Anh Bộ đội Cụ Hồ trong ca dao chống Pháp

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 26/04/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: Anh Bộ đội Cụ Hồ trong ca dao chống Pháp thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Anh bộ đội Cụ Hồ trong ca dao chống Pháp 1945-1954
Dân tộc ta suốt bốn ngàn năm lịch sử đã phải trải qua bao phen binh đao khói lửa, hết chống giặc ngoại xâm phương Bắc đến chống ngoại xâm phương Nam. Những cuộc kháng chiến vẻ vang của quá khứ được ghi vào chính sử và trong văn học dân gian. Ca dao cổ truyền đã từng ghi nhận những phong trào khởi nghĩa chống ngoại xâm:
- Ai về Biện Thượng, Lam Sơn
Nhớ về Lê Thái tổ chặn đường quân Minh
- Anh đi theo chúa Tây Sơn
Em về cày cấy mà thương mẹ già
- Bần Gie đốm đậu sáng ngời
Rạch Gầm soi dấu muôn đời oai linh
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, nước nhà độc lập, tự do, người dân đã có quyền làm chủ. Nhưng giặc Pháp gây hấn Nam Bộ, giặc Pháp nổ súng ở Hải Phòng, tháng 12- 1946, cả dân tộc ta bước vào cuộc trường chinh kháng chiến chống Pháp 9 năm, và kết thúc với trận Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu". Tiếp nối dòng ca dao truyền thống, ca dao kháng chiến chống Pháp giai đoạn này (1945-1954) đã ra đời với số lượng lớn, phản ánh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và anh dũng của nhân dân ta. Trong cuộc kháng chiến đó, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ lần đầu tiên xuất hiện trong văn học nói chung và trong ca dao nói riêng, đã trở thành hình ảnh của dân tộc.
Trước hết, anh bộ đội Cụ Hồ phần lớn là những người nông dân mặc áo lính. Hôm qua họ còn là những con người bình thường, cuộc sống giản dị, chất phác. Vậy mà hôm nay, đáp lại lời kêu gọi của núi sông, họ thành người lính, vững vàng đứng vào đội ngũ: Hôm qua tôi còn ở nhà/ Sống chung vợ dại, mẹ già, con thơ/ Quanh co chuồng lợn, vườn dưa/ Đuổi gà, bế trẻ, ngủ trưa, nói liều/ Hôm nay tôi đứng trong lều/ Bạn với súng "mút", ôm yêu đạn đồng. Và thế là muôn vàn khó khăn đến với họ: những cuộc hành quân dài bất tận, qua trăm núi ngàn khe, ăn đói mặc rét, "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" (Tố Hữu): Đi bao đèo, vượt bao cây/ Đào bao khối đất từ ngày xuất quân/ Vết chân đi khắp nẻo đường/ Đắng cay, chua ngọt đã từng vượt qua.
Nhưng tất cả những khó khăn gian khổ đó không làm các anh lùi bước, nao núng tinh thần, vì đại nghĩa, vì mục đích cao cả là diệt giặc, giải phóng quê hương, bảo vệ Tổ quốc mà họ dám xả thân, chấp nhận mọi hy sinh. Tinh thần ấy có ngay từ những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến chống Pháp:
Hy sinh trả nghĩa giang san
Đoàn quân Nam tiến vượt ngàn gian lao
Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào
Bát cơm chung, giọt máu đào giúp nhau
Khó khăn, thiếu thốn, gian khổ vẫn không làm tắt đi nụ cười lạc quan, tin tưởng của anh bộ đội Cụ Hồ. Họ đùa cợt với gian lao: Bụng cóc mà khoác ba lô/ Cái lưng nó gù, cái báng mới cân/ Sốt rét mà gấp hành quân/ Cái nóng mới dẫn cái chân chạy đều. Trong những chiến dịch lớn, như chiến dịch Điện Biên Phủ, việc chuyển pháo, đưa pháo hạng nặng vào chiến trường, đâu phải chuyện giản đơn. Hơn nữa, theo chiến thuật, có khi vừa mới đưa pháo vào lại phải đưa ra! Vất vả, thậm chí cả hy sinh là thế, anh bộ đội vẫn hết mực yêu quí pháo, xem nó như người bạn tâm tình, vỗ về một cách dí dỏm: Voi ơi, ta bảo voi này/ Voi đi chiến dịch, có mày có ta/ Đèo cao ta vác voi qua/ Sông sâu ta bắc cầu phà voi sang (….) Dù cho ta có đói lòng/ Sọt này vẫn đủ đạn đồng nuôi voi/ Voi ra giữa trận hếch vòi/ Đồn Tây sụp đổ, voi cười, ta reo…
Đói ăn, thiếu mặc, nhưng bữa ăn vẫn ngon lành, dưới con mắt của các anh bữa cơm diễn ra như một tiết mục sân khấu đầy hài hước:
Đua nhau xới, tranh nhau đơm
Cà chua nấu muối cũng thơm, cũng lành
Ăn thật chóng, và thật nhanh
Chỉ loáng một cái sạch sành sanh cả nồi!
Đến cái chết, anh bộ đội Cụ Hồ cũng coi "nhẹ tựa lông hồng" chẳng khác gì những tráng sĩ xưa kia: Anh đi ra trận phen này/ Chẳng may mà bị thằng Tây nó cù/ Ai về nhắn mẹ thằng cu/ Nuôi con khôn lớn trả thù cho anh. Ta như thấy thoáng hiện một nụ cười hóm hỉnh!
Có được một tinh thần như thế, là vì anh bộ đội Cụ Hồ chiến đấu có lý tưởng, có mục đích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)