AUV _ tụ

Chia sẻ bởi BÙI THỊ KIỀU NHI | Ngày 26/04/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: AUV _ tụ thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

- Dạng 1: Tính A, U, V của lực điện trường
Câu hỏi 1: Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BC:
A. 400V B. 300V C. 200V D. 100V
Câu hỏi 2: Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến Q, đến N, đến P trong điện trường đều như hình vẽ. Đáp án nào là sai khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường dịch chuyển điện tích trên các đoạn đường:
A. AMQ = - AQN B. AMN = ANP C. AQP = AQN D. AMQ = AMP


Câu hỏi 3: Hai tấm kim loại phẳng song song cách nhau 2cm nhiễm điện trái dấu. Muốn làm cho điện tích q = 5.10-10C di chuyển từ tấm này sang tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9J. Xác định cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại, biết điện trường bên trong là điện trường đều có đường sức vuông góc với các tấm, không đổi theo thời gian:
A. 100V/m B. 200V/m C. 300V/m D. 400V/m
Câu hỏi 4: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 2V. Một điện tích q = -1C di chuyển từ M đến N thì công của lực điện trường là:
A. -2J B. 2J C. - 0,5J D. 0,5J
Câu hỏi 5: Một hạt bụi khối lượng 3,6.10-15kg mang điện tích q = 4,8.10-18C nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại phẳng song song nằm ngang cách nhau 2cm và nhiễm điện trái dấu . Lấy g = 10m/s2, tính hiệu điện thế giữa hai tấm kim loại:
A. 25V. B. 50V C. 75V D. 100V
Câu hỏi 6: Một quả cầu kim loại khối lượng 4,5.10-3kg treo vào đầu một sợi dây dài 1m, quả cầu nằm giữa hai tấm kim loại phẳng song song thẳng đứng cách nhau 4cm, đặt hiệu điện thế giữa hai tấm là 750V, thì quả cầu lệch 1cm ra khỏi vị trí ban đầu, lấy g = 10m/s2. Tính điện tích của quả cầu:
A. 24nC B. - 24nC C. 48nC D. - 36nC
Câu hỏi 7: Giả thiết rằng một tia sét có điện tích q = 25C được phóng từ đám mây dông xuống mặt đất, khi đó hiệu điện thế giữa đám mây và mặt đất U = 1,4.108V. Tính năng lượng của tia sét đó:
A. 35.108J B. 45.108 J C. 55.108 J D. 65.108 J
Câu hỏi 8: Một điện tích điểm q = + 10μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC, nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m có đường sức điện trường song song với cạnh BC có chiều từ C đến B. Biết cạnh tam giác bằng 10cm, tìm công của lực điện trường khi di chuyển điện tích trên theo đoạn thẳng B đến C:
A. 2,5.10-4J B. - 2,5.10-4J C. - 5.10-4J D. 5.10-4J
Câu hỏi 9: Một điện tích điểm q = + 10μC chuyển động từ đỉnh B đến đỉnh C của tam giác đều ABC, nằm trong điện trường đều có cường độ 5000V/m có đường sức điện trường song song với cạnh BC có chiều từ C đến B. Biết cạnh tam giác bằng 10cm, tìm công của lực điện trường khi di chuyển điện tích trên theo đoạn gấp khúc BAC:
A. - 10.10-4J B. - 2,5.10-4J C. - 5.10-4J D. 10.10-4J
Câu hỏi 10: Mặt trong của màng tế bào trong cơ thể sống mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng 0,07V. Màng tế bào dày 8nm. Cường độ điện trường trong màng tế bào này là:
A. 8,75.106V/m B. 7,75.106V/m C. 6,75.106V/m D. 5,75.106V/m


Câu hỏi 1: Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: BÙI THỊ KIỀU NHI
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)