B4.Cao su

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dung | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: b4.Cao su thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Sơ đồ quy trình sơ chế cao su
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CAO SU SVR 3L, SVR 5
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CAO SU SVR 10, SVR 20
- Lọc: Tách những hợp chất cơ học cặn bã như cát, sạn, đá, sỏi, vỏ cây, những cục cao su bị đông tụ
- Pha loãng: Tách bớt các hợp chất tan trong nước.
Dùng nước mềm pha vào mủ cao su đến nồng độ khoảng 15 - 17%
- Đánh đông liên tục: Dùng hệ thống thùng quay và ống dẫn.
- Đánh đông gián đoạn: Dùng các bể chứa lớn có các vách ngăn. hoà mủ cao su vào các hoá chất như axit axetic (CH3COOH) hoặc axit foocmic (HCOOH) 1% quấy đều cho đến khi đông tụ hoàn toàn, khi đó latex phân thành hai phần: Phần cao su nổi trên bề mặt và phần serum (nước, các tạp chất tan trong nước).
- Sơ chế dạng lá: Các hạt cao su đông tụ được ép qua máy cán hai trục tạo thành các lá cao su.
- Sơ chế dạng sợi: Các hạt cao su đông tụ được đưa vào máy đùn dạng sợi để tạo sợi.
- Xông khói sơ bộ: Nhiệt độ 45oC, thời gian 24 giờ.
- Xông khói chính thức: Nhiệt độ 75oC, thời gian 24 giờ.
Lấy mủ cao su
Lọc cao su trong bể vách ngăn
Lọc cao su trong thùng quay
Sơ chế cao su dạng lá
Sấy cao su dạng lá
Sấy cao su dạng lá
Cán xéo cao su
Băm tinh cao su
Đóng bánh cao su
Đóng bánh cao su
Các yếu tố ảnh hưởng đến màu cao su
Câu hỏi thảo luận
Em hãy phân loại, so sánh tính chất của các loaị cao su?
Câu hỏi thảo luận
Em hãy phân biệt đặc tính của phối liệu cao su?
Phối liệu
Đặc tính
Sơ đồ quy trình hỗn luyện cao su
- Tăng độ dẻo cao su bởi lực và nhiệt để làm đứt các mạch cao su
- Thiết bị sơ luyện: Các máy cáncó hai quả lô có tốc độ vòng khác nhau để tạo ra lực xé đứt các mạch cao su sinh ra lực ma sát giữa cao su với cao su và cao su với quả lô.
- Tiến hành thả cao su vào giữa hai khe trục cán, quả lô nào chạy chậm thì cao su bám vào và sau 3 vòng thì cắt cao su trên trục ra. Cứ làm như vậy trong vòng 30 ? 40 phút thì xong một lần với khoảng 50 kg.
- Yêu cầu công nghệ gia công:
+ Thời gian đầu của quá trình sơ luyện khi cao su có tính đàn hồi cao, độ cứng cao, cao su được đưa vào khe hở trục cán với lượng nhỏ.
+ Chế độ nhiệt để sơ luyện phải được điều chỉnh và khống chế tốt khi phát sinh nhiệt từ cao su.
- Là quá trình trộn hoá chất, chất phụ gia vào trong cao su.
- Thiết bị hỗn luyện: Máy cán quả lô.
- Hoá chất và chất phụ gia được chia làm hai nhóm:
Nhóm 1: Lưu huỳnh, chất xúc tiến và chất trợ xúc tiến.
Nhóm 2: Chất phòng lão, chất làm mềm, chất tạo màu, chất độn....
Tiến hành: Đưa các chất thuộc nhóm hai vào trước, sau đó đưa các chất nhóm một vào để hỗn luyện giai đoạn hai.
Yêu cầu: Khi đưa các chất ở nhóm một vào thì phải dùng ngay không được để lâu, ở giai đoạn này ta phải khống chế nhiệt độ khoảng 80oC và thời gian để tránh hiện tượng kém lưu. Sản phẩm ra đến đâu ta kéo ra đến đó nhưng không nên xếp lại thành bó và không được xếp chồng lên nhau
- Phương pháp: Đùn, ép, ép phun.
- Sản phẩm của công đoạn tạo phôi này là các dải cao su làm đế giầy, làm pho, làm đầu bò, mặt nguyệt, viền đế và độn đế.
- Trong quá trình lưu hoá: Biến đổi các tính chất của cao su: tính chất mềm dẻo, chảy nhớt của hỗn hợp cao su dần dần giảm, tính đàn hồi cao, các tính chất cơ lý của hỗn hợp cao su đều biến đổi theo xu hướng tốt theo mục đích sử dụng như: Độ bền kéo đứt, độ giãn dài tương đối, khả năng chịu nhiệt,.
- Phương pháp và thiết bị lưu hoá:
+ Lưu hoá bằng nồi hơi, lưu hoá bằng bàn ép gia nhiệt.
+ Phương pháp lưu hoá bằng nồi hơi: Cung cấp nhiệt bằng hơi nước.
- Cấu tạo gồm nồi hơi và lò hấp:
+ Nồi hơi gồm : Đồng hồ đo áp nhiệt, rơle, thanh nhiệt, ống thuỷ sáng và bộ phận cấp hơi vào lò hấp.
+ Lò hấp: Thanh nhiệt, đồng hồ đo nhiệt, đồng hồ đo áp suất và bộ phận thoát hơi, xả khí nén trong quá trình lưu hoá.
Nhiệt độ to = 100 ? 115oC
áp suất p = 4 ? 5 at
- Phương pháp lưu hoá bằng bàn ép gia nhiệt:
+ Nhiệt độ to = 110 ? 130oC (tuỳ theo loại, lượng chất xúc tiến)
+ Thời gian phụ thuộc vào loại, lượng chất xúc tiến.
Mối quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian tỷ lệ nghịch với nhau: Nếu nhiệt độ tăng thì thời gian giảm và ngược lại.
Máy cán luyện cao su - dạng hở
Sản phẩm cao su sau sơ luyện
Hỗn luyện cao su
Sản phẩm cao su sau hỗn luyện ban đầu
Sản phẩm bím, đế cao su bằng phương pháp cán
Sản phẩm viền đế cao su bằng phương pháp đùn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)