ảnh hưởng của Trung Hoa tới Nhật Bản

Chia sẻ bởi Xuân Kiên | Ngày 26/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: ảnh hưởng của Trung Hoa tới Nhật Bản thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

I : KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
1.1 : Vị trí địa lý của Nhật Bản
Là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 379.954 km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á, phía tây của Thái Bình Dương. Đất nước này nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển Hoa Đông ở phía nam, dó 4 quần đảo độc lập hợp thành theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh. Có đường bờ biển dài 33899 km. Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó có không ít là núi lửa.
Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Đi xa hơn về phía nam là Philipine và quần đảo Bắc Mariana.
Là một quốc đảo nên Nhật Bản không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền.
Nhật Bản là quốc gia nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, có rất ít cơ sở cũng như tiền đề để tạo điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế, bên cạnh đó Nhật Bản còn thường xuyên gánh chịu những thảm họa của tự nhiên như núi lửa và sóng thần. Nhưng cũng từ đó mà tư tưởng người Nhật, đức tính người Nhật được thể hiện với đức tính cần cù, thông minh kết hợp với những thận lợi bên ngoài Nhật Bản đã vươn lên vị trí là một trong những nước đứng hàng đầu về kinh tế. Nhật Bản cũng là một quốc gia có truyền thống lịch sử lâu dài được biết đến qua các thời kỳ
1.2 CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ CỦA ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
+ Thời kỳ Jõmon: 10.000 - 300 năm trước công nguyên tương ứng với nền văn hóa đồ đá giữa, người Nhật chuyển sang trồng lúa và hình thành việc định cư.
+ Thời kỳ Yayoi: Đây được coi là thời kì mà xã hội nông nghiệp thể hiện những đặc điểm trọn vẹn của nó. Xã hội Yayoi dần phát triển thành một xã hội phân chia đẳng cấp với sự thống trị của tầng lớp quý tộc quân đội và những lãnh đia được tổ chức theo mô hình gia tộc.
+ Thời kỳ Konfun: Kéo dài từ khoảng 250 đến 538. Thời kì này điển hình với sự xuất hiện một nền văn hóa tôn thờ vật tổ. Đây là thời kì có sử thành văn đầu tiên ở Nhật Bản .
+ Thời kỳ Asuka: Kéo dài từ 538 đến 710. Nhiều cung điện được xây dựng vào thời kì này. Thời kỳ Asuka được biết đến với nhiều thay đổi quan trọng về nghệ thuật, xã hội và chính trị. Chịu nhiều ảnh hưởng của sự xuất hiện đạo Phật, đạo Phật xuất hiện đánh dấu một thay đổi lớn trong xã hội Nhật Bản.
+ Thời kỳ Nara: (710 – 794) Đây là thời định đô đầu tiên của Thiên Hoàng , kinh đô Nara được khởi công xây dựng có tên là Heijokyo, và chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc. Phật giáo trở thành quốc giáo.
+ Thời kỳ Heian (794 – 1192) : Đây là thời đại quý‎‎ tộc, công gia. Quyền lực từ Thiên Hoàng chuyển dần sang dòng họ Fujiwara. Thật sự từ năm 898 có thể gọi là thời kì Fujiwara. Các tư tưởng, nghệ thuật từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản dần dần được Nhật Bản hoá. Sự phát triển của chữ viết Kana tạo thuận lợi nền văn học Nhật Bản thực sự.
+ Thời Kamakura (1192 – 1333) : 1192 Yorimoto trở thành tướng quân (Shogun) thiết lập chế độ Tướng phủ hay Mạc phủ (bakufu) (chính quyền của tướng quân) ở Kamakura, thuộc miền đông Nhật Bản , mở đầu cho thời đại của võ gia. Chế độ Mạc phủ tồn tại song song với chính quyền của Thiên Hoàng đến năm 1868
+ Thời Muromachi (1333 – 1603)
- Thời kì Nam Bắc triều (1333 – 1392)
1333 Tướng phủ Kamakura (dòng họ Hojo) bị Thiên Hoàng Go-Daigo lật đổ. 1334 cuộc khôi phục Kemmu: Thiên Hoàng nắm quyền lực trở lại, nhưng không kéo dài lâu.
1338 Ashikaga Takauji tự xưng Tướng quân ở Kyoto. Thiên Hoàng Go-Daigo chạy về thành Yoshino ở phía nam Kyoto (Nam triều). Đồng thời Takauji lập Thiên Hoàng Misuaki (Bắc triều) ở Kyoto. Điều này có thể vì cuộc tranh cãi về việc nối ngôi của hai dòng hoàng tộc sau cái chết của Thiên Hoàng Go-Saga năm 1272
1378 Ashikaga Yoshimitsu (cháu của Takauji) xây dựng Bản doanh của Mạc phủ trên đường phố Muromachi ở kinh đô, nên được gọi chung là Mạc phủ Muromachi.
1392 theo đề nghị của Yoshimitsu, Thiên Hoàng của Nam triều thoái vị và chuyển giao những bảo vật tượng trưng cho uy quyền của nhà vua cho Thiên Hoàng Bắc triều.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Xuân Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)