Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến

Chia sẻ bởi Đỗ Phương Bắc | Ngày 21/10/2018 | 107

Chia sẻ tài liệu: Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TIẾT 24, 25
CHÙM THƠ THU

NGUYỄN KHUYẾN


I, Giới thiệu chung:

Đây là 3 bài thơ Nôm nhưng tựa của nó lại là chữ Hán.
Ba bài thơ là ba bức tranh mùa thu rất đẹp và mang đậm nét của thi pháp thơ Đường
Qua 3 bài thơ người đọc sẽ thấy cảnh đẹp của làng quê VN thời xưa.



II, Phân tích
THU VỊNH
(Mùa thu làm thơ)
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.



a, Giới thiệu cảnh thu
" Trời thu. bóng trăng vào"


Cảnh thu được giới thiệu với những nét bao quát nhất, đẹp nhất của thôn quê: Trời thu, gió thu, nước thu trăng thu.
Trời thu: Cao, xanh ngắt, không gợn một bóng mây tạo cảm giác mênh mông bát ngát rất đặc trưng của mùa thu.


Gió thu: Những cơn gió nhẹ " hắt hiu". Không phải là gió nồm của mùa hạ, gió bấc của mùa đông mà là gió heo may của mùa thu. Những cơn gió nhẹ chỉ đủ làm lay động "lơ phơ" thân trúc vốn mảnh dẻ.


Nước thu: Xanh biếc, làn nước trong veo tạo cảm giác như có tầng khói phủ. Một cảnh mơ màng thơ mộng và mỏng manh.



Trăng thu: Một vẻ đẹp không thể thiếu của mùa thu. Trăng đẹp và sáng, là người bạn tri kỉ của nhà thơ. Tác giả để cho ánh trăng tự nguyện vào với mình và tâm hồn thi sĩ luôn rộng mở chan hoà với thiên nhiên.


b, Tâm trạng của tác giả:
Hình ảnh " hoa năm ngoái" thể hiện tấm lòng hoài cổ của tác giả, dường như trong hồn nhà thơ năm tháng đã ngưng đọng trên những nhành hoa.
"Một tiếng trên không ngỗng nước nào", tiếng ngỗng kêu như xé rách, phá tan không gian yên tĩnh của mùa thu. Nhưng đấy chỉ là âm thanh cô lẻ lạc đàn gợi nỗi bơ vơ buồn đau.
Trước cảnh thu đẹp NK muốn cất bút làm thơ, nhưng lại thẹn với ông Đào. Có lẽ tác giả thẹn vì chưa đủ khí tiết như Đào tiềm chăng?
Tóm lại: Qua bài thơ cho ta thấy nỗi lòng của NK đối với nước,với cảnh đẹp của quê hương nhưng thấy mình chưa làm gì được nên mang một nỗi u buồn.
THU ẨM
( Mùa thu uống rượu)
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng là hay, hay chả mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.
a, Hoàn cảnh sống của tác giả ở thôn quê:

Cảnh sống thật đơn sơ giản dị nơi thôn quê hẻo lánh
" Năm gian...lập loè"

Hình ảnh ngõ nhỏ sâu hun hút trong đêm tối vắng lặng, chỉ thấy những đốm lửa đom đóm lập loè, mà đêm càng tối thì đom đóm càng sáng càng cảm thấy một cảm giác dờn dợn.
Đây là hình ảnh điển hình của làng quê VN xưa.
Và cái nhìn của tác giả gần hơn vào trước nhà mình đó là " lưng giậu" mà nói đến lưng giậu thì phải chọn hoàn cảnh phù hợp. Tác giả đã phủ lên một làn khói nhạt của khói bếp lẫn sương thu buổi chiều muộn tạo nên sự lung linh huyền ảo.

Gió thu êm nhẹ nên trăng thu trên mặt nước không thể vỡ ra mà chỉ "loe" rồi lại trở lại như cũ, cả mặt ao phủ một màu vàng lóng lánh.
b, Tâm trạng nhà thơ
"Da trời ....đỏ hoe"

Bầu trời trong xanh nhưng NK buồn. Hai hình ảnh đối lập cho ta thấy một nỗi buồn sâu đậm : dù cảnh đẹp vẫn không làm vơi nỗi buồn trong lòng ông- nỗi cô đơn, cô độc.
" Rượu tiếng....say nhè"
NK uống rượu để� giải sầu nhưng rượu không làm ông vui lên được. Ông chỉ mới uống "năm ba chén đã say nhè", nỗi buồn trong lòng vẫn dâng đầy, vẫn trĩu nặng.
* Nghệ thuật
Cách gieo vần "oe, e" rất tự nhiên tạo cảm giác mở, mọi vật như chao đảo, lung linh.
Cách dùng từ láy rất riêng của NK.
III, Tổng kết
Lời thơ nhẹ nhàng ý thơ sâu sắc thể hiện tâm sự, nỗi niềm của tác giả.
Lối dùng từ rất đặc sắc.
Qua những bài thơ thu, thấy được NK rất gần gũi với cuộc sống ở thôn quê và tấm lòng tha thiết với cảnh đẹp của quê hương.
CẢM ƠN CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Phương Bắc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)