Bài :THOẠI NGỌC HẦU

Chia sẻ bởi Trần Văn Tượng | Ngày 29/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài :THOẠI NGỌC HẦU thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS
THỦ KHOA HUÂN
Năm học 2006-2007
MÔN LỊCH SỬ 7
Bài 5:

THOẠI NGỌC HẦU VÀ CÔNG CUỘC ĐÀO KÊNH Ở AN GIANG
ĐẦU TK XIX
1.Tình hình An Giang đầu thế kỉ XIX:
Đầu thế kỷ XIX đất nước ta xảy ra sự kiện gì?
Kinh thành nhà Nguyễn
Đi liền với chính sách “trọng nông ức thương” là chính sách khai khẩn hoang.
Trấn Vĩnh Thanh
Cho biết lúc bấy giờ An Giang có đặc điểm như thế nào?
Đầu thế kỉ XIX An Giang là vùng đất hoang vắng, dân cư thưa thớt, thường bị giặc quấy nhiễu.
1.Tình hình An Giang đầu thế kỉ XIX:
Trước tình hình khó khăn đó nhà Nguyễn đã làm gì?
Triều đình Huế tổ chức chiêu mộ dân khai hoang và đào kênh do Nguyễn Văn Thoại đảm trách.

Việc khai hoang và chiêu mộ dân đến vùng đất này có phải là chính sách sáng suốt? Vì sao?
Một là khai phá vùng đất màu mỠ cho đất nước .
Hai giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến tình hình xã hội lúc bấy giờ.
Ba là liên quan đến biên cương vùng đất này.
Em biết gì về Thoại Ngọc Hầu?
Thân phụ là Nguyễn Văn Lượng, thân mẫu Nguyễn Thị Tuyết còn có tên là Thanh một người phụ nữ đức độ, đảm đang nuôi dạy con. Từ nhỏ ông có tính cương cường, khi làm việc rất quả quyết, thưởng phạt rất nghiêm minh.
Thân phụ là Nguyễn Văn Lượng, thân mẫu Nguyễn Thị Tuyết còn có tên là Thanh, một người phụ nữ đức độ, đảm đang nuôi dạy con. Từ nhỏ ông có tính cương cường, khi làm việc rất quả quyết, thưởng phạt rất nghiêm minh. Sau khi qua đời, ông được người dân trong vùng thờ phụng như vị thần “Tiền hiền khai hoang”

Ông sinh ngày 26/11/1761
tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam mất 6/6/1892 tại Châu Đốc.

Thoại Ngọc Hầu lớn lên trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào ?
2. Thoại Ngọc Hầu và công cuộc đào kênh ở An Giang.
Từ năm 1812 đến 1817 ông đã trải qua những công việc gì?
*Kênh Thoại Hà.
Công cuộc đào kênh Thoại Hà được tiến hành như thế nào?
*Kênh Thoại Hà.
- Mùa xuân năm 1818 ông tiến hành đào kênh Thoại Hà đến tháng 4/1818 hoàn thành với 15.000 người tham gia
Đây con lạch Đông Xuyên dài khoảng 57 dặm, lạch nước nhỏ hẹp và bùn đọng, cỏ lắp ghe thuyền khó qua lại. Nhận thấy đây là con đường rất thuận lợi từ Đông Xuyên đến Kiên Giang nên ông tâu với triều đình cho đào con kênh này
Kênh Thoại Sơn
Việc đào kênh thuận lợi hay khó khăn? Vì sao?
Từ đầu thế kỉ XIX vùng biên giới Châu Đốc – Hà Tiên có vị trí như thế nào ?
Trước khi đào kênh vua Gia Long có lời dụ rằng
“Công trình đào sông này rất khó khăn, nhưng kế giữ nước và cách biên phòng quan hệ chẳng nhỏ, chúng ngươi tuy ngày nay chịu khó, nhưng mà lợi ích muôn đời về sau. Vậy dân chúng cần bảo cho nhau biết, đừng nên sợ nhọc.”
Công cuộc đào kênh diễn ra như thế nào ?
So sánh sự khó khăn khi đào kênh Vĩnh Tế so với kênh Thoại Hà ?
Để đo được kênh thẳng, người ta đợi đêm xuống, rẽ sạch rạch hoang, đốt đuốt trên đầu những cây sào cao rồi nhằm theo đường rạch mà cấm. Muốn điều khiển những “cây sào lửa” ấy cho thật thẳng hàng người ta cầm sào tìm đúng vị trí.
Vua Minh Mạng có lời dụ rằng
“Đường sông Vĩnh Tế liền với tân cương, ghe thuyền qua lại điều là tiện lợi. Đức Hoàng Khảo Tế Cao Hoàng Đế ta mưu sâu, tính xa, chú ý việc ngoài biên. Công việc đào kênh mới bắt đầu chưa xong. Nay ta theo chí tiên hoàng, cố nghĩ khó nhọc một lần mà được thong thả về sau.”
*Kênh Vĩnh Tế.
Ngày 15/121819 kênh khởi công đến 5/1824 hoàn thành, kênh dài kho?ng 100 km. Là công trình lớn nhất Nam Bộ đầu thế kỉ XIX có vai trò về quốc phòng, kinh tế, giao thông.với 80.000 người tham gia chia làm 3 phiên.

Qua đây thấy vai trò nổi bật khi của kênh Vĩnh Tế là gì ?
Vai trò to lớn nhất chính là quốc phòng
Kênh Vĩnh Tế
Kênh Vĩnh Tế
TRÍCH GIỚI THIỆU PHIM VỀ
THOẠI NGỌC HẦU VÀ KÊNH VĨNH TẾ
Em hãy so sánh việc đào kênh và vai trò kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế ?
Đầu năm 1818 -4/1818
15/12/1819 -5/1824
15000 người
80000 người
Giao thông , kinh tế, thủy lợi
Quốc phòng , kinh tế, giao thông, thủy lợi
Việc xúc tieán đào hai con kênh của Thoại Ngọc Hầu có phải là quyết định đúng đắng? Hãy lấy dẫn chứng chứng minh điều đó?
Những cánh đồng lúa
Ông còn tiến hành những công việc gì?
*Ngoài ra, ông còn chiêu mộ dân mở làng lập ấp, xây đường.
Hệ thống kênh mương nội đồng
Lăng Mộ:
Ông Nguyễn Văn Thoại
Bà Châu Thị Tế
Bà Trương Thị Miệt
3.Nhận xét về vai trò Nguyễn Văn Thoại ở An Giang:
Câu hỏi thảo luận
-Em hãy nhận xét khách quan của mình về vai trò của công thần Thoại Ngọc Hầu đối với tỉnh ta?


-Theo em chúng ta cần làm gì để bảo vệ và phát huy những giá trị ông tạo ra?


3. Nhận xét về vai trò Nguyễn Văn Thoại ở An Giang:

Ông có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vùng đất Nam Bộ, nhất là ở An Giang. Là người trung thực, cần mẫn, chăm lo công việc.
Khách sạn Đông Xuyên
Sự trù phú cuả thiên nhiên
Khách sạn Vitoria
Bài tập
1.Tình hình An Giang đầu thế kỉ XIX có những đặc điểm gì?
a.Phồn thịnh, dân cư đông đúc…
b.Buôn bán tấp nập, cuộc sống no ấm.
c.Hoang vắng, dân cư thưa thớt, dịch bệnh, thú dữ…
d.Tất cả sai.
Kênh Thoại Hà
Kênh Vĩnh Tế
2.Xác định vị trí kênh Thoại Hà Và kênh Vĩnh Tế?
3. Khi học xong bài này chúng ta học được đều gì từ nhân cách của ông?
Bài tập
Bài 5: THOẠI NGỌC HẦU VÀ CÔNG CUỘC ĐÀO KÊNH Ở AN GIANG ĐẦU TK XIX
1.Tình hình An Giang đầu thế kỷ XIX.
- Đầu thế kỷ XIX An Giang là vùng đất hoang vắng, dân cư thưa thớt, thường bị quấy nhiễu…
- Triều đình Huế đã tổ chức chiêu mộ dân khai hoang và đào kênh, do công thần Nguyễn Văn Thoại đảm trách.(26/11/1761 - 6/61829).
2.Thoại Ngọc Hầu và công cuộc đào kinh ở An Giang.
*Kênh Thoại Hà.
- Mùa xuân năm 1818 ông tiến hành đào kênh Thoại Hà đến tháng 4/1818 hoàn thành với 15000 người tham gia.
*Kênh Vĩnh Tế.
- Ngày 15/12/1819 khởi công - 5/1824 hoàn thành, kênh dài khoảng 100 km. Là công trình lớn nhất nam bộ đầu thế kỉ XIX vừa có vai trò về quốc phòng, kinh tế, giao thông …với 80000 người tham gia.
*Ngoài ra ông còn mở làng, lập ấp, xây đường …
3.Nhận xét vai trò Nguyễn VănThoại ở An Giang.
Ông có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vùng đất Nam Bộ.



Những ngôi mộ táng
MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
Cách Châu Đốc khoảng 5km, khu du lịch Núi Sam hiện hữu nhiều công trình văn hóa nổi tiếng. Trong đó khu di tích Thoại Ngọc Hầu là một công trình kiến trúc độc đáo mà bạn không thể bỏ qua. Lăng được xây dựng vào thế kỉ XVIII theo kiến trúc nhà Nguyễn mặt hướng về phía bắc, hậu lăng tựa vào vách núi trong tư thế rất uy nghiêm.
Bước lên những bậc thang đá ong, du khách sẽ ngỡ ngàng với lối kiến trúc vừa hài hòa, vừa ẩn chứa chút gì đó rất riêng. Ở giữa khu lăng mộ và đền thờ, hai bên là những ngôi mộ táng nằm xen kẽ. Tương truyền đây là những người tùy tùng và những người có công giúp ông trong đào kênh Vĩnh Tế. Toàn khu được bao bọc bởi vách tường rất dày kiên cố. Qua cánh cổng là khoảng sân bằng phẳng nơi lưu giữ thi hài của ông và hai vị phu nhân. Ngôi mộ của bà chính thất Châu Thị Tế nằm hơi chần lên ngôi mộ của bà thứ nhất Trương Thị Miệt một ít ,nên thọat nhìn du khách cũng thấy được sự kính nhường và tôn ti thượng hạ trọng nề nếp gia phong của dòng họ. Ngoài ra trong khuôn viên còn bia Vĩnh Tế Sơn được dựng năm 1928 bằng đá sa thạch trên có khắc 730 chữ.

Trong khuôn viên có 14 ngôi mộ khác được chôn thành nhóm liền nhau, vật liệu hồ vôi. Tất cả đều mang vẻ rất riêng, cái thì hình nón tròn, cái thì hình bầu dục. Tương truyền đây là những ngôi mộ táng của những phu?ng hát Quảng Nam từng phục vụ cho ông lúc sinh thời.
Lăng Thọai Ngọc Hầu là một công trình kiến trúc độc đáo của người xưa, không chỉ uy nghiêm trầm mặc với thời gian, không gian mà còn toát lên nét thanh thóat hài hòa cùng thiên nhiên.
Báo An Giang

Hình ảnh công trình kiến trúc lăng
S
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Tượng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)