Asean 3

Chia sẻ bởi Đào Duy Lâm | Ngày 26/04/2019 | 176

Chia sẻ tài liệu: Asean 3 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề Địa Lý
HIEP HOI CAC NUOC DONG NAM A
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác.
Các thành viên
Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia được liệt kê theo ngày gia nhập:
Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
Cộng hoà Indonesia
Liên bang Malaysia
Cộng hoà Philippines
Cộng hòa Singapore
Vương quốc Thái Lan
Các quốc gia gia nhập sau:
Vương quốc Brunei (ngày 7 tháng 1 năm 1984)
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
Papua Tân Guinea và Đông Timor là các thành viên quan sát của ASEAN
Mục đích hoạt động
Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hòa hợp,cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội
Nguyên tắc hoạt động
tự nguyên, tôn trọng chủ quyền mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn, cùng khẳng định vị trí của
Myanma

Pyi-daung-zu Myan-ma Naing-ngan-daw
Thủ đô Naypyidaw
19°17′N, 96°20′E
Thành phố lớn nhất Yangon
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Myanma
Chính phủ Độc tài quân phiệt 
-  • Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Than Shwe
  • Thủ tướng Soe Win
Độc lập 
- Ngày 
Diện tích 
- Tổng số 678,500 km² (hạng 39)
 - Nước (%) 3,06%
Dân số
 - Ước lượng 2004 54 triệu (hạng 27) 
- Mật độ 62 /km² 

GDP (PPP) Ước tính  
- Tổng số 74,53 tỉ Mỹ kim (hạng 60)  
- Theo đầu người 1.800 Mỹkim

 HDI (2003) 0,578 (trung bình) (hạng 129)
Đơn vị tiền tệ Kyat (MMK)
Múi giờ (UTC+6.5)
Tên miền Internet .mm (trước là .bu)
Mã số điện thoại +95
Myanma (tiếng Myanma: Myanma) còn có các tên cũ Miến Điện hay Diến Điện, tên đầy đủ là Liên bang Myanma (tiếng Myanma: Pyidaungzu Myanma Naingngandaw), là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Diện tích 676.577 km². Myanma giành được độc lập từ Anh 1948 và trở thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Myanma vào 1974 sau đó đổi thành Liên Bang Myanma vào 1988.
Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanma đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này thời hiện đại. Hệ thống chính trị của nước này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của Hội đồng hoà bình và phát triển quốc gia, chính phủ quân sự do Thống tướng Than Shwe lãnh đạo từ năm 1992. Từng là một nước thuộc địa bên trong Đế quốc Anh cho tới tận năm 1948, Myanma tiếp tục đấu tranh cải thiện những căng thẳng sắc tộc, và vượt qua những cuộc đảo chính. Nền văn hoá nước này bị ảnh hưởng nhiều từ các nước xung quanh, dựa trên một hình thức Phật giáo duy nhất có hoà trộn các yếu tố địa phương.
Myanma thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Việt Nam từ ngày 25 tháng 5 năm 1975.
Tên gọi
Myanma là tên gọi bắt nguồn từ tên địa phương Myanma Naingngandaw. Nó được sử dụng vào đầu thế kỷ 12 nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn chưa được sáng tỏ. Một gốc của tên gọi này là từ Brahmadesh trong tiếng Phạn có nghĩa là "mảnh đất của Brahma", vị thần Hindu của mọi sinh vật.
Năm 1989, hội đồng quân sự đổi tên tiếng Anh từ Burma thành Myanmar, cùng với nhiều thay đổi trong tên gọi tiếng Anh của nhiều vùng trong đất nước, chẳng hạn tên gọi trước kia của thủ đô đổi từ Rangoon thành Yangon. Tuy vậy, tên chính thức của đất nước trong tiếng Myanma là Myanma vẫn không đổi. Trong tiếng Myanma, Myanma là tên quốc gia, trong khi Bama (Burma lấy nguồn gốc từ đây) là tên gọi thông tục.
Sự thay đổi trong tên gọi là biểu hiện của một cuộc tranh cãi chính trị. Nhiều nhóm người Myanma tiếp tục sử dụng tên "Burma" vì họ không chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự cũng như sự đổi tên đất nước. Một vài chính phủ phương tây, chẳng hạn Hoa Kỳ, Úc, Ireland và Anh tiếp tục sử dụng tên "Burma", trong khi Liên minh châu Âu sử dụng cả hai. Liên Hợp Quốc sử dụng tên "Myanmar".
Việc sử dụng tên "Burma" vẫn còn phổ biến ở Hoa Kỳ và Anh. Trong tiếng Anh, người ta vẫn dùng từ "Burmese" như một tính từ
Ở phía bắc, núi Hengduan Shan tạo nên biên giới với Trung Quốc. Hkakabo Razi, nằm tại Bang Kachin, ở độ cao 5,881 m (19,295 feet), là điểm cao nhất Myanma. Ba dãy núi, Rakhine Yoma, Bago Yoma và Cao nguyên Shan nằm bên trong Myanma, cả ba đều chạy theo hướng bắc-nam từ dãy Himalayas.Các dãy núi phân chia ba hệ thống sông của Myanma, là Ayeyarwady,
Thanlwin và Sittang. Sông Ayeyarwady, con sông dài nhất Myanma, gần 2,170 km (1,348 dặm), chảy vào Vịnh Martaban. Các đồng bằng màu mỡ nằm ở các thung lũng giữa các dãy núi.Đa số dân cư Myanma sống trong thung lũng Ayeyarwady, nằm giữa Rakhine Yoma và Cao nguyên Shan.
Đa phần diện tích Myanma nằm giữa Hạ chí tuyến và Xích đạo. Myanma nằm trong vùng gió mùa Châu Á, các vùng bờ biển của nó nhận lượng mưa trung bình 5,000 mm (197 in) hàng năm. Lượng mưa hàng năm tại vùng đồng bằng gần 2,500 mm (98 in), trong khi lượng mưa trung bình hàng năm tại Vùng Khô, nằm ở trung tâm Myanma, chưa tới 1,000 mm (39 in). Các vùng phía bắc đất nước có khí hậu lạnh nhất, nhiệt độ trung bình 21°C (70°F). Các vùng duyên hải và đồng bằng có nhiệt độ trung bình 32°C (90°F)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm của Myanma góp phần giữ gìn môi trường và các hệ sinh thái. Rừng, gồm rừng nhiệt đới với loại gỗ tếch có giá trị kinh tế cao ở vùng hạ Myanma, bao phủ 49% diện tích đất nước. Các loại cây khác mọc ở vùng này gồm cao su, cây keo, tre, lim, đước, dừa, cọ. Trên những cao nguyên phía bắc, sồi, thông, và nhiều giống đỗ quyên khác bao phủ đa phần diện tích. Những vùng đất dọc bờ biển có nhiều cây ăn trái nhiệt đói. Tại Vùng Khô, thực vật thưa thớt và còi cọc hơn.
Các loại động vật rừng rậm tiêu biểu, đặc biệt hổ và báo có nhiều tại Myanma. Ở vùng thượng Myanma, có tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dương và voi nhà, sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp khai thác gỗ. Các loài có vú nhỏ hơn cũng rất nhiều từ vượn, khỉ tới cáo bay và heo vòi. Đáng chú ý là sự đa dạng các loài chim với hơn 800 loài gồm vẹt, peafowl, gà lôi, quạ, diệc và gõ kiến (paddybird). Trong số các loài bò sát có cá sấu, tắc kè, rắn mang bành, trăn và rùa. Hàng trăm loài cá nước ngọt, rất phong phú và là nguồn thực phẩm quan trọng.
Năm 1994, đất canh tác 15,3% (2% có tưới), đồng cỏ 0,5%, rừng và cây bụi 49,3%, các đất khác 34,9%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, kẽm, antimon, đồng, vonfram, chì, than, đá quý

Myanma là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập. Sau khi một chính phủ nghị viện được thành lập năm 1948, Thủ tướng U Nu đã nỗ lực biến Miến Điện trở thành một quốc gia thịnh vượng. Chính quyền của ông đã thông qua Kế hoạch kinh tế hai năm nhưng tiếc thay đây là một kế hoạch sai lầm. Vụ đảo chính năm 1962 tiếp sau là một kế hoạch phát triển kinh tế được gọi là Con đường Miến Điện tiến tới Chủ nghĩa xã hội, một kế hoạch nhằm quốc hữu hoá mọi ngành công nghiệp, ngoại trừ nông nghiệp. Năm 1989, chính phủ Myanma bắt đầu bãi bỏ kiểm soát tập trung hoá nền kinh tế và tự do hoá một số lĩnh vực kinh tế. Các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận như ngọc, dầu khí và lâm nghiệp vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Gần đây những ngành này đã được một số tập đoàn nước ngoài liên doanh cùng chính phủ tham gia khai thác.
Myanma bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987. Từ năm 1992, khi Than Shwe lên lãnh đạo quốc gia, chính phủ đã khuyến khích du lịch. Tuy nhiên, chưa tới 750,000 du khách tới nước này hàng năm. Các doanh nghiệp tư nhân thường là đồng sở hữu hay thuộc sở hữu trực tiếp của Tatmadaw. Trong những năm gần đây, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triển quan hệ với chính phủ nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế. Nhiều quốc gia khác, trong đó gồm cả Hoa Kỳ, Canada và Liên minh Châu Âu, đã áp đặt các lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với Myanma. Đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.
Ở thời thuộc địa Anh, Miến Điện là một trong những nước giàu có nhất vùng Đông Nam Á. Đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là nước cung cấp dầu khí thông qua Công ty Dầu khí Miến Điện. Miến Điện cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào. Họ sản xuất 75% lượng gỗ tếch của thế giới, và dân cư có tỷ lệ biết đọc biết viết cao. Nước này từng được tin tưởng sẽ có tương lai phát triển nhanh chóng.
Ngày nay, Myanma thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Trao đổi hàng hoá chủ yếu qua biên giới với Thái Lan, và đó cũng là đầu mối xuất khẩu ma tuý lớn nhất, và dọc theo Sông Ayeyarwady. Đường sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa chữa từ khi được xây dựng trong thập niên 1800. Đường giao thông thường không được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn. Thiếu hụt năng lượng là điều thường thấy trong nước, kể cả tại Yangon. Myanma cũng là nước sản xuất thuốc phiện lớn thứ hai thế giới, chiếm 8% tổng lượng sản xuất toàn cầu và là nguôn cung cấp các tiền chất ma tuý lớn gồm cả amphetamines. Các ngành công nghiệp khác gồm sản phẩm nông nghiệp, dệt may, sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng, kim cương, kim loại, dầu mỏ và khí ga. Việc thiếu hụt nguồn nhân công trình độ cao cũng là một vấn đề ngày càng tăng đối với kinh tế Myanma.
Nông nghiệp chiếm 59,5% GDP và 65,9% lao động. Công nghiệp chế biến chiếm 7,1% GDP và 9,1% lao động; khai khoáng 0,5% GDP và 0,7% lao động; xây dựng 2,4% GDP và 2,2% lao động; thương mại 23,2% GDP và 9,7% lao động; tài chính, dịch vụ và công chính 1,5% GDP và 8,1% lao động. GDP/đầu người: 2.399 USD (1995); GNP/đầu người: 2610 USD (1996). Sản phẩm nông nghiệp chính (1999): lúa 17 triệu tấn, mía 5,4 triệu tấn, đậu 1,9 triệu tấn, lạc 562 nghìn tấn, ngô 303 nghìn tấn, vừng 210 nghìn tấn, bông 158 nghìn tấn. Chăn nuôi: bò 10,7 triệu, lợn 3,7 triệu, trâu 2,4 triệu, cừu và dê 1,7 triệu, vịt 6,1 triệu, gà 39 triệu. Gỗ tròn 22,4 triệu m³ (1998). Đánh bắt cá 917,7 nghìn tấn (1997). Sản phẩm công nghiệp chính: khai khoáng (đồng 14,6 nghìn tấn, thạch cao 40,6 nghìn tấn, chì 1,6 nghìn tấn, thiếc 154 tấn); chế biến (xi măng 513 nghìn tấn, phân hoá học 66 nghìn, đường 43 nghìn; 1996). Năng lượng (1996): điện 4,3 tỉ kW.h, than 72 nghìn tấn, dầu thô 2,8 triệu thùng, khí đốt 1,6 tỉ m³. Giao thông: đường sắt 3955 km (1999-2000), đường bộ 28,2 nghìn km (1996, rải nhựa 12%).
Xuất khẩu (1997-98) 5,4 tỉ kyat (nông sản 26,9%, gỗ và cao su 15,7%). Bạn hàng chính: Singapore 13,2%; Thái Lan 11,9%; Ấn Độ 22,6%; Trung Quốc 10,6%; Hồng Kông 5,8%. Nhập khẩu (1997-98) 12,7 tỉ kyat (máy móc và thiết bị vận tải 28,6%, tư liệu sản xuất 48%, hàng tiêu dùng 4,3%). Bạn hàng chính: Singapore 31,1%, Thái Lan 9,8%, Trung Quốc 9,4%, Malaysia 7%.
Đơn vị tiền tệ: kyat Myanma. Tỉ giá hối đoái: 1USD = 6,25 kyat (10/2000

Philippines
Republika ng Pilipinas
Khẩu hiệu
Maka-Diyos, Makatao, Makakalikasan, at Makabansa (tiếng Philippines: Hướng về Chúa, Nhân dân, Thiên nhiên, và Quốc gia)
Quốc ca
Lupang Hinirang

Thủ đô Manila
14°35′N,121°0′E
Thành phố lớn nhất Thành phố Quezon
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Tagalog
Tiếng Anh
Chính phủ Cộng hoà 
-  • Tổng thốngGloria Macapagal Arroyo
Độc lập 
- • Tuyên bố
 • Công nhận 
Diện tích 
- Tổng số 300,000 km² (hạng 71)
- Nước (%) 0,6%
Dân số 
- Ước lượng tháng 6, 2005 87.857.473 (hạng 12) 
- Điều tra 2000 76.498.735 (hạng 12) 
- Mật độ 276 /km² (hạng 27)

GDP (PPP) Ước tính 2005 
- Tổng số 451,3 tỷ đô la Mỹ (hạng 25) 
- Theo đầu người 5.100 đô la Mỹ (hạng 108)
HDI (2003) 0,758 (trung bình) (hạng 84)
Đơn vị tiền tệ Peso (PHP)
Múi giờUCT (UTC+8)
Tên miền Internet .ph
Mã số điện thoại +63
Cộng hoà Philippines (tiếng Philippines: Republika ng Pilipinas), hay Philippines (tiếng Philippines: Pilipinas), trong tiếng Việt còn được gọi là Phi Luật Tân hay Philippine, là một nước ở Đông Nam Á có thủ đô là Manila. Nước này trải dài 1.210 kilômét (750 dặm) từ lục địa châu Á và gồm 7.107 hòn đảo được gọi là Quần đảo Philippines, gần 700 đảo có người ở.
Philippines cùng với Đông Timor là hai nước tại châu Á có cộng đồng Công giáo La Mã chiếm đa số dân và là một trong những nước có mức độ tây phương hoá cao, một sự hoà trộn độc nhất giữa Đông và Tây. Tây Ban Nha và Hoa Kỳ có lẽ là những nước có ảnh hưởng văn hoá lớn nhất tới nước này, bởi vì quần đảo Philippines từng là thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn 350 năm và là thuộc địa của Hoa Kỳ trong gần 50 năm. Tuy hầu hết diện tích vẫn là nông nghiệp, Philippines là một địa chỉ quan trọng cung cấp nguồn outsourcing và là một nhà xuất khẩu sản phẩm điện tử và nhân công. Số tiền người Philippine ở nước ngoài chuyển về chiếm một phần quan trọng trong Tổng sản phẩm quốc nội nước này.
Tên nước này có nguồn gốc từ việc Ruy López de Villalobos đặt tên hai hòn đảo Samar và Leyte là Las Islas Filipinas theo tên vua Philip II của Tây Ban Nha trong chuyến viễn chinh không thành công của ông năm 1543. Quần đảo từng được gọi theo nhiều cái tên như Đông Ấn Tây Ban Nha, Nueva Castilla và Quần đảo San Lázaro. Cuối cùng, cái tên Filipinas được dùng để chỉ toàn bộ quần đảo
Các biểu tượng quốc gia của Philippines
Cờ Quốc kỳ (Pambansang Watawat)
Quốc caLupang Hinirang
Bài hátPilipinas Kong Mahal
Động vậtTamaraw
ChimĐại bàng Philippines
HoaHoa nhài Ả Rập (Sampaguita)
CâyAngsana (Narra)
LáAnahaw
QuảXoài
Thể thaoSipa
Trang phụcBarong và Baro`t saya
Anh hùngJosé P. Rizal
Philippines là một quần đảo với 7.107 hòn đảo với tổng diện tích đất liền gần 300.000 kilômét vuông (116.000 dặm vuông. mi). Nó nằm giữa 116°40` và 126°34` đông, và 4°40` và 21°10` bắc, giáp với Biển Philippines ở phía đông, Biển Nam Trung Quốc ở phía tây, và Biển Celebes ở phía bắc. Đảo Borneo nằm cách vài trăm kilômét về phía tây nam và Đài Loan thẳng phía bắc. Moluccas và Sulawesi ở phía nam và Palau ở phía đông phía trên Biển Philippines.
Thông thường quốc đảo này được chia thành ba nhóm đảo: Luzon (Vùng I đến V, NCR & CAR), Visayas (VI đến VIII) và Mindanao (IX đến XIII & ARMM). Cảng biển đông đúc Manila, ở Luzon, là thủ đô quốc gia và là thành phố lớn thứ hai sau vùng ngoại ô của nó là Thành phố Quezon.
Khí hậu của Philippines nóng, ẩm, nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,5°C (79,7°F). Có ba mùa: Tag-init hay Tag-araw (tháng nóng hay mùa hè từ tháng 3 đến tháng 5), Tag-ulan (mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11) và Taglamig (mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 2). Gió mùa tây nam (tháng 5 – tháng 10) được gọi là "habagat" và gió mùa đông bắc khô (tháng 1 – tháng 4) là "amihan".
Đa số các vùng đảo núi non thường có mưa rào nhiệt đới và có nguồn gốc núi lửa. Điểm cao nhất là Núi Apo ở Mindanao 2.954 mét (9.692 ft). Có nhiều núi lửa đang hoạt động như Núi lửa Mayon, Núi Pinatubo và Núi lửa Taal. Nước này cũng nằm bên trong vành đai bão Tây Thái Bình Dương và hàng năm phải nhận khoảng 19 cơn bão.
Nằm ở rìa phía tây bắc của Vành đai núi lửa Thái Bình Dương, Philippines thường xảy ra động đất và các hoạt động núi lửa. Khoảng 20 trận động đất được ghi nhận mỗi ngày ở Philippines, dù đa số là quá nhẹ để nhận ra được.
Dù từng là quốc gia giàu có thứ hai ở châu Á, sau Nhật Bản, Philippines dần trở thành một trong những nước nghèo nhất trong vùng từ khi giành lại độc lập năm 1946. Vì giảm nhu cầu đối với các sản phẩm của Philippines, Hoa Kỳ đã rút đi và tham nhũng, suy sụp kinh tế đã tăng lên mạnh mẽ trong những năm đầu thập niên 1980. Khoảng 10% GNP bị mất vì tham nhũng và những "người bạn tư bản" (crony capitalism) trong giai đoạn này. Phục hồi kinh tế đã diễn ra khá mạnh mẽ, nhưng so với các nước Đông Á khác, tốc độ này vẫn còn chậm. Xếp hạng hiện tại của Philippines là 118 trong tổng số 178 nước GDP theo đầu người (danh nghĩa).
Trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, kinh tế Philippines đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều này càng trầm trọng hơn vì giá cả tăng cao, lạm phát, và thiên tai. Tăng trưởng kinh tế giảm từ 5% năm 1997 xuống 0.6% năm 1998, nhưng đã hồi phục tới khoảng 3% năm 1999 và 4% năm 2000 và tới năm 2004, lên hơn 6% trên năm. Chính phủ đã hứa hẹn sẽ tiếp tục cải cách kinh tế để đạt mức tăng trưởng tương đương với các nước công nghiệp mới ở Đông Á. Những nỗ lực nhằm cải thiện kinh tế đã bị ngăn cản bởi một khoản nợ công cộng lên tới 77% GDP. Ngân sách cho các khoản nợ còn cao hơn ngân sách cho giáo dục và quốc phòng cộng lại. Nguồn thu không đồng đều cũng là một vấn đề nghiêm trọng.

Chiến lược của chính phủ cho một sự phục hồi kinh tế gồm cải thiện hạ tầng, kiểm tra hệ thống thuế để tăng thu nhập cho chính phủ, giảm can thiệp và tăng cường tư nhân hoá nền kinh tế, tăng giao thương với các nước trong vùng. Những triển vọng tương lai phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế của hai đối tác thương mại chính, Hoa Kỳ và Nhật Bản, và một cơ cấu hành chính rõ ràng cũng như các chính sách thích hợp của chính phủ. Philippines phần lớn vẫn là nước đang phát triển với nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nhưng công nghiệp nhẹ và dịch vụ cũng đã dần tăng cao. Trong những năm gần đây, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực trả lời điện thoại và xử lý thông tin (BPO) đã di chuyển sang Philippines, mang lại hàng nghìn công việc và cải thiện dịch vụ của họ với nhiều khách hàng, trong số đó có cả các công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Philippines có một trong những nền công nghiệp BPO phát triển nhất châu Á. Đồng peso Philippines được Forbes coi là đồng tiền được quản lý tốt nhất năm 2005. Một luật thuế giá trị gia tăng (E-VAT) mở rộng mới đã được áp dụng từ ngày 1 tháng 11 năm 2005, như một biện pháp nhằm cắt giảm nợ nước ngoài và cải thiện các dịch vụ chính phủ như giáo dục, sức khoẻ, phúc lợi xã hội, và xây dựng đường xá.
Philippines là một thành viên của Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế khác, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Kế hoạch Colombo và G-77



Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới nước Myanma và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào còn được gọi là "đất nước Triệu Voi" hay Vạn Tượng; ngôn ngữ của nước này là tiếng Lào. Trước đây Lào còn có tên là Ai Lao

Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao
Lào
Khẩu hiệu
"Hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng“
Quốc ca
Pheng Xat Lao

Thủ đô:Viêng Chăn (Vạn Tượng)
Ngôn ngữ chính thức:Tiếng Lào
Chính phủ: Xã hội chủ nghĩa, một đảng 
Chủ tịch nước:Choummali Saignason
Thủ tướng:Bouasone Bouphavanh
 Diện tích:Tổng số 236,800 km² (hạng 79)
Nước (%):2%
Dân số5.635.967  
 Mật độ24 /km² (hạng 101)
GDP (PPP): tỉ Mỹ kim  
 Theo đầu ngườiMỹ kim 
Đơn vị tiền tệ: Kíp (LAK)
Múi giờĐNÁ (UTC+7)  
Tên miền Internet.la
Mã số điện thoại+856
Địa lý
Lào là một đất nuớc không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp bao phủ các khu vực núi đồi lởm chởm. Đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m với một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy qua phần lớn biên giới phía tây với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông với Việt Nam.
Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới với đặc trưng là có mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse.
Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng
Kinh tế
Lào - một trong số ít các nước cộng sản còn lại - đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Kết quả từ một xuất phát điểm thấp là rất ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây không có đường sắt, hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị.
Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng
Brunei
برني دارالسلام
Khẩu hiệu
Luôn phục vụ với sự dẫn dắt của Chúa
Quốc ca
Allah Peliharakan Sultan
Thủ đô Bandar Seri Begawan
(và là thành phố lớn nhất) 4°55′N, 114°55′E
Ngôn ngữ chính thức tiếng Malay
Chính phủ Quân chủ chuyên chế 
- Quốc vương Hassanal Bolkiah
Độc lập 
- từ chế độ bảo hộ Anh 
Diện tích 
- Tổng số 5,765 km² (hạng 170)
- Nước (%)8,6%
Dân số 
- Ước lượng 2005 374.000 (hạng 173) 
- Điều tra 2001 332.844 (hạng 173) 
- Mật độ 65 /km² (hạng 104)

GDP (PPP) Ước tính 2005 
- Tổng số $6,842 tỷ đô la Mỹ (hạng 148) 
- Theo đầu người 24.143đô laMỹ (hạng 28)

HDI (2003) 0,866 (cao) (hạng 33)
Đơn vị tiền tệ Ringgit Brunei (BND)
Múi giờ (UTC+ 8)
Tên miền Internet .bn
Mã số điện thoại +673¹
Negara Brunei Darussalam, thường được gọi là Vương quốc Hồi giáo Brunei hay đơn giản là Brunei, là một nước nằm trên đảo Borneo, ở Đông Nam Á. Ngoài đường bờ biển ở Biển Đông, nước này hoàn toàn bị Đông Malaysia bao bọc. Nước Brunei giàu dầu lửa và khí gas là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.
Brunei lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 29 tháng 2 năm 1992
Lịch sử
Vương quốc Brunei là một nước rất mạnh trong khoảng thế kỷ 14 tới thế kỷ 16. Lãnh thổ của nó bao gồm vùng phía nam Philippines, Sarawak và Sabah. Ảnh hưởng từ châu Âu dần chấm dứt thời gian hiện diện với tư cách một quyền lực trong vùng này. Sau đó, Brunei có một cuộc chiến ngắn với Tây Ban Nha và họ đã giành chiến thắng. Tuy nhiên, tới thế kỷ 19 Brunei đã mất phần lớn đất đai của mình vào tay White Rajahs ở Sarawak.
Có một cuộc nổi loạn nhỏ chống lại chế độ quân chủ trong thập niên 1960, nhưng đã bị Anh ngăn chặn. Sự kiện này được gọi là Cuộc nổi dậy Brunei và một phần nó đã làm ý tưởng thành lập Liên bang bắc Borneo đổ vỡ. Cuộc nổi dậy cũng gây ảnh hưởng tới quyết định của Brunei không tham gia vào Liên bang Malaysia. Brunei là một bảo hộ của Anh từ 1888 đến 1984.
Brunei gồm hai phần rời nhau; 97% dân số sống ở vùng phía tây lớn hơn, chỉ khoảng 10,000 người sống ở vùng núi phía đông, vùng Temburong. Các thành phố lớn gồm thủ đô Bandar Seri Begawan (khoảng 46,000 dân), thành phố cảng Muara và những vùng sản xuất dầu lửa Seria và Kuala Belait.
Khí hậu ở Brunei là khí hậu nhiệt đới-cận xích đạo, với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và mưa nhiều.
Kinh tế
Đất nước nhỏ và có nền kinh tế giàu có này có một sự pha trộn giữa truyền thống làng xã, những tiêu chuẩn an sinh xã hội, những quy định của chính phủ và một kiểu quan hệ kinh doanh vừa mang tính bản địa vừa mang tính ngoại lai. Sản xuất dầu thô và khí tự nhiên chiếm gần một nửa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Brunei có những khoản thu lớn từ đầu tư nước ngoài và từ sản xuất trong nước. Chính phủ cung cấp mọi dịch vụ y tế bao cấp thực phẩm và nhà ở. Các nhà lãnh đạo Brunei e ngại rằng sự gia tăng hội nhập bền vững trong nền kinh tế thế giới sẽ gây ảnh hưởng tới sự bền vững xã hội trong nước dù nước này đang có một vị thế nổi bật khi nắm giữ chức chủ tịch của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC 2000. Các kế hoạch của nhà nước nhằm cải thiện nguồn nhân lực, giảm bớt thất nghiệp, tăng sức mạnh cho hệ thống ngân hàng và lĩnh vực du lịch, và nói chung là mở rộng thêm cơ sở nền tảng kinh tế.
Campuchia
Khẩu hiệu
(Tiếng Khmer: "Quốc gia, Tôn giáo, Hoàng thượng“)
Quốc ca
Nokoreach
Thủ đô Phnom Penh
(và là thành phố lớn nhất) 11°31′N, 104°49′E
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Khmer
Chính phủ Quân chủ lập hiến dân chủ
 -  • Vua Norodom Sihamoni
 • Thủ tướng Hun Sen
Độc lập 
-  • Từ sự cai trị của Pháp
 • Sau sự chiếm đóng của Việt Nam 

Diện tích 
- Tổng số 181,040 km² (hạng 87)
- Nước (%) 2,5%

Dân số 
- Ước lượng 2004 13.363.421 (hạng 65) 
- Điều tra 1998 11.437.656 (hạng 65) 
- Mật độ 74 /km² (hạng 121)

GDP (PPP) Ước tính 2003 
- Tổng số 29,344 tỉ Mỹ kim (hạng 86) 
- Theo đầu người 2.189 Mỹ kim (hạng 132)

HDI (2003) 0,571 (trung bình) (hạng 130)
Đơn vị tiền tệ Riel² (KHR)
Múi giờ ĐNÁ (UTC+7)
 - Mùa hè (DST) ĐNÁ (UTC+7)
Tên miền Internet .kh
Mã số điện thoại +855
Vương quốc Campuchia (chữ Khmer: ), cũng còn được gọi là Căm Bốt (theo tiếng Pháp: Cambodge) hay Cao Miên (theo âm Hán-Việt của từ "Khmer"), là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, nằm nối liền với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á.
Địa lý
Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km², có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.
Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan
Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38°C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.
Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
Kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại một cách đáng kể trong thời kỳ 1997-1998 vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung đột chính trị. Đầu tư nước ngoài và du lịch giảm mạnh. Trong năm 1999, năm đầu tiên có được hòa bình thực sự trong vòng 30 năm, đã có những biến đổi trong cải cách kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức 5%. Mặc dù bị ngập lụt tràn lan, GDP tăng trưởng ở mức 5.0% trong năm 2000, 6.3% trong năm 2001 và 5.2% trong năm 2002. Du lịch là ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh nhất của Campuchia, với số du khách tăng 34% trong năm 2000 và 40% trong năm 2001 trước sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ. Mặc dù đạt được những sự tăng trưởng như vậy nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn. Dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là ở vùng nông thôn nghèo đói gần như chưa có các điều kiện cần thiết của cơ sở hạ tầng. Sự lo ngại về không ổn định chính trị và tệ nạn tham nhũng trong một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu tư nước ngoài và làm chậm trễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính quyền đang phải giải quyết các vấn đề này với sự hỗ trợ của các tổ chức song phương và đa phương.
Campuchia đã gia nhập tổ chức Tổ chức Thương mại Thế giới từ ngày 13 tháng 10 năm 2004.
Đầu năm 2007, nhiều nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Đại học Harvard và nhiều tổ chức uy tín khác trên thế giới được công bố: cho rằng Campuchia có trữ lượng có thể lên đến 2 tỉ thùng dầu và 10.000 tỉ mét khối khí đốt.
Thái Lan
Racha-anachakra Thai
Vương Quốc Thái Lan
ราชอาณาจักรไทย
Khẩu hiệu
Quốc gia, tôn giáo, quốc vương
Quốc ca
Phleng Chat

Thủ đô Bangkok
(và là thành phố lớn nhất) 13°45′N, 100°30′E
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Thái
Chính phủ Quân chủ nghị viện dưới
Chuyên chế quân phiệt 
-  • Quốc vương Bhumibol Adulyadej
• Thủ tướng Surayud Chulanont
• Chủ tịch hội đồng an Tướng SondhiBoonyaratkalin
ninh quốc gia
Vương quốc 
  • Vương quốc Sukhothai
 • Vương quốc Ayutthaya
 • Taksin
 • Nhà Chakri 
Diện tích 
- Tổng số 514,000 km² (hạng 49)
- Nước (%) 0,4%
Dân số 
- Ước lượng 2005 65.444.371 (hạng 19) 
- Điều tra 2002 62.354.402 (hạng 19) 
- Mật độ 127 /km² (hạng 59)

GDP (PPP) Ước tính 2002 
- Tổng số 559,5 tỷ Mỹ kim (hạng 20) 
- Theo đầu người 8.542 đô la (hạng 72)
Đơn vị tiền tệ ฿ Baht (THB)
Múi giờ ĐNÁ (UTC+7) 
- Mùa hè (DST) ĐNÁ (UTC+7)
Tên miền Internet .th
Mã số điện thoại +66
Vương Quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachakra Thai) là một nước Đông Nam Á, phía bắc và đông bắc giáp Lào, phía đông nam giáp Campuchia, phía nam giáp Vịnh Thái Lan và Mã Lai, phía bắc và tây bắc giáp Myanma,phía tây nam giáp biển Andaman.
Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 11 tháng 5 năm 1949. Từ Thái (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là "tự do". Thái cũng là tên của người Thái–là sắc dân trong đó có khá nhiều người hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc vẫn lấy tên là Xiêm. Từ "Thái Lan" trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh Thailand (trong đó land nghĩa là đất nước, xứ sở), dịch từ ประเทศไทย (Prathet Thai) nghĩa là nước Thái.
Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 6 tháng 8 năm 1976.
Địa lí
Với diện tích 514,000 km² (tương đương diện tích Việt Nam + Lào), Thái Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma.
Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều. Từ giữa tháng 5 cho tới tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Từ tháng 10 đến giữa tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía Nam luôn luôn nóng, ẩm.
Thái Lan là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
Kinh tế
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch 9. Những năm 1970 Thái thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.
Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 đô la, đồng baht chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước.
Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng Thaksin Shinawatra, thường được gọi bằng tên Thaksinomics. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Duy Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 14
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)