Bà Huyện Thanh Quan

Chia sẻ bởi Trần Văn Minh | Ngày 11/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bà Huyện Thanh Quan thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:





Bà Huyện Thanh Quan

     Bà Đốc lại nhìn con gái. Bàn tay gầy gò xanh xao của con gái vẫn lần giở từng trang sách. Bà không rõ con bà đang đọc sách gì, nhưng là người có chút ít học vấn, bà hiểu cái giá sách xếp gọn gàng trước bàn học của con là những sách quý. Những cuốn sách ấy chồng bà đã bao năm tìm kiếm, thu thập mới có được. Có những sách ấy, con bà chẳng mấy khi rời khỏi bàn học. Nó gầy đi, thậm chí ốm cũng vì học. Nhưng, bà Đốc buồn rầu thầm nghĩ, thời thế này tài cán mà làm gì! Chắc gì sau này con bà được vinh hạnh sung sướng?       Chồng bà tiếng làm quan nhưng nào có được tin dùng. Biết bao danh sĩ Bắc Hà bấy nay phải lận đận sống vùi dập ở nơi thôn dã mà có khi tính mạng vẫn nghìn cân treo sợi tóc. Xã tắc không còn cảnh thái bình hưng thịnh thì đường hậu vận của con gái bà rồi sẽ ra sao? Bà Đốc thở dài ngao ngán.       - Ồ; mẹ, mẹ ngồi đấy từ bao giờ? Nguyễn Thị Hinh nghe tiếng mẹ thở dài, vội bỏ cuốn sách, xoay hẳn người lại, hỏi.       Bà Đốc lúng túng:       - Con mới ốm dậy, chẳng nên học quá như thế!       - Mẹ lại lo cho con rồi. Hinh tiến lại ngồi sát bên mẹ, con đang học những bài thơ theo luật thơ riêng.       Đột nhiên ông Đốc tiến vào hỏi con, giọng nghiêm nghị:       - Xưa nay mỗi người chỉ giỏi một loại thơ. Con thích thơ Đường luật cơ mà?       - Thưa cha ấy là con đọc thêm cho biết. Đời này, đôi khi thi gia vẫn còn dùng đến lối thơ ấy.       - Vậy thơ riêng có mấy lối, con đã hay chưa?       - Thưa cha, thơ riêng có mười lối nhưng lối Họa vận và Liên ngâm chỉ làm để vui chơi phải không ạ?       Ông Đốc sửng sốt về sự hiểu biết rất sâu của con:       - Đúng vậy nhưng trong thơ riêng, ba lối tiết vị, vĩ tam thanh và song điệp chỉ đặc biệt ở ta mới có. Còn các lối khác, ta và Tàu đều giống nhau.       - Con muốn biết chút ít về các lối thơ này thôi. Con vẫn thích lối thơ Đường luật hơn cả. Nó tao nhã và thi vị biết bao.       Ông Đốc khuyến khích:       - Con cố lên. Nhưng xưa nay người giỏi thơ không phải chỉ là người có thơ nhiều, thơ nhanh. Muốn có thơ hay phải có hứng, nghĩa phải súc tích và từng chữ phải được trau chuốt quý như những viên ngọc mới được.       - Con sẽ ghi lòng những lời chỉ giáo của cha.
     Nghe tiếng mẹ giục đi ngủ, Hinh tiếc rẻ đặt cuốn thơ của Lý Bạch trên bàn học. Hinh không muốn làm trái ý mẹ, nhưng lời và ý thơ bài Tĩnh dạ quang vẫn làm rung động tâm hồn Hinh, khiến Hinh không muốn đi ngủ. Chao ôi, bài thơ chỉ có bốn câu thôi mà gói được cả nỗi lòng, bày tỏ được cả tâm sự của người làm thơ. Đêm nay không trăng sao mà cảm xúc của bài thơ khiến Hinh như thấy ánh trăng tràn chiếu cả tâm hồn mình, gợi nỗi nhớ quê nhà da diết. Hinh nhẩm lại bài thơ, gửi tình cảm mình vào từng câu từng chữ:
Sàng tiền khán nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương
      Tài tình thật, cùng ánh trăng ấy, Lý Bạch chỉ có ngẩng đầu lên, cúi đầu xuống mà hai cảnh vẽ ra đối nhau, uẩn súc, xa vời vợi. Hinh thầm nhủ: Rồi ta cũng sẽ dệt cho ta những vần thơ điêu luyện, trong như pha lê, quý như những viên ngọc như thế! Niềm tin và hy vọng ấy như có sức mạnh nâng bổng tâm hồn Hinh, khiến lòng Hinh rạo rực.       Biết không thể ngủ được và để mẹ khỏi lo lắng, Hinh tắt ngọn đèn dầu rồi ngồi tư lự một mình. Hai năm qua Hinh nhớ lại, kể từ sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhờ cha mẹ giữ gìn, chăm sóc, Hinh đã lớn phỗng lên thành một cô gái hồng hào khỏe mạnh. Cũng hai năm mấy, Hinh không tới trường học nữa mà chỉ ở nhà chuyên chú vào việc đọc sách. Kho sách gần một nghìn cuốn của cha, Hinh đọc không đầy một năm đã hết. Cha Hinh phải đi tìm kiếm thêm nhiều sách quý để chiều ý con. Tuy đọc nhiều, đọc rộng nhưng Hinh không sao nhãng việc học làm thơ. Hinh đọc thơ, học thơ không chỉ cốt để thưởng thức mà còn để tìm cái hay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)