ASEAN

Chia sẻ bởi Trần Thị Hồng Loan | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: ASEAN thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

1
Bài thuyết trình nhóm 2
Tìm hiểu về:
Các tổ chức liên minh kinh tế
2
Liên minh kinh tế là gì???
Liên minh kinh tế hay còn gọi là liên kết kinh tế: hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế kí kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước.
3
Mục tiêu
Tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau.


4
ASEAN
Association of Southeast Asia Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Đến năm 1999, ASEAN gồm 10 thành viên (riêng Đông Timo chưa kết nạp).
5
Mục tiêu
- Duy trì và tăng cường hòa bình, an ninh và ổn định cũng như sự vững chắc của khu vực, bảo đảm ASEAN là một khu vực phi vũ khí hạt nhân
- Tạo ra thị trường chung, thống nhất có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do lưu thông.
- Tăng cường dân chủ, thiết lập cơ quan giám sát về nhân quyền.
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ các nước thành viên.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ.
- Tăng cường phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tài nguyên và các di sản văn hóa.
- Phát triển nguồn nhân lực qua hợp tác giáo dục,…

6
Mức ảnh hưởng đến Việt Nam
Cơ hội:
Hoà nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước Đông Nam Á
Thu hút vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu hợp tác trên lĩnh vực KHKT, Công Nghệ để phát triển
Mở rộng giao lưu hợp tác trên lĩnh vực
Tăng cường an ninh quốc phòng trên đát liền cũgn như trên biển

7
b. Thách thức
- những vấn đề phức tạp về các loại hình văn hoá đồi truỵ xâm nhập, ảnh hưởng vào nước
- Mặt khác một số vấn đề cạnh tranh không lành mạnh của một số phần tử xấu từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập hòng phá hoại kinh tế đất nước, kéo theo là những âm mưu thù địch....
8
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( viết tắt là APEC) là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương
APEC được thành lập vào tháng 11 năm 1989 với 12 thành viên sáng lập: Úc, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ
9

Hiện nay, APEC gồm 21 thành viên, ngoài 12 thành viên sáng lập, các thành viên khác bao gồm: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông, Đài Loan, Mexico, Papua New Guinea, Chile, Peru, Nga và Việt Nam.
10
Mục tiêu

Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của các dân tộc trong khu vực và qua đó góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế thế giới;
phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới.
11
khuyến khích các luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ; phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi ích của các nước châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác;
cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan thuộc Tổ chức Thương mại thế giới (GATT/WTO) ở những lĩnh vực thích hợp và không làm tổn hại tới các nền kinh tế khác.
12
Liên minh Châu Âu
(EU)
Tiếng Anh: European Union, viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên chủ yếu thuộc Tây Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC).Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm 30% (18,4 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương đương của thế giới.
13
Mục tiêu
Khai thông bế tắc trong hiến pháp EU
Giải quyết các vấn đề về thay đổi khí hậu toàn cầu, an ninh và năng lượng
14
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại.
15
Mục tiêu
Tự do hóa thương mại cả về hàng hóa và dịch vụ thông qua các cuộc đàm phán, loại bỏ thuế quan cùng các hạn chế về số lượng hàng hóa, các trở ngại phi thuế quan khác.
Không phân biệt đối xử thông qua chế độ tối huệ quốc (MFN) và chế độ đối xữ quốc gia (NT); vận dụng mềm dẽo các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế theo các thoả thuận riêng và các ngoại lệ.
 

Xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho mở rộng thương mại quốc tế với đảm bảo thông suốt, chắc chắn và dự báo được các diễn biến có thể xãy ra.
Tăng cường khả năng trao đổi, tham khảo ý kiến giữa các nước thành viên trong giải quyết các tranh chấp thương mại để hạn chế thiệt hại, đảm bảo thể chế hóa qui chế chung và sự tôn trọng các điều ước đã ký.
16
ảnh hưởng tới Việt Nam
1. Cơ hội :
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
tiếp cận những công nghệ tiên tiến, những thị trường tài chính hàng đầu của thế giới.
nâng cao vị thế trong các mối quan hệ quốc tế.
hội hoàn thiện các chính sách kinh tế; các cơ quan quản lý Nhà nước cũng sẽ hoàn thiện hoạt động, tuân thủ quy chế WTO
17
2. Thách thức :
phải thực hiện hàng loạt những cam kết, những thỏa thuận đã ký trong những hiệp định thương mại song phương, đa phương, cũng như quy chế WTO, trong khi đó, hệ thống chính sách kinh tế của ta đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ.
18
đòi hỏi nhà nước cần đẩy nhanh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có khả năng tiếp thụ những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, những công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quản lý để đáp ứng yêu cầu của bộ máy quản lý đa năng và chuyên nghiệp hóa.
19
The end
Thank you!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hồng Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)