B2. Lua chon thiet ke nghien cuu

Chia sẻ bởi Trần Xuân Minh | Ngày 02/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: B2. Lua chon thiet ke nghien cuu thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
B2: LỰA CHỌN THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4 dạng thiết kế phổ biến trong NCKHSPƯD
Thiết kế cơ sở AB hoặc thiết kế đa cơ sở AB
Vận dụng lựa chọn dạng thiết kế phù hợp cho một đề tài cụ thể
2
Thiết kế nghiên cứu
4 thiết kế được sử dụng phổ biến:

Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất.
Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương.
Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên.
Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên.
3
Thiết kế nghiên cứu
1. Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất
Kết quả sẽ được đo bằng việc so sánh chênh lệch giá trị trung bình của kết quả bài kiểm tra trước tác động và sau tác động.
Kết quả chênh lệchO2-O1>0  X (tác động) có ảnh hưởng tốt.
Tác động
Tác động: Giải pháp thay thế cho cách dạy/ giáo dục hiện hành được cụ thể hóa thành tài liệu và tiến hành thực nghiệm trên lớp.
Thí dụ: Hệ thống các bài dạy học/ giáo dục (PP/ Kthuật mới, biện pháp mới hoặc bài tập mới…) được thực hiện ở lớp thực nghiệm.
5
Lưu ý:
Nguy cơ đối với nhóm duy nhất

Một vấn đề đối với thiết kế sử dụng nhóm duy nhất là nguy cơ đối với độ giá trị của dữ liệu. Kết quả kiểm tra tăng lên có thể không phải do tác động mà do một số yếu tố khác không liên quan làm ảnh hưởng đến giá trị của dữ liệu.

Ví dụ: nhóm học sinh tham gia nghiên cứu đã có sự trưởng thành tự nhiên về năng lực trong khoảng thời gian tiến hành kiểm tra trước tác động và sau tác động.
 Thiết kế này đơn giản
6
Thí dụ: chọn lớp 9A là lớp duy nhất để tác động
7
Thiết kế nghiên cứu
2. Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương
N1: Nhóm thực nghiệm: Có tác động X bằng giải pháp thay thế. Dạy học theo nội dung thực nghiệm.
N2: Nhóm đối chứng: Dạy học theo cách GV vẫn thực hiện.
01, 02: Các bài kiểm tra trước tác động. 03,04 là bài kiểm tra sau tác động.
Kết quả bài kiểm traO3 - O4 > 0  X (tác động) có ảnh hưởng tốt.
8
Thí dụ: Chọn lớp 9A và 9B
tương đương nhau về: sĩ số, học lực môn Hóa trước đó.
9
Kết quả: O3 - O4 > 0  X (tác động) có ảnh hưởng

Ưu điểm :
Có thể kiểm soát được những nguy cơ đối với độ giá trị của dữ liệu, việc giải thích kết quả có giá trị hơn.
Những gì xảy ra gây ảnh hưởng tới nhóm thực nghiệm cũng có thể ảnh hưởng tới nhóm đối chứng.

Hạn chế :
Do học sinh không được lựa chọn ngẫu nhiên nên các nhóm vẫn có thể khác nhau ở một số điểm.
10
Thiết kế nghiên cứu
3. Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm được lựa chọn ngẫu nhiên
N1: Nhóm thực nghiệm, N2: Nhóm đối chứng
KQ chênh lệchO3 - O4 > 0  X (tác động) có ảnh hưởng tốt.
11
Thí dụ: Chọn ngẫu nhiên lớp 9A và lớp 9B. Mỗi lớp chọn 15 HS một cách ngẫu nhiên.
12
Ưu điểm:
Có thể kiểm soát được hầu hết những nguy cơ đối với giá trị của dữ liệu và việc giải thích có cơ sở vững chắc hơn.

Hạn chế:
- Lựa chọn ngẫu nhiên nhưng vẫn bảo đảm tương đương về trình độ của 2 nhóm ngẫu nhiên nên khó khăn hơn.


13
Thiết kế nghiên cứu
4. Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm được lựa chọn ngẫu nhiên

O3 – O4> 0  X (tác động) có ảnh hưởng
Thành viên của 2 nhóm được phân chia ngẫu nhiên đảm bảo tương đương.
14
Thí dụ: chọn 2 lớp ngẫu nhiên 9D và 9E
15
Ưu điểm:
Không có kiểm tra trước tác động đảm bảo không có nguy cơ liên quan đến kinh nghiệm làm bài kiểm tra.
Bớt được thời gian kiểm tra và chấm điểm

Hạn chế:
Có thể trình độ HS khó tương đương giữa hai nhóm do lựa chọn ngẫu nhiên.
Do đó có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra sau tác động.

16
Tóm tắt về các thiết kế nghiên cứu
17
Lưu ý
Người nghiên cứu sẽ lựa chọn thiết kế phù hợp nhất với điều kiện thực tế của môi trường nghiên cứu.
Bất kể thiết kế nào được lựa chọn, người nghiên cứu cần lưu ý đến những hạn chế và ảnh hưởng của nó tới nghiên cứu.
18
Thiết kế cơ sở AB
A: giai đoạn cơ sở (hiện trạng, chưa có tác động/can thiệp)
B: giai đoạn tác động
Có 3 trường hợp:
Thiết kế cơ sở AB: Thiết kế chỉ có 1 giai đoạn cơ sở A, 1 giai đoạn tác động B

Thiết kế ABAB: Khi ngừng tác động sau giai đoạn B – thực hiện giai đoạn A lần thứ hai. Sau đó làm lại giai đoạn B để khẳng định kết quả.

Thiết kế đa cơ sở AB: Có các giai đoạn cơ sở khác nhau (có giai đoạn cơ sở A khác nhau của các HS khác nhau)

19
Một số lưu ý khi áp dụng
B2. Lựa chọn thiết kế:

Thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất
- Ưu điểm: TK đơn giản
- Hạn chế: chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng do có tác động khác ví dụ như HS có kinh nghiệm làm bài KT…


Một số lưu ý khi áp dụng
Chuẩn bị tác động:
Tài liệu thực nghiệm: Rõ ràng, cụ thể thể hiện được giải pháp thay thế , đạt được mục tiêu đề ra.
Thực hiện dạy học/ giáo dục ở lớp thực nghiệm đảm bảo yêu cầu đặt ra.
Không thay đổi( tác động) ở lớp đối chứng.
Chuẩn bị đề kiểm tra trước và sau tác động sát mục tiêu đề ra để thu thập dữ liệu thô.
21
Một số lưu ý khi áp dụng
B2. Lựa chọn thiết kế:

Thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương
Chọn 2 lớp nguyên vẹn
Thiết kế 3 : Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm ngẫu nhiên
- Các nhóm ngẫu nhiêu phải đảm bảo sự tương đương
- Thiết kế khó thực hiện do chọn ngẫu nhiên nhưng phải bảo đảm tương đương.
Thiết kế 4 : Thiết kế kiểm tra sau tác động đối với nhóm ngẫu nhiên
Như với thiết kế 3

22
Một số lưu ý khi áp dụng
B2. Lựa chọn thiết kế:
Thiết kế cơ sở AB/đa cơ sở AB:
- Thực hiện với các đối tượng nghiên cứu “cá biệt”
- Giai đoạn A: tiến hành ghi chép hiện trạng
- Giai đoạn B: Tác động và tiến hành ghi chép kết quả quá trình tác động
- Đa cơ sở AB: có nhiều giai đoạn A (VD của 2 HS Chung và Hương)
- Thiết kế ABAB: thực hiện lần 2 (cả giai đoạn A và giai đoạn B)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Xuân Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)