Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha | Ngày 03/05/2019 | 271

Chia sẻ tài liệu: Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:


Lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam
Bài Tiểu Luận



Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Lịch sử - Ngành Quốc tế học


Bài Tiểu Luận Lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam
Họ tên sinh viên: Nguyễn Minh Kha – Quốc tế học 3B
MSSV: K38.608.074
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Thanh
Đề bài: Tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội đối với cho chính sách và hoạt động đối ngoại của Việt Nam.
BÀI LÀM
T
ừ xưa đến nay, hoạt động ngoại giao luôn là nhân tố sống còn đối với sự phát triển của một quốc gia. Bởi có hoạt động ngoại giao, chúng ta mới có thể quan hệ nhiều quốc gia, nhiều vùng miền trên thế giới, qua đó trao đổi kinh tế, tiếp thu văn hoá, kỷ thuật và công nghệ. Việt Nam chúng ta cũng không là một ngoại lệ. Đối với người Việt Nam chúng ta, nước ta là nước có lịch sử lâu đời. Qua đó, truyền thống ngoại giao nước ta cũng có bề dày đáng kể. Ngày hôm nay, mọi người dân Việt Nam được hưởng quyền tự do độc lập, chúng ta đang sánh bước cùng bè bạn năm châu vươn ra thế giới.
Vậy làm thế nào để có thể tận dụng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, xã hội để có thể đưa nước ta vào thiên niên kỷ mới? Điều kiện tự nhiên, xã hội đã tác động đến nước ta, và chi phối nước ta như thế nào ra sao? Việt Nam đã làm gì để tận dụng thế mạnh đó? Đây là những câu hỏi mang tính thời sự từ xưa đến nay đối với ngành ngoại giao nước ta. Em xin mạn phép trình bày hiểu biết nhỏ bé của mình về điều kiện tự nhiên, và các điều kiện dân cư, xã hội, văn hoá, phong tục… tác động đến nền ngoại giao Việt Nam.
Đầu tiên, yếu tố ảnh hưởng lớn đến nền ngoại giao Việt Nam có thể kể đến là điều kiện tự nhiên, tức là những yếu tố của tự nhiên, thiên nhiên, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, rừng, biển… của Việt Nam. Phải nói, ít có quốc gia nào có được điều kiện tự nhiên tốt như Việt Nam.
Như chúng ta biết, Việt Nam nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á – đây là một thuận lợi to lớn giúp nước ta có thể thúc đẩy quan hệ với nhiều quốc gia trong khu vực. Việt Nam là cầu nối khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, cũng như liên kết các quốc gia trong vùng Đông Nam Á lại với nhau. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi khi nằm gần các vùng kinh tế năng động của châu Á và thế giới, do đó Việt Nam có thể hòa nhập vào đó, để phát triển nền kinh tế cho mình. Song song đó, Việt Nam phải khắc phục những khó khăn, những thiếu sót để không ngừng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, nhờ vị trí “vàng” này từ trước đến nay, nước ta luôn nằm trong tầm ngắm của các cường quốc lớn trên thế giới để thôn tính, xâm chiếm lãnh thổ. Trong lịch sử kéo dài mấy nghìn năm, nước ta vô số lần bị các cường quốc đô hộ, xâm chiếm. Nhưng với sức mạnh dân tộc, chúng ta đã vượt qua tất cả để đánh đuổi kẻ thù, giành quyền tự chủ, độc lập đến ngày nay.
Về vị trí địa lý, phía Bắc nước ta giáp Trung Quốc với một đường biên giới khá dài – khoảng 1400 km, và Trung Quốc là một nước có thế mạnh về kinh tế, cũng như có tầm ảnh hưởng khu vực từ xưa đến nay. Nhờ vị trí cận kề này, chúng ta có điều kiện mở mang, tiếp thu một cách có chọn lọc văn hoá Trung Quốc – một nền văn hóa lớn của thế giới. Nhưng vì tiếp giáp Trung Quốc, một nước mạnh, luôn có xu hướng bành trướng lãnh thổ và bá quyền, Việt Nam luôn nằm trong nguy cơ xâm lược từ phía Trung Quốc từ xưa đến nay. Do đó, việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, luôn cảnh giác cao độ với mọi âm mưu của nước bạn là điều tiên quyết trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ.
Phía Tây của Việt Nam là hai nước bạn là Lào và Cambodia, hai quốc gia anh em của Việt Nam. Nhờ tiếp giáp hai quốc gia anh em, ba nước có thể liên kết lại lập thành “liên bang Đông Dương” – hợp lực thành một sức mạnh chung, đánh tan kẻ thù xâm lược như chúng ta đã từng chứng kiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thông qua đó, Việt Nam có thể giao thương với hai nước này để xuất khẩu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)