ATGT

Chia sẻ bởi Lại Hoàng Minh Phúc | Ngày 24/10/2018 | 187

Chia sẻ tài liệu: ATGT thuộc An toàn giao thông 5

Nội dung tài liệu:

1
2
3
7
6
5
4
8
9
Em hãy cho biết biển báo hiệu "Đường người đi bộ cắt ngang" và "Đường người đi xe đạp cắt ngang" đặt ở đâu? Nhằm mục đích gì ?
Trả lời: biển báo hiệu "Đường người đi bộ cắt ngang" và "Đường người đi xe đạp cắt ngang" đặt ở nơi có đường giành riêng cho người đi bộ qua đường, người đi xe đạp đi ngang qua để báo cho người điều khiển xe ô tô, xe máy biết phải cẩn thận, đi chậm đề phòng có người đi bộ qua đường hoặc người đi xe đạp qua đường
Em hãy mô tả hình dạng màu sắc của biển Hiệu lệnh và cho biết ý nghĩa của biển 305 - "Đường giành cho người đi bộ"?
Trả lời: Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, đường kính tỷ lệ thuận với tốc độ thiết kế, nền biển nền xanh lam, hình vẽ và chữ số màu trắng. Ý nghĩa: Các loại xe cơ giới v2 thô sơ kể cả các lọai xe được ưu tiên theo luật lệ nhà nước quy định khôn được phép đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Khi muốn đổi hướng người điều khiển xe đạp cần phải thực hiện những quy định đảm bảo quy tắc giao thông?

Trả lời: Khi đổi hướng (hoặc đổi làn xe), xe đạp phải giơ tay xin đường, không đổi hướng bất ngờ trên đường. Khi muốn rẽ, từ trước khi dến nơi đường giao nhau, người đi xe đạp phải đi chậm lại, chuyển hướng xe sang làn đường gần với chiều rẽ của mình (theo mũi tên kẽ trên đường), giơ tay xin đường rồi mới rẽ. Khi rẽ, đổi hướng, xe đạp phải nhường đường cho người đi bộ, cho người đi xe đạp khác đang đi trên đường và những xe đi ngược chiều.

Em hãy cho biết ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường?

Trả lời: Vạch kẻ đường là một daạng báo hiệu để ướng dẫn, tổ chức, điều khiển giao thông nhằm đảm bảo an toàn và khả năng thông xe.
- Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kế hợp với các loại biển báo hiệu giao thông hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
- Vạch kẻ đường bao gồm cả các vạch kẻ, mũi tên và các chữ viết. Vạch kẻ đường chia làm hai loại: + Vạch nằm ngang (kẻ trên mặt đường), + Vạch đứng (Kẻ trên thành vỉa hè và một số bộ phận khác của đường)
Em hãy cho biết người ta chia giao thông đường thuỷ ra làm mấy loại và có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: Người ta chia giao thông đường thuỷ ra làm 02 loại là GTĐT nội địa và giao thông đường biển. Giao thông đường thuỷ nội địa gồm các tuyến đường có khả năng khai thác giao thông vận tải trên các sông, kênh, rạch, cửa sông hồ, vịnh, ven bờ biển, đường ra các đả, đường nối các đảo; Giao thông đường biển là đường giao thông vận tải trên biển đi từ cảng biển nước này sang cảng biển nước khác.

Em hãy cho biết những điều kiện và đặc điểm của con đường đi an toàn?

Trả lời: Mặt đường phẳng, trải nhựa hoặc bê tông; Đường thẳng, ít khúc ngoặc, không bị che khuất tầm nhìn, đường một chiều; Đường hai chiều rộng có dải phân cách mềm (vạch kẻ đường) phân chia làn đường hoặc đường đôi; Có đèn chiếu sáng, có đủ biển báo giao thông, đèn hiệu ở các ngã ba ngã tư; có đường dành rêng cho người đi bộ qua đường; Có ít ngõ hẹp cắt ngang đường chính; Đường không dốc, trơn, không ở cạnh bờ vực, bờ sông; đường có vỉa hè không bị lấn chiếm; đường có lượng xe đi lại vừa phải không bị ùn tắc; đường không đi qua chợ, phố có bán hàng cồng kềnh ở hai bên đường.

Em hãy cho biết đường đô thị là đường nằm trong khu vực nào và có đặc điểm như thế nào?

Trả lời: Đường đô thị là đường trong thành phố, thị xã, đường đô thị thường đặt tên các danh nhân hoặc các địa danh và có những đặc điểm: Đường trải nhựa bằng phẳng, trên mặt đường có các vạch kẻ đường để hướng dẫn các xe chạy; hai bên đường có vỉa hè dành cho người đi bộ, có đèn chiếu sáng; Tại các ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu và biển báo hiện giao thông, có vạch người đi bộ qua đường.
Em hãy cho biết hiệu lệnh bằng tay của người sảnh sát điều khiển giao thông khi "Dang ngang hai tay hoặc một tay" có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: Khi cảnh sát điều khiển giao thông giơ tay hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải.
Em hãy cho biết quy tắc giao thông đối với người đi bộ?

+ Người đi bộ phải đi trên vỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi sát mép đường về phía bên tay phải của mình.
+ Khi đi bộ qua nơi có đường giao nhau phải nhìn đèn báo hiệu hoặc hiệu lệnh của người chỉ huy giao thông và đi ở lối dành riêng cho người đi bộ (đường kẻ sọc trắng)
+ Ở nơi không có lối dành riêng cho người đi bộ, khi sang đường phải quan sát kỹ và tự chịu trách nhiệm khi sang đường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lại Hoàng Minh Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)