Apache & MySQL & PHP

Chia sẻ bởi Vũ Trung Kiên | Ngày 29/04/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Apache & MySQL & PHP thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Apache & MySQL & PHP


Đặng Thành Trung
1. Giới thiệu về Apache
Là một WEB Server miễn phí được phát triển theo chuẩn mã nguồn mở.
Apache chạy được trong cả hai môi trường Linux và Windows.
Có thể download phiên bản mới nhất của Apache tại địa chỉ: http://www.apache.org
Các phiên bản 1.x và 2.x (mới nhất) khác nhau về kiến trúc. Chi tiết xin xem trong feature log.
1.1. Cài đặt Apache 2.x
Download phiên bản mới nhất

RPM (.rpm)
Linux
Source code (.tar.bz2)
Apache
Program install (.msi)
Windows
Source code (.zip)
1.2. Cài đặt Apache 2.x (Windows)
Để cài đặt Apache trong Windows bằng chương trình cài đặt tự động, cần download chương trình này về từ website của Apache. Thông thường những chương trình dạng này sẽ không hỗ trợ giao thức https.
Quá trình cài đặt sẽ tự động sao chép tất cả các file cần thiết vào thư mục chỉ định.
Có thể sử dụng chương trình quản lý ở mức dịch vụ để start, stop, restart, reload Apache hoặc khởi động bằng tay.
1.3. Cấu hình Apache
Toàn bộ cấu hình của Apache đều được lưu dưới dạng text.
File cấu hình chính là httpd.conf nằm trong thư mục {apache_dir}conf. Trong file này có thể chứa các khai báo include đến những file cấu hình khác.
Mỗi dòng trong file cấu hình đều mang 1 ý nghĩa
Là khoảng trắng
Là chú thích (bắt đầu bằng ký tự #)
Là khai báo (gồm từ khóa và giá trị). Từ khóa và giá trị
1.3. Cấu hình Apache (tt)
Toàn bộ tài liệu về Apache (bao gồm cả các khai báo cấu hình) đều được cài đặt (mặc định) cùng với Apache. Có thể truy cập vào tài liệu này thông qua URL (có dấu / cuối cùng)
http:///manual/
Thông thường URL trên sẽ bị vô hiệu hóa (mặc định) cho đến khi bỏ chú thích dòng “Include conf/extra/httpd-manual.conf” trong file cấu hình chính (httpd.conf) và restart lại Apache.
1.3. Cấu hình Apache (tt)
Sau đây là một số khai báo thường gặp khi cấu hình Apache:
Listen: Khai báo web server sẽ được dùng tại IP nào và cổng nào. Có thể khai báo nhiều lần
LoadModule: Khai báo các module được nạp vào khi Apache khởi động. Nên dùng để bỏ bớt các module không cần thiết hoặc nạp module do người dùng tự viết.
ServerName: Tên của server. Nếu Apache không tìm được tên của máy tính qua DNS thì khai báo này bắt buộc phải có.
DocumentRoot: Thư mục gốc của web server. Cần lưu ý đến quyền của hệ thống gán lên thư mục này đối với account dùng để chạy Apache.
1.3. Cấu hình Apache (tt)
một số khai báo thường gặp khi cấu hình Apache:
DirectoryIndex: Khai báo các file mặc định
AddDefaultCharset: Khai báo bảng mã mặc định của luồng siêu văn bản trả về cho client.
Directory: Là khai báo khối (bên trong chứa các khai báo con) dùng để định nghĩa quy tắc ứng xử của Apache đối với từng thư mục.
VirtualHost: Là khai báo khối, dùng để định nghĩa các web server ảo theo tên trên một máy tính duy nhất.
Alias: Dùng để tạo các thư mục ảo.
2. Giới thiệu về MySQL
Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu miễn phí được phát triển theo chuẩn mã nguồn mở.
MySQL chạy được trong cả hai môi trường Linux và Windows.
Có thể download phiên bản mới nhất của MySQL tại địa chỉ: http://www.mysql.com
Các phiên bản 3.x, 4x và 5.x (mới nhất) khác nhau về kiến trúc. Chi tiết xin xem trong feature log.
2.1. Cài đặt MySQL 5.x
Download phiên bản mới nhất

RPM (.rpm)
Linux
Source code (.tar.gz)
MySQL
Program install (.msi)
Windows
Source code (.zip)
2.2. Cài đặt MySQL 5.x (Windows)
Để cài đặt MySQL trong Windows bằng chương trình cài đặt tự động, cần download chương trình này về từ website của MySQL.
Quá trình cài đặt sẽ tự động sao chép tất cả các file cần thiết vào thư mục chỉ định.
Sau khi cài đặt có thể sử dụng tiện ích cấu hình tự động để thiết lập các tham số ban đầu cho MySQL.
Tập tin cấu hình của MySQL có tên là my.ini được đặt tại thư mục {mysql_dir} là thư mục cài đặt MySQL.
2.3. Tập lệnh của mysql
Các lệnh của mysql được lưu trong thư mục {mysql_dir}in
Nên đưa thư mục trên vào đường dẫn PATH để có thể sử dụng lệnh trong mọi ngữ cảnh của dòng lệnh.
Sau đây là một số lệnh thường dùng
mysqld-nt: Là chương trình server để lắng nghe các yêu cầu của client.
mysql: Là chương trình client dùng để kết nối và quản trị bằng câu lệnh.
mysqldump: Là chương trình cho phép kết xuất cấu trúc và dữ liệu của các bảng trong mysql ra luồng dữ liệu dạng text.

2.4. Sử dụng lệnh mysql
Để sử dụng lệnh mysql kết nối vào một mysql server ta dùng cú pháp sau:
mysql [–u ] [-p] [-h ] [-P ]
Trong đó:
u: Dùng để chỉ định người dùng khi kết nối. Mặc định trong Windows là ODBC.
p: Dùng để chỉ định là người dùng tương ứng có mật khẩu kết nối hay không.
h: Dùng để chỉ định địa chỉ (Tên hoặc IP) của mysql server cần kết nối. Mặc định là localhost.
P: Dùng để chỉ định cổng kết nối. Mặc định là 3306.

2.4. Sử dụng lệnh mysql (tt)
Sau khi kết nối thành công, có thể sử dụng các lệnh sau (kết thúc lệnh là dấu ;) để quản trị mysql server:
source
database ; show databases
use ; show tables
table; desc
select, insert, update, delete
grant, revoke, flush, set password

Tập đầy đủ các lệnh mysql có thể được download và tra cứu tại trang chủ của MySQL.
2.5. Bảo mật trong MySQL
Để kết nối được với mysql server, client cần có ít nhất 1 account đã được khai báo trong csdl người dùng & phân quyền của mysql server. Đây là một csdl ẩn, không được phép hiển thị trong mọi lệnh của mysql.
Tất cả dữ liệu nằm trong csdl có tên là mysql chính là ánh xạ của csdl người dùng & phân quyền.
Lưu ý, ánh xạ trên là một chiều. Tức là chỉ có chiều từ csdl mysql sang csdl người dùng & phân quyền. Tuy nhiên, không phải mỗi khi csdl mysql thay đổi thì csdl kia thay đổi theo.
Để có quyền thay đổi (thực hiện ánh xạ), người dùng cần phải có 2 quyền: grant và reload.
2.5. Bảo mật trong MySQL (tt)
CSDL mysql chứa nhiều bảng bên trong, trong đó chỉ có bảng user chứa định nghĩa về người dùng mysql.
Bảng user có khóa chính là user và host
nếu host = ‘’ nghĩa là user được phép đăng nhập từ mọi host
nếu host = ‘%’ nghĩa là user được phép đăng nhập từ mọi host trừ localhost
giá trị của host là khác nhau với tên và IP (nghĩa là ‘localhost’ <> 127.0.0.1)
Mật khẩu của người dùng được lưu dưới dạng kết quả của hàm băm password. Để đổi mật khẩu cần dùng lệnh set password.
Bảng user cũng chứa các quyền toàn cục của người dùng.
Các bảng khác: db, tables_priv, columns_priv chứa các quyền của người dùng đối với các csdl, bảng và cột trong bảng (Sử dụng lệnh desc để biết thêm chi tiết).
2.6. Người dùng và phân quyền
Sử dụng lệnh grant để tạo người dùng:
GRANT priv_type [(column_list)] ...
ON [TABLE] {tbl_name | * | *.* | db_name.*}
TO user@host [IDENTIFIED BY [PASSWORD] `password`] ...
[WITH GRANT OPTION...]
priv_type gồm các quyền:
ALL [PRIVILEGES]
ALTER

SELECT,INSERT,UPDATE, DELETE

trong đó cần lưu ý: ALL không chứa quyền grant.
2.6. Người dùng và phân quyền (tt)
Sử dụng lệnh grant (tt):
‘password’ là mật khẩu thô, không cần dùng hàm password. Nếu là dạng băm thì có thể dùng với từ khóa PASSWORD.
Để có thể phân quyền cho một người dùng khác, người dùng đang thi hành lệnh phải có quyền grant (global) và quyền insert,update trên bảng user trong csdl mysql.
Thông thường, nếu người dùng chưa tồn tại thì grant tạo luôn người dùng mới, nếu không nó sẽ cấp quyền cho người dùng đã có (nhưng không xóa các quyền khác, để xóa cần dùng lệnh REVOKE có cú pháp như GRANT).
Một số phiên bản install của MySQL bắt buộc phải tạo người dùng bằng CREATE USER trước mới cho grant.

2.6. Người dùng và phân quyền (tt)
Sử dụng lệnh grant (tt):
Cũng trong một số phiên bản MySQL, sau khi thi hành xong lệnh grant, chỉ có csdl mysql là được cập nhật. CSDL người dùng & phân quyền thực sự của MySQL vẫn chưa được ánh xạ từ csdl mysql sang.
Để thực hiện ánh xạ trên, người dùng cần thực hiện lệnh flush privileges và phải có quyền reload.
2.6. Người dùng và phân quyền (tt)
Cập nhật trực tiếp vào csdl mysql:
Như đã nói, csdl người dùng & phân quyền của MySQL là ánh xạ trực tiếp từ csdl mysql sang. Do đó, nếu có đủ quyền, người dùng có thể insert,update,delete trực tiếp lên các bảng trong csdl mysql. Sau đó, thực hiện việc ánh xạ bằng lệnh flush privileges.
Hiệu quả của các thao tác trên tương ứng với lệnh grant.
Lưu ý:
Nếu quên mật khẩu của tài khoản root, có thể reset lại thông qua hướng dẫn về phần này tại mục “Appendix A.4.1 How to reset the root password” trong tài liệu do MySQL cung cấp tại địa chỉ http://www.mysql.com
2.7 Ví dụ
Yêu cầu:
Cài đặt MySQL phiên bản 5.x vào hệ điều hành Windows
Dùng chương trình Install Wizard để thiết lập MySQL chạy như một service và đặt mật khẩu của tài khoản root là ‘root’.
Thực hành:
Gõ lệnh mysql –u root –p tại dấu nhắc lệnh của cửa sổ DOS, sau đó nhập mật khẩu ‘root’ để đăng nhập vào cửa sổ lệnh của MySQL và thực hiện những lệnh sau
show databases; // Xem các csdl hiện có
create database mydb; // Tạo csdl mydb
use mydb; // Đặt csdl hiện hành là mydb
2.7. Ví dụ (tt)
Thực hành (tt):
create table `mytable` (
`field1` char(10) collate utf8_unicode_ci not null,
`field2` int unsigned default 0,
`field3` datetime,
primary key (`field1`, `field2`),
index (`field1`),
unique (`field3`)
) engine=myisam default charset=utf8 collate=utf8_bin;
show tables;
desc mytable;
insert into mytable set
field1 = ‘abc’, field2 = 1, field3 = now();
2.7 Ví dụ (tt)
Thực hành (tt):
use mysql;
show tables;
desc user;
insert into user set user = ‘u1’, host = ‘localhost’,
password = password(‘test’);
create user u2@localhost identified by ‘test’;
create user u3@localhost identified by password
‘*94BDCEBE19083CE2A1F959FD02F964C7AF4CFC29’;
grant all on *.* to u1@localhost with grant option;
grant select,insert on mydb.* to u2@localhost;

2.7. Ví dụ (tt)
Thực hành (tt):
insert into mysql.tables_priv set
host = ‘localhost’, user = ‘u3’,
db = ‘mydb’, table_name = ‘mytable’,
table_priv = ‘Select,Insert,Update’;
flush privileges;
set password = password(‘abc’);
Copy các lệnh cần thiết vào file c:mysql.sql sau đó chạy lệnh sau tại dấu nhắc lệnh của MySQL:
source c:mysql.sql;
Sau đó thoát khỏi dấu nhắc lệnh của MySQL và thi hành lệnh sau:
mysqldump –u root –p --all-databases > c:all.sql

3. Giới thiệu về PHP
Là một ngôn ngữ lập trình server-side miễn phí được phát triển theo chuẩn mã nguồn mở. PHP ra đời từ sự viết tắt của cụm từ Personal Home Page. Nhưng hiện nay PHP được coi là sự chơi chữ của việc viết tắt đệ quy cụm từ PHP: Hypertext Preprocessor.
PHP chạy được trong cả hai môi trường Linux và Windows. Có thể download phiên bản mới nhất của PHP tại địa chỉ: http://www.php.net
Các phiên bản 4x và 5.x (mới nhất) khác nhau về kiến trúc. Chi tiết xin xem trong feature log.
3.1. Cài đặt PHP 5.x
Download phiên bản mới nhất

RPM (.rpm)
Linux
Source code (.tar.bz2)
PHP
Installer (.exe, .zip)
Windows
Source code (.tar.gz)
3.2. Cài đặt PHP 5.x (Windows)
Để cài đặt PHP trong Windows bằng chương trình cài đặt tự động, cần download chương trình này về từ website của PHP.
Lưu ý là bản cài đặt PHP dạng tự động sẽ không có các thư viện mở rộng (đặc biệt là hai thư viện php_mysql và php_mbstring). Để có các thư viện này cần sử dụng bản cài đặt thủ công (.zip).
File cấu hình của PHP có tên là php.ini nằm trong thư mục C:WINDOWS
3.3. Kết nối PHP - Apache
Sau khi cài đặt PHP xong, cần thực hiện các bước đúng như chỉ dẫn trong file install.txt nằm tại thư mục {php_dir}
Các chỉ dẫn trên vẫn thiếu một bước quan trọng là thêm các khai báo sau vào file cấu hình của Apache:

AllowOverride None
Options None
Order allow,deny
Allow from all

http://www.php.net/manual/en/install.windows.apache2.php

3.4. Kết nối PHP – MySQL
Xóa bỏ chỉ dẫn chú thích (;) trong file cấu hình của php tại dòng “extension=php_mysql.dll” và tại dòng “extension=php_mbstring.dll” sau đó khởi động lại Apache. Chú ý giá trị của extension_dir
Nếu mọi việc thành công, trình duyệt sẽ hiển thị chính xác các thông tin khi duyệt địa chỉ
http:///info.php
Với file info.php có nội dung như sau:
echo phpinfo();
?>
4. Ngôn ngữ lập trình PHP
Là ngôn ngữ lập trình dạng server-side, vì vậy PHP ngoài các khả năng của một ngôn ngữ lập trình thuần túy còn có đầy đủ các chức năng cần thiết của một CGI chuẩn như: Lấy dữ liệu từ form, sinh các trang web động, gửi nhận cookie, hỗ trợ session, thao tác với biến của WEB Server.
PHP cũng có hệ thống thư viện hàm đồ sộ giúp cho các lập trình viên có nhiều lựa chọn trong việc sửa dụng PHP để kết nối với nhiều phần mềm khác nhau như: Oracle, MySQL, ODBC, LDAP, Mail (SMTP, POP3), COM, .Net…
4.1. Cú pháp cơ bản
PHP mỗi khi thông dịch một file sẽ chỉ thi hành những khối lệnh nằm giữa 2 cặp thẻ
Mọi ký tự nằm ngoài các cặp thẻ trên đều được giữ nguyên và thêm vào trong luồng siêu văn bản trả về cho môi trường bên ngoài theo đúng thứ tự ban đầu.
Nói chung, cú pháp trong PHP được thừa kế từ cú pháp của C, C++ và Perl. Tuy nhiên, cũng có một số kết hợp và thay đổi từ các cú pháp gốc tạo ra nét đặc thù riêng cho PHP.
4.1. Cú pháp cơ bản (tt)
Để tạo ra các kết xuất trả về cho môi trường bên ngoài (trình duyệt) ta có thể sử dụng các cách sau:
Viết kết xuất bên ngoài cặp thẻ
Dùng lệnh echo hoặc print
Để tạo ra chú thích, có thể dùng cú pháp dạng C như sau:
// Để chú thích dòng
/* */ Để chú thích khối
Lệnh của PHP kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;) và có thể viết nhiều lệnh trên một dòng.
Lưu ý không giống C, C++ trình thông dịch của PHP chỉ phân biệt hoa thường với tên biến, tên hằng. Còn tên hàm (có sẵn hoặc do người dùng định nghĩa) và từ khóa thì không phân biệt.
4.2. Biến
4.2.1 Định nghĩa biến
Biến trong PHP được bắt đầu bởi ký tự $, sau đó là tên biến được định nghĩa theo văn phạm sau:
[a-zA-Z_x7f-xff][a-zA-Z0-9_x7f-xff]*
Tên biến có phân biệt hoa thường. Có thể gán giá trị vào biến mà không cần khai báo. Nhưng chỉ có thể truy cập nội dung biến đã có giá trị.
Để xác định biến tồn tại hay không có thể dùng hàm isset() và để hủy biến có thể dùng hàm unset()
Để xác định kiểu hiện tại của biến có thể sử dụng hàm gettype(), var_dump() hoặc các hàm is_var_type().
4.2. Biến (tt)
4.2.2 Phạm vi truy cập biến:
Biến cục bộ hàm: Chỉ được sử dụng trong thân các hàm do người dùng định nghĩa
Biến toàn cục: Được sử dụng bên ngoài thân các hàm do người dùng định nghĩa. Để truy cập được các biến này trong thân các hàm, cần phải dùng từ khóa global để khai báo hoặc thông qua biến mảng siêu toàn cục $GLOBALS.
Biến siêu toàn cục: Là các biến được định nghĩa trước của PHP có thể được truy cập tại mọi nơi, mọi ngữ cảnh.
Biến tĩnh: Được sử dụng như biến tĩnh trong C++. Biến tĩnh có thể được định nghĩa trong hàm và lớp.
4.2. Biến (tt)
4.2.3 Truy cập giá trị biến:
Để truy cập giá trị biến chỉ cần dùng cú pháp $var_name. Biến kiểu mảng cần thêm cặp ký tự [ ] để truy cập vào giá trị các phần tử trong mảng.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp phải sử dụng thêm cặp ngoặc nhọn { } hoặc ký tự & để có thể xác định chính xác tên biến cần truy cập
$a = ‘hello’; $b = ‘every’;
$c = &$b; $d = ‘b’;
echo “$a $bone.”; echo “$a ${b}one.”;
echo “$a {$c}one.”; echo “$a $$d”;
echo “$a {$$d}one.”; echo “$a ${$d}one.”;
4.2. Biến (tt)
4.2.4 Biến bên ngoài PHP:
Biến form: Được truy cập thông qua các biến mảng siêu toàn cục được định nghĩa trước là $_POST, $_GET, $_COOKIE, $_REQUEST, $_FILES. Nếu khai báo register_global được bật trong php.ini thì tự động các biến có tên tương ứng cũng được tạo ra.
Biến session: Được truy cập thông qua các biến mảng siêu toàn cục được định nghĩa trước là $_SESSION.
Biến server: Được truy cập thông qua các biến mảng siêu toàn cục được định nghĩa trước là $_SERVER, $_ENV.

4.3. Kiểu dữ liệu
PHP hỗ trợ nhiều kiểu dữ liệu phổ thông như các ngôn ngữ lập trình khác (được liệt kê bên phải).
Trên thực tế, PHP không định kiểu tuyệt đối cho các biến mà tùy vào từng ngữ cảnh, biến sẽ được quyết định là có kiểu nào tương ứng.
Để ép kiểu có thể dùng cú pháp như của C hoặc dùng hàm settype().
Kiểu vô hướng
boolean
interger
float
string
Kiểu có cấu trúc
array
object
Kiểu đặc biệt
resource
NULL

4.3. Kiểu dữ liệu (tt)
Kiểu boolean
Tập xác định: { true, false }
Toán tử liên quan:
< > <= >= == != === !== && || and or xor (bool)
Kiểu interger
Tập giá trị: { (-231) … (231 – 1) }
Văn phạm:
decimal: [1-9][0-9]* | 0
hexa: 0[xX][0-9a-fA-F]+
octal: 0[0-7]+
integer: [+-]
4.3. Kiểu dữ liệu (tt)
Kiểu interger
Toán tử liên quan:
& | ^ ~ + - * / % ++ -- << >>
&= |= ^= += -= *= /= %= <<= >>= (int)
Kiểu float
Tập xác định: { (-1,8 x 10308) … (1,8 x 10308) }
Văn phạm:
lnum: [0-9]+
dnum: ([0-9]*[.]{lnum}) | ({lnum}[.][0-9]*)
float: (({lnum} | {dnum}) [eE][+-] {lnum})
4.3. Kiểu dữ liệu (tt)
Kiểu float
Toán tử liên quan: Giống kiểu interger
Kiểu string
Cách xác định
Đặt trong cặp nháy đơn ‘ ’: Các ký tự giữa hai dấu nháy đơn được xử lý như văn bản thuần túy, chỉ có duy nhất 1 ký tự metacharacter có hiệu lực là ký tự
Đặt trong cặp nháy kép “ ”: Các ký tự giữa hai dấu nháy kép được tiền xử lý trước khi được coi như một xâu thực sự. Ví dụ “this is a new paragraph and this is character A: x41”
Đặt trong cặp cú pháp heredoc <<< tên string tên;
Cả 3 cách đều hỗ trợ xâu định nghĩa trong nhiều dòng.
4.3. Kiểu dữ liệu (tt)
Kiểu string
Toán tử liên quan: . .= [ ]
Kiểu array
Kiểu array là kiểu có cấu trúc rất mạnh của PHP, nó cho phép lập trình viên có thể truy cập vào các phần tử trong mảng thông qua cơ chế chỉ số rất linh hoạt.
Toán tử liên quan: +
Ví dụ
$arr = array("test" => array(6 => 5, 13 => 9, "a" => 42));
echo $arr["test"][6]; // 5
echo $arr["test"][13]; // 9
echo $arr["test"]["a"]; // 42

4.4. Hằng
Được định nghĩa bởi cấu trúc define.
Tên hằng phân biệt hoa thường.
Phạm vi sử dụng giá trị của hằng là siêu toàn cục.
Giá trị của hằng phải là kiểu vô hướng.
Ví dụ
define("CONSTANT", "Hello world.");
echo CONSTANT; // outputs "Hello world."

4.5. Cấu trúc điều khiển
Rẽ nhánh với if … else


if ($a > $b) {
echo "a > b";
$a = $b;
} else {
echo "a <= b";
$b = $a;
}
if ($a > $b):
echo "a > b";
$a = $b;
else:
echo "a <= b";
$b = $a;
endif;

4.5. Cấu trúc điều khiển (tt)
Rẽ nhánh với switch … case

switch ($a) {
case 0:
echo "a = 0";
break;
case 1:
echo "a = 1";
break;
}
switch ($a):
case 0:
echo "a = 0";
break;
case 1:
echo "a = 1";
break;
endswitch;

4.5. Cấu trúc điều khiển (tt)
Lặp với while & do … while

while ($i++ < 5) {
switch ($i) {
case 2:
echo "At 2"; break 1; /* Exit only switch. */
case 5:
echo "At 5"; break 2; /* Exit switch and while. */
default:
break;
}
while (1) continue 2;
echo "This never gets.";
}
4.5. Cấu trúc điều khiển (tt)
Lặp với for & foreach

for ($i=1, $j=0; $i<=10; $j+=$i, print $i, $i++);

$arr = array(1, 2, 3, 4);
foreach ($arr as &$value) {
$value = $value * 2;
}

$arr = array("one", "two", "three");
foreach ($arr as $key => $value) {
echo "Key: $key; Value: $value";
}
4.5. Cấu trúc điều khiển (tt)
Các khai báo khác
include: Xác định đoạn mã được thi hành tiếp theo nằm trong file nào (hoặc URL nào). Nếu có nhiều khai báo include đến một file (URL) duy nhất hoặc khai báo này được đặt trong 1 vòng lặp thì khai báo sẽ được sử dụng nhiều lần.
include_once: Giống include nhưng chỉ cho phép include mỗi file một lần.
require: Giống include nhưng sẽ trả về lỗi nếu k0 thấy file hoặc URL.
require_once: Giống include_once và require kết hợp lại.
try { ... } catch;
4.6. Hàm
Khai báo hàm trong PHP gần giống như khai báo trong C. Hàm trong PHP cũng cho phép đệ quy, lồng nhau. Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt:
Định nghĩa hàm trong PHP thay kiểu trả về khi khai báo bằng từ khóa function.
Tên hàm không phân biệt hoa thường khi gọi. Phạm vi truy cập là siêu toàn cục.
Tham số trong lời gọi hàm có thể có giá trị mặc định. Giá trị được truyền vào theo dạng ByVal, để tham số được truyền vào theo dạng ByRef cần dùng ký tự &
4.6. Hàm (tt)
Ví dụ:

function foo() {
echo "In foo() ";
}
function bar($arg = ``) {
echo "In bar(); argument: `$arg`";
}
function echoit($string) {
echo $string;
}
$func = `foo`; $func(); // This calls foo()
$func = `bar`; $func(`test`); // This calls bar()
$func = `echoit`; $func(`test`); // This calls echoit()
4.7. Kết nối với MySQL
$db = mysql_connect(`localhost`, `root`, `root`) or die(‘Can not connect to server’);
mysql_query("SET NAMES `utf8`");
mysql_query("SET CHARACTER SET `utf8`");
mysql_select_db(‘mydb’, $db) or die(‘DB not found’);
$sql = ‘SELECT * FROM mytable WHERE field2 < 100’;
$rs = mysql_query($sql);
for ($i = 0; $i < mysql_num_rows($rs), $i++) {
$rc = mysql_fetch_array($rs);
echo $rc[‘field1’];
echo $rc[1];
echo $rc[‘field3’];
}
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trung Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)