ATA), ATA, SATA, SCSI…
IDE (Intergrated Device Electronic): chuẩn kết nối giữa HDD - mainboard  đầu kết nối IDE có 40 chân. Cáp kết nối có 40/ 80 sợi, mỗi cáp cho phép kết nối 2 thiết bị chuẩn ATA/ Parallel ATA (Advanced Technology Attachment).
Các thế hệ: ATA1, ATA2, ATA3, ATA4, ATA5, ATA6, ATA7…
Các thế hệ ATA
ATA 7: hỗ trợ tốc độ 133 MBps. Đây là chuẩn thông dụng hiện nay trên các ổ cứng dùng cổng kết nối IDE
Chuẩn giao tiếp SATA
SATA (Serial ATA): chuẩn giao tiếp mới, mỗi dây cáp chỉ kết nối 1 thiết bị. Chuẩn SATA không có khái niệm “Master” & “Slave”.
Tốc độ: SATA 1  150 MBps, SATA 2  300MBps.
Bảng so sánh chuẩn ATA - SATA
Chuẩn giao tiếp SCSI
SCSI (Small Computer System Interface): chuẩn giao tiếp có thể kết nối liên tiếp nhiều thiết bị, sử dụng trong các máy Server, MAC… tốc độ truyền data 320, 640 MB/s.
Các thiết bị kết nối: HDD, CD/DVD ROM Drive, Tape Drives, Zip Drives, Removable Drives.
External HDD
External HDD
Thiết bị gắn qua cổng USB
Các thông số kỹ thuật HDD
Dung lượng: 80, 120, 250GB…
Tốc độ: 5400, 7200rpm…
Cache: 2, 4, 8MB…
Chuẩn giao tiếp: ATA, SATA, SCSI…
Nhà sản xuất: Seagate, Maxtor, Samsung, Hitachi, Western Digital…
Đầu nối chuẩn ATA
Đầu nối chuẩn SATA
Cài đặt jumper ATA HDD
Cách Gắn HDD
Cách Gắn Cáp HDD
ĐĨA QUANG & Ổ ĐĨA QUANG
CD ROM (Compact Disc ROM): đĩa quang có đường kính 120, 80 mm, gồm có: CD-R (CD Recordable), CD-RW (Re Writable).
DVD ROM (Digital Video Disc ROM): lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn  âm thanh, hình ảnh chất lượng cao, gồm có: DVD-R, DVD-RW...
Ổ đĩa quang là thiết bị dùng để đọc & ghi dữ liệu  đĩa quang(optical disc). Ngày nay ổ đĩa quang & đĩa quang được ứng dụng rộng rãi trong máy tính, vì tốc độ truy xuất nhanh, khả năng lưu trữ lớn, bảo quản & sử dụng được lâu dài.
www.ispace.edu.vn
PHÂN LOẠI Ổ QUANG
Cấu trúc ổ đĩa quang
Các ổ đĩa quang là những thiết bị kỹ thuật hiện đại dùng để đọc và ghi nội dung trên đĩa quang.
Ổ đĩa quang cấu tạo gồm 2 phần: phần cơ và phần mạch điện
Phần cơ
Cấu tạo mắt đọc
Cấu tạo mắt đọc
Bảng mạch điều khiển
Phân loại Ổ Quang
CD-ROM: Chỉ đọc đĩa CD, VCD
CD-RW : Đọc và ghi đĩa CD, VCD
DVD-ROM: Đọc đĩa CD, VCD và DVD
DVD-COMBO: Đọc DVD và ghi CD, VCD
DVD-WR:Đọc và ghi DVD
Ổ CDROM
Tốc độ truy xuất: X (1X = 150KB/s)
=> ổ 10X sẽ có tốc độ truy cập là 10 x 150K = 1.500KB
=> ổ 48X có tốc độ truy cập là 48 x 150K = 7200KB
=> ổ 52X có tốc độ truy cập là 52 x 150K = 7800KB
Ổ DVDROM
Tốc độ truy xuất: X (1X = 1350KB/s)
Chuẩn giao tiếp và thông số kỹ thuật
ATAPI (ATA Packet Interface): chuẩn kết nối giữa CD/DVD Drive và mạch điều khiển IDE trên Mainboard. Cáp kết nối có 40 pin, được thiết lập “Master” và “Slave”.
Chuẩn giao tiếp: E-IDE (UltraATA/33), SATA, USB 1.1/2.0, IEEE 1394, SCSI…
Thiết lập Jumper
Mặt sau của ổ đĩa quang
Kết nối trong mainboard
Lắp đặt cáp IDE
Đầu kết nối nguồn cho HDD
Khi không lấy đĩa ra được???
Lắp Ổ Quang
Đĩa Quang
Đĩa quang (optical disc) là thuật ngữ dùng để chỉ chung các loại đĩa mà dữ liệu được ghi/đọc bằng tia ánh sáng hội tụ.
CD ROM (Compact Disc ROM): đĩa quang có đường kính 120, 80 mm, gồm có: CD-R (CD Recordable), CD-RW (Re Writable).
Lưu trữ: đĩa CD có khả năng lưu trữ 650-700MB, dữ liệu được lưu trên bề mặt đĩa theo cơ chế hình xoắn ốc từ trong ra ngoài.
Tốc độ truy xuất: X (1X = 150KB/s)
Phân loại đĩa quang
CD Recordable (CD-R): dữ liệu ghi dưới dạng từng bits, ghi bằng tia laser, tốc độ đọc 52X, định dạng theo kiểu CDFS (CD file system). Ghi 1 lần, có thể ghi tiếp nếu dung lượng còn trống (Multisession Recording).
CD Rewritable (CD-RW): dữ liệu có thể xóa, ghi lại nhiều lần bằng phần mềm. CDRW có 3 giá trị: 8×4×32× (tốc độ Write, Rewrite, Read)… CD RW định dạng theo kiểu UDF (Universal Data Format).
Cấu tạo Đĩa CDROM
Cấu tạo: (gồm 4 lớp) nền nhựa, lớp phản chiếu, lớp bảo vệ, nhãn (phủ bạc).
Phân loại đĩa quang
Đĩa DVD: (Digital Versatile Disk – Đĩa đa năng kỹ thuật số)
DVD ROM (Digital Video Disc ROM): lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn  âm thanh, hình ảnh chất lượng cao, gồm có: DVD-R, DVD-RW...
Lưu Trữ: Có khả năng lưu trữ trên 4GB (lý thuyết 4.7GB, thực tế 4.3GB), ngoài ra đĩa DVD còn có thể ghi 2 lớp trên bề mặt đĩa, tốc độ 1X = 1350KBps (9, 12 lần CD).
DVD ROM
Dual Layer
DVD-RW và DVD+RW
Nguyên lý ghi dữ liệu
Dữ liệu ghi lên đĩa CD Rom là dạng tín hiệu số 0, 1 ở đầu ghi, người ta sử dụng súng Lazer để ghi dữ liệu lên đĩa
Đĩa quay với tốc độ cao và súng Lazer sẽ chiếu tia lazer lên bề mặt đĩa, tia lazer được điều khiển tắt sáng theo tín hiệu 0 hay 1 đưa vào .
=> ứng với tín hiệu 0 => tia lazer tắt
=> ứng với tín hiệu 1 => tia lazer sáng đốt cháy bề mặt đĩa thành 1 điểm làm mất khả năng phản xạ .
Nguyên lý đọc dữ liệu
Đĩa có dữ liệu được quay với tốc độ cao, mắt đọc sẽ đọc dữ liệu ghi trên đĩa theo nguyên tắc :
Sử dụng tia lazer ( yếu hơn lúc ghi ) chiếu lên bề mặt đĩa dọc theo các đường track có dữ liệu , sau đó hứng lấy tia phản xạ quay lại rồi đổi chúng thành tín hiệu điện .
Khi tia lazer chiếu qua các điểm trên bề mặt đĩa bị đốt cháy sẽ không có tia phản xạ => và tín hiệu thu được là 0

Khi tia lazer chiếu qua các điểm trên bề mặt đĩa không bị đốt cháy sẽ có tia phản xạ => và tín hiệu thu được là 1

Tia phản xạ sẽ được Ma trận Diode đổi thành tín hiệu điện, sau khi khuếch đại và xử lý ta thu được tín hiệu ban đầu .
Nguyên lý đọc dữ liệu
Công nghệ LightScribe
Để ghi được theo kiểu LightScribe thì cần có:
- Ổ ghi hỗ trợ ghi nhãn đĩa (sẽ có ky hiệu LS trên mặt ổ)
- Nên có một phần mềm chuyên ghi nhãn đĩa
- Đĩa dùng để có thể ghi được nhãn lên (Loại đĩa: DVD+R LightScribe melody)
Công nghệ LightScribe
Thông số trên Ổ quang
USB
Thiết bị dùng lưu trữ dữ liệu, đặc điểm chính là nhỏ gọn, khả năng lưu trữ cao,
kết nối với máy tính thông qua cổng USB và nguồn được cấp trực tiếp từ cổng USB.
Có thể dùng làm thiết bị Boot và tương thích với nhiều hệ điều hành như windows, linux ……
Flash Disk
BLU-RAY DISC
BLU-RAY DISC
BLU-RAY DISC
Chương trình HDAT2
BÀI TẬP KIỂM TRA
ATAPI là chuẩn kết nối của thiết bị?
HDD là thiết bị được xếp vào nhóm bộ nhớ?
Mỗi sợi cáp IDE có thể kết nối tối đa được mấy HDD?
Mỗi sector trên HDD có dung lượng chuẩn là?
Ổ đĩa CDRW có đặc điểm gì?
Ổ đĩa DVDCOMBO có đặc điểm gì?
Mainboard có 2 IDE & 1 SATA Connector  kết nối tối đa HDD?
Kể tên một số nhà sản xuất HDD?
Công thức tính dung lượng HDD?
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Khi nâng cấp HDD cần lưu ý các vấn đề gì?
Không lấy được đĩa CD ROM ra khỏi ổ đĩa?
Làm thế nào để kiểm tra bad sector của HDD?
Khách hàng muốn sử dụng SATA HDD nhưng Mainboard không có SATA connector, bạn sẽ tư vấn ra sao?
Bạn cần làm gì để kết nối chung HDD & CDROM Drive trên 1 cáp IDE?
So sánh chuẩn ATA & SATA?
Kết nối thiết bị lưu trữ vào cổng USB  cháy/ không detect thiết bị?
TỔNG KẾT BÀI HỌC
FDD: thiết bị lưu trữ nhỏ gọn nhưng dễ hư hỏng, dung lượng thấp  ít sử dụng.
HDD: thiết bị dùng để lưu trữ data & OS thông dụng nhất, chuẩn giao tiếp: ATA, SATA, SCSI…
SCSI: chuẩn giao tiếp của các thiết bị lưu trữ có tốc độ truy xuất nhanh, có thể kết nối liên tiếp 16 thiết bị.
CDRW Drive  đọc/ ghi dữ liệu đĩa CD.
HỎI VÀ ĐÁP
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Tuấn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)