Bách Việt

Chia sẻ bởi Huỳnh Quang Vinh | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bách Việt thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

.
Bách Việt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bách Việt (chữ Hán: 百越/百粵; bính âm: bǎi yuè) là một thuật ngữ lỏng lẻo bao hàm các dân tộc Việt cổ không bị Hán hóa hoặc bị Hán hóa một phần đã từng sống ở vùng đất mà ngày nay thuộc lãnh thổ phía nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam giữa thiên kỷ I TCN và thiên niên kỷ I CN[1][2]. Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà các dân tộc này đã sinh sống. Trong tiếng Trung Quốc cổ, các chữ (越, 粵, 鉞) đã thường được dùng thay thế nhau cho nghĩa "Việt". Từ Bách Việt lần đầu tiên thấy chép là trong Sử Ký (Ngô Khởi Truyện) của Tư Mã Thiên[3].
Mục lục
 [ẩn] 
1 Nguồn gốc
2 Đặc điểm và phân loại
3 Dòng di cư của người Hán và chiếm đất
4 Di sản của Bách Việt
5 Cách dùng hiện đại
6 Chú thích
7 Xem thêm
8 Liên kết ngoài

[sửa] Nguồn gốc


Bình gốm có vân khắc hình con quỳ
Thời cổ, người Trung Quốc gọi các dân tộc sống ở phía nam sông Trường Giang bằng một cái tên chung là Việt. Bắt đầu từ thời nhà Hán, sử sách thường nói đến cái tên Bách Việt với nghĩa "một trăm bộ lạc Việt". Sách Hán thư (漢書) viết: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình." Nhà sử học Trung Quốc La Hương Lâm (羅香林) đã cho rằng các dân tộc này có cùng tổ tiên với nhà Hạ. Tuy nhiên, các di chỉ khảo cổ học có niên đại thuộc thời đại Đồ Đá Mới (Neolithic) tại Quảng Tây và ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các ngôi mộ chum được tìm thấy nhiều ở Việt Nam và một số ở Quảng Tây, cho thấy thổ dân bản xứ có nguồn gốc ở phía Nam và có quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) ở Việt Nam [3].
Các nhà ngôn ngữ dân tộc học cho rằng phát âm của từ 越 (Việt, Yue, Yueh) có thể có liên quan đến một loại sợi cây gai dầu (hemp) được làm tại nơi mà nay là Chiết Giang. Chính chữ Việt (越) có liên quan đến chữ "việt" (鉞 - cái rìu lớn, một thứ binh khí thời xưa), thường được coi là biểu tượng của hoàng gia hoặc quyền lực hoàng đế. Nhiều rìu đá đã được tìm thấy tại vùng Hàng Châu, và còn có bằng chứng rằng loại rìu đó là một phát minh của vùng đất phía Nam. Cổ sử Trung Quốc gọi tên là Việt lần đầu tiên trong lịch sử, Việt là tên một loại vũ khí độc đáo của người Việt cổ đồng thời cũng có nghĩa là vượt, vượt sông Hoàng Hà xuống lưu vực phía Nam.
Các sách cổ nói đến nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Đông Việt (東越), Sơn Việt (山越), Lạc Việt (雒越, người Kinh ở Việt Nam ngày nay) và Âu Việt (甌越, hay còn gọi là Tây Âu - 西甌). Đa số những cái tên này tồn tại được đến các thời đế chế sơ khai ở Trung Quốc và có thể được giải thích gần đúng là các nhóm văn hóa.
Theo huyền sử Việt Nam, một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ của các dân tộc Bách Việt. Lãnh thổ nước Văn Lang (hay Lĩnh Nam) của các vua Hùng cũng trùng với vùng đất Bách Việt [4].
[sửa] Đặc điểm và phân loại


Trống đồng Nam Việt lấy từ mộ số 1 La Bạc Loan, Quảng Tây. Trống đồng là biểu trưng quyền lực quốc gia của các tộc Bách Việt.
Nhận thấy các điểm khác biệt quan trọng giữa các nhóm tộc Việt, các học giả Trung Quốc đã cố gắng phân loại các nhóm Việt khác nhau, thường dựa trên phép gọi tên của các học giả Hán cổ hơn. Ở phía Nam vùng Quảng Đông, Quảng Tây, vùng đất mà từ thời nhà Tần đã thường được gọi là Lĩnh Nam, người Hán đã xác định các nhóm với tên Dương Việt, Nam Việt, Tây Âu, Lạc Việt, U Việt, Điền Việt, Dạ Lang, v.v.. Vào đầu thời nhà Hán, Bách Việt được chia thành các nhóm, trong đó: Đông Âu (東甌), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Tây Âu (西甌), Lạc Việt (雒越, 駱越, 貉越) là các nhóm chính.
Đông Âu, sống ở vùng trước là lãnh thổ của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Quang Vinh
Dung lượng: 292,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)