ARN

Chia sẻ bởi Lê Phương Thảo | Ngày 08/05/2019 | 147

Chia sẻ tài liệu: ARN thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

AXIT RIBONUCLEIC
_TRẦN NGỌC MINH NHẬT
_HỒ ĐĂNG VŨ
_LÊ PHƯƠNG THẢO
_NGUYỄN DUY LINH
_LÊ CÔNG THIỆN
_TRẦN ĐỨC ANH
_TRẦN AN PHONG
_LÊ BÁ KHÁNH MINH
_NGUYỄN QUỐC KHÁNH
_NGUYỄN QUANG KHẢI
I. CẤU TRÚC
* Axit ribonucleic (viết tắt ARN hay RNA) là một trong hai loại axít nucleic, là cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử.
_ Thành phần hóa học: C, H, O, N, P.
_ ARN là 1 đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đơn phân mà các đơn phân là các ribonucleotit (riboNu).
I. CẤU TRÚC
_ ARN được cấu tạo từ 3 thành phần chính:
+ Đường ribose (C5H10O5)
+ Nhóm Photphat (H3PO4)
+ Bazo nito: 4 loại
Adenin (A)
Guanin (G)
Uracil (U)
Cytosin (X)
Trên mạch phân tử các ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị giữa đường C5 H10 O5 của ribonuclêôtit này với phân tử H3PO4 của ribonucclêôtit bên cạnh.
I. CẤU TRÚC
I. CẤU TRÚC
_ Cấu trúc bậc 1: 1 chuỗi ribonu nối với nhau bởi liên kết photodieste, tạo nên cầu nối giữa 2 vị trí 3’ và 5’ của 2 phân tử đường kế cận ARN thường là 1 chuỗi mạch đơn 50÷6000 ribonu, 1 số loài virut có mạch ARN mạch kép
I. CẤU TRÚC
_ Cấu trúc bậc 2, 3: ARN uốn cong và gấp khúc thành tạo nên cấu trúc bậc 2. Chỗ gấp khúc tạo nên dạng 2 sợi song song (xảy ra liên kết bổ sung: A-U, G-X)
I. CẤU TRÚC
1. Cấu trúc mARN
_ mARN có cấu trúc mở, kích thước khác nhau tùy từng gen, có ba phần chính:
+ Vùng mở đầu (5’UTR): nằm đầu gen, là nơi cho các tiểu phân ribosome bé bám vào
+ Vùng mã hóa (coding region): nằm kề sau 5’UTR, mang thông tin cấu trúc của 1 polypeptide
+ Vùng theo sau (3’UTR): nằm cuối gen
I. CẤU TRÚC
2. Cấu trúc tARN
_ Mỗi tARN gắn với 1 phân tử amino acid, mỗi tARN đặc hiệu cho 1 loại amino acid

_ Có hơn 20 loại tARN khác nhau tương ứng với hơn 20 loại amino acid. Trong thực tế, số lượng tARN lớn hơn nhiều so với số amino acid.
I. CẤU TRÚC
2. Cấu trúc tARN
_ tARN có 1 số đặc tính chung:
+ Chiều dài khoảng 73-93 nu
+ Cấu trúc gồm 1 mạch cuộn lại như hình lá chẻ ba nhờ bắt cặp bên trong phân tử
+ Đầu mút 3’ có trình tự CCA, amino acid gắn vào đầu này
+ Đầu 5’ chứa gốc phosphate G
I. CẤU TRÚC
2. Cấu trúc tARN
_ Các tARN đều có cấu trúc không gian ba chiều (bậc 2, 3) gọn, chắc, là do sự kết cặp các base đặc thù ở 1 số đoạn của chúng
I. CẤU TRÚC
2. Cấu trúc tARN
_ Cấu trúc bậc 1:
+ tARN có phân tử lượng nhỏ, gồm 75-90 nucleotide, có hằng số lắng 4S
+ Trong thành phần cấu trúc có khoảng 10% các nu hiếm với khoảng 30 loại khác nhau
+ Mọi cấu trúc tARN đều có 2 đầu 5’ và 3’ giống nhau:
· Đầu 5’ luôn chứa G với gốc P tự do
· Đầu 3’ luôn có 3 nu là CCA 3’-OH. Nhóm 3’-OH của A có thể liên kết với acid amin để phức hợp tARN-aminoacyl
_ Cấu trúc bậc 2: là chuỗi polynu cuộn lại có những đoạn tạo mạch xoắn kép
I. CẤU TRÚC
2. Cấu trúc tARN
_ Các tARN thường gồm khoảng 75-85 base, hệ số lắng chừng 4S. Chúng thường giống nhau ở nhiều đoạn và sai khác chủ yếu là ở anticodon
_ Mỗi tARN thường có 4-5 vòng với chức năng khác nhau:
+ Vòng DHU: nhận biết aminoaxyl-tARN synthetase
+ Vòng anticodon: đọc mã trên ARN
+ Vòng phụ: có thể không có 1 sô tARN
+ Vòng TψC: nhận biết ribosome
+ Đoạn mạch thẳng CCA(3’): là vị trí đính amino acid
_ Trong thành phần của tARN thường có 1 số base hiếm tập trung ở các vòng thân như:
+ Dihydro-uridine (DHU)
+ Inosine (I)
+ Ribothymidine (T)
+ Pseudouridine (ψ)
I. CẤU TRÚC
3. Cấu trúc rARN
_ rARN có cấu trúc bậc 1 và cấu trúc bậc 2, trong ribosome rARN tồn tại ở dạng cấu trúc bậc 2
_ rARN có cấu tạo là 1 sợi xoắn có nhiều vùng liên kết đôi theo nguyên tắc bổ sung A-U, G-X, và có khi là G-X
I. CẤU TRÚC
3. Cấu trúc rARN
Ở các ribosome khác nhau có các rARN khác nhau, được đặc trưng bởi hằng số lắng S:
_ Eukaryote: ribosome có hệ số lắng khi ly tâm là 80S, gồm 2 đơn vị:
+ Đơn vị lớn (60S) có rARN: 28S; 5,8S; 5S
+ Đơn vị nhỏ (40S) có rARN: 18S
_ Prokaryote có hệ số lắng ly tâm là 70S, gồm 2 đơn vị:
+ Đơn vị lớn (50S): có loại rARN 23S, 5S
+ Đơn vị nhỏ (30S): có rARN 16S
So sánh cấu trúc giữa ADN và ARN
ADN
ARN
So sánh cấu trúc giữa ADN và ARN
_ Đều cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N, P.
_ Đều là các đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
_ Đều là các chuỗi xoắn.
So sánh giữa ADN và ARN
Phân biệt ARN và AND
II. CÁC LOẠI ARN
1. ARN di truyền
_ Là ARN mang thông tin di truyền gặp ở đa số virus, thực vật, 1 số dạng thực khuẩn thể
_ Tồn tại ở dạng đơn hoặc dạng kép
II. CÁC LOẠI ARN
2. ARN không di truyền
_ Có 3 loại chính: ARN thông tin (mARN), ARN vận chuyển (tARN), ARN ribosome (rARN)
*mARN:
+ Cấu trúc mạch đơn không đồng nhất, gồm khoảng 75÷3000 ribonu
+ Được tổng hợp từ các gen cấu trúc hay gen điều hòa
+ Dùng làm khuôn để tổng hợp protein
+ Có đời sống ngắn (vài phút sau khi dịch mã)
+ Chiếm từ 5÷10% tổng số ARN
II. CÁC LOẠI ARN
*tARN:
+ Mỗi tARN có khoảng 73÷90 ribonu
+ Có cấu trúc bậc 3, 3 chiều
+ Có trên 60 loại ARN
+ Đời sống tương đối dài
+ Mỗi tARN chỉ liên kết với 1 loại axit amin nhất định
+ Chiếm từ 10÷20% tổng số ARN
2. ARN không di truyền
II. CÁC LOẠI ARN
2. ARN không di truyền
*rARN:
+ Được cấu tạo từ 160÷13000 ribonu
+ Dạng chuỗi đơn, hoặc có cấu trúc bậc 2 uốn cong hình kẹp tóc
+ Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các ribosome, ngoài ra còn tìm thấy trong ti thể, lạp thể…
+ Chiếm khoảng 80% tổng số ribonu
II. CÁC LOẠI ARN
2. ARN không di truyền
_Ngoài ra, còn có 1 số loại ARN sau:
+ ARN nhỏ trong nhân (snARN): Liên kết với 1 vài loại protein  ribonucleprotein (tham gia vào quá trình loại bỏ intron và nối exon)
+ Tiền ARN (hnARN): là các phân tử m ARN trước cắt nối, là tiền thân của các mRNA trưởng thành sau này
+ Các loại ARN can thiệp (si ARN và mi ARN): có vai trò trong điều hoà hoạt động gen trong tế bào.
+ RNA telomerase : Một RNA nhân có chứa khuôn cho các đoạn lặp telomerte và là thành phần của enzyme telomerase
+ ………….
III. CHỨC NĂNG CỦA ARN
_ mARN: bản phiên thông tin di truyền từ gen cấu trúc trực tiếp tham gia tổng hợp prôtêin dựa trên cấu trúc và trình tự các bộ ba trên mARN.

_ tARN: vận chuyển lắp ráp chính xác các axit amin vào chuỗi pôlipeptit dựa trên nguyên tắc đối mã di truyền giữa bộ ba đối mã trên tARN với bộ ba mã phiên trên mARN.

_ rARN: liên kết với các phân tử prôtêin tạo nên các ribôxôm tiếp xúc với mARN và chuyển dịch từng bước trên mARN, mỗi bước là một bộ ba nhờ đó mà lắp ráp chính xác các axit amin vào chuỗi polipeptit theo đúng thông tin di truyền được qui định từ gen cấu trúc.
Y1D-NO1
_ Mạch ADN làm khuôn : mạch ADN có chiều 3’- 5’ 
_ Enzim ARN polymerase  :
+ Tự tách 2 mạch đơn của phân tử ADN sợi kép.
+ Trực tiếp xúc tác các phản ứng trùng hợp ARN.
+ Tự khởi đầu phản ứng trùng hợp mà không cần đoạn mồi.
_ Các ribonucleotit triphotphat  (ATP, UTP, GTP, XTP ):
+ Thành phần cấu trúc ARN
+ Cung cấp năng lượng.
1. Các thành phần tham gia vào phiên mã
IV. SINH TỔNG HỢP ARN
(quá trình phiên mã)
Y1D-NO1
_ Các trình tự điều hoà phiên mã : là các trình tự nu đặc thù trên ADN đánh dấu vị trí gen bắt đầu và kết thúc phiên mã.
+ Trình tự khởi đầu phiên mã ( promoter): đoạn trình tự ADN  mà ARN pol gắn vào và bắt đầu phiên mã.
+ Trình tự kết thúc phiên mã ( terminator): đoạn trình tự ADN mà ở đó sự phiên mã của gen kết thúc.
_ Các yếu tố điều hoà phiên mã :
+ Nhiều loại prôtêin khác nhau: prôtêin hoạt hoá hoặc prôtêin ức chế
+ Hoặc các yếu tố tham gia bộ máy phiên mã .
1. Các thành phần tham gia vào phiên mã
IV. SINH TỔNG HỢP ARN
(quá trình phiên mã)
2. Các nguyên tắc phiên mã
_ Nguyên tắc bổ sung:
ADN                     mARN
A                           mU
T                           mA
G                          mX
X                          mG
_ Chỉ 1 trong 2 mạch đơn của ADN làm mạch khuôn mẫu
_ Phân tử mARN được tông hợp theo chiều 5’-3’ dựa trên mạch khuôn 3’-5
IV. SINH TỔNG HỢP ARN
(quá trình phiên mã)
3. Các giai đoạn của quá trình phiên mã
Giai đoạn bám và khởi đầu: Trước tiên, enzyme RNA polymerase hoàn chỉnh (holoenzyme) nhận biết và bám chặt vào promoter sẽ tháo xoắn một vùng có kích thước khoảng 12 cặp base. Sau khi RNA polymerase hoàn chỉnh tổng hợp được một vài nucleotide, nhân tố sigma tách ra để đi vào một chu kỳ phiên mã khác, gọi là chu kỳ sigma (sigma cycle).
IV. SINH TỔNG HỢP ARN
(quá trình phiên mã)
3. Các giai đoạn của quá trình phiên mã
Giai đoạn bám và kéo dài: Enzyme lõi tiến hành kéo dài sợi RNA dọc theo sợi khuôn. RNA polymerase lõi tiến đến đâu thì DNA được mở xoắn và phiên mã đến đấy; và vùng DNA đã được phiên mã đóng xoắn trở lại.
IV. SINH TỔNG HỢP ARN
(quá trình phiên mã)
3. Các giai đoạn của quá trình phiên mã
Giai đoạn kết thúc: Khi quá trình phiên mã tổng hợp xong hai đoạn kết thúc giàu GC và AT nằm đằng sau gene thì tại vùng đuôi sợi RNA hình thành cấu trúc ``kẹp tóc`` làm dừng sự phiên mã của lõi RNA polymerase. Sau đó, dưới tác dụng của nhân tố rho (ρ) có bản chất protein, sợi RNA vừa được tổng hợp và enzyme lõi được giải phóng ra khỏi DNA khuôn.
IV. SINH TỔNG HỢP ARN
(quá trình phiên mã)
_ Tổng hợp RNA thường được khởi đầu bằng nucleotide đầu tiên là ATP hoặc GTP
_ Chuỗi RNA được tổng hợp theo hướng 5` đến 3‘.

_ Việc kết thúc một số bản sao cần tới nhân tố Rho.

 Cơ chế phiên mã rất giống với cơ chế tổng hợp DNA bởi DNA polymerase.
Một số lưu ý
THANK FOR YOUR ATTENTION ^^
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phương Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)