B2:thong tin va du lieu(du gio)
Chia sẻ bởi Phạm Thị Thuý Diệu |
Ngày 25/04/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: B2:thong tin va du lieu(du gio) thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
Tiết 3 §2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (tiếp).
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết cách mã hoá thông tin cho máy tính.
– Biết cách biểu diễn các dạng thông tin (dạng số và phi số) trong máy tính theo nguyên lý mã hóa nhị phân.
Kĩ năng:
– Bước đầu biết mã hoá thông tin đơn giản thành dãy bit.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: -Giáo án.
-Tổ chức hoạt động nhóm.
-Kiến thức về các hệ đếm và các biểu thức biểu diến mối liên hệ giữa các hệ đếm thông qua các phương tiện trực quan.
Học sinh: - Khái niệm về thông tin và các dạng thông tin của máy tính.
-Thông tin được biểu diễn trong máy tính như thế nào?
-Kiến thức toán về các hệ đếm và cách chuyển đổi giữa các hệ đếm.
-SGK, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp (2p).
2. Kiểm tra bài cũ: (8p)
Câu hỏi 1: Thông tin là gì? Cho ví dụ?
Câu hỏi 2: Nêu các dạng thông tin? Cho ví dụ minh họa?
Đáp án:
Câu 1: Thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó.
Ví dụ: quyển sách tin học 10 có màu đỏ, dày 176 trang. Đó là thông tin về quyển sách Tin học 10.
Câu 2:Các dạng thông tin:
(văn bản: cuốn sách, vở ghi,…
(hình ảnh: bức tranh vẽ, bức ảnh chụp,…
(âm thanh: tiếng sóng biển, tiếng đàn, …
3. Giảng bài mới:
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu thế nào là Mã hoá thông tin trong máy tính
8
4. Mã hoá thông tin trong máy tính:
( Muốn máy tính xử lý được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là một cách mã hoá thông tin.
( Để mã hoá TT dạng văn bản dùng bảng mã ASCII gồm 256 kí tự được đánh số từ 0.. 255, số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự. Nếu dùng dãy 8 bit để biểu diễn thì gọi là mã ASCII nhị phân của kí tự.
( Bộ mã Unicode có thể mã hóa 65536(= 216) kí tự khác nhau, cho phép thể hiện trong máy tính văn bản của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
Đặt vấn đề: Tiết trước các em đã được học về khái niệm thông tin và các dạng thông tin trong máy tính. Vậy làm thế nào để máy tính có thể xử lí được các thông tin này? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung 4.“Mã hóa thông tin trong máy tính”.
( GV: Ví dụ có 8 bóng đèn( hình vẽ). giả sử ta dùng 2 kí hiệu: 1 - bóng sáng, 0 - bóng tối
Em hãy dùng các kí hiệu này để biểu diến các trạng thái tắt và sáng của 8 bóng đèn?
( HS: 01101001.
+ Giới thiệu bảng mã ASCII và hướng dẫn mã hoá một vài thông tin đơn giản
Ví dụ: Kí tự A
– Mã thập phân: 65
– Mã nhị phân là: 01000001 .
( GV: Cho các nhóm thảo luận tìm mã thập phân và nhị phân của một số kí tự: a, X, y, M.
( HS: Các nhóm tra bảng mã ASCII và đưa ra kết quả.
( GV: Giới thiệu bảng mã Unicode.
( HS: Nghe giảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
20
5. Biểu diễn thông tin trong máy tính:
a. Thông tin loại số:
( Hệ đếm: Là tập hợp các kí hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số.
– Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí.
( Hệ đếm La Mã: sử dụng các kí hiệu: I = 1, V = 5,
X = 10, L = 50, C = 100,
D = 500, M = 1000.
( Hệ thập phân: Sử dụng các kí hiệu: 0, 1, 2, …, 9.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Thuý Diệu
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)