An toàn giao thông

Chia sẻ bởi Lương Thị Chung | Ngày 11/05/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: an toàn giao thông thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC KỸ NĂNG
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
CHO HỌC SINH THPT
TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM
* Năm 2012: riêng TNGT đường bộ xảy ra 35.804 vụ, làm chết 9.509 người, bị thương 37.736 người.
* TNGT 7 tháng đầu năm 2013: toàn quốc xảy ra 17.181 vụ, làm chết 5.635, bị thương 17.153 người.
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
*Năm 2012: xảy ra 184 vụ, làm chết 181 người, bị thương 97 người và xảy ra 199 vụ va chạm làm 82 người bị thương.
Riêng TNGT đường bộ xảy ra 174 vụ, chết 172 người , bị thương 97 người.
Huyện Tứ Kỳ xảy ra 17 vụ, làm chết 16 người, bị thương 8 người.
*TNGT 8 tháng đầu năm 2013: toàn tỉnh xảy ra 100 vụ, va chạm 110 vụ, chết 110 người, bị thương 87 người.
Riêng TNGT đường bộ 205 vụ, làm chết 105 người, bị thương 85 người.
Hệ thống báo hiệu đường bộ

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
*Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông:

a)Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại;

b) Hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải;

c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
*Đèn tín hiệu giao thông có ba màu:

a) Tín hiệu màu xanh là được đi;
b) Tín hiệu màu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu màu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;
d) Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.
Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm sau:
Nhóm 1.
Biển báo cấm:
 Có dạng hình tròn (trừ biển số 122 “Dừng lại” có hình 8 cạnh đều) để biểu thị các điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển báo cấm đều có viền đỏ, nền mầu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. Nhóm biển báo cấm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển 101 đến biển số 139.
Nhóm 2.
Biển báo nguy hiểm: 
Có hình dạng tam giác đều, viền đỏ, nền mầu vàng, trên có hình vẽ mầu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm cảnh báo cho người sử dụng đường biết trước các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. Nhóm biển báo nguy hiểm gồm có 46 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 246.
Nhóm 3.
Biển hiệu lệnh: 
Có dạng hình tròn, nền mầu xanh lam, trên nền có hình vẽ mầu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết  hiệu lệnh phải thi hành. Nhóm biển hiệu lệnh có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309
Nhóm 4.
Biển chỉ dẫn:
Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền mầu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình.
Nhóm 5.
Biển phụ: 
Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ các biển đó hoặc sử dụng độc lập. Nhóm biển phụ gồm 9 kiểu từ biển số 501 đến biển số 509
*Quy định về đi bộ
Người đi bộ phải đi bên phải hè phố, lề đường. Nếu không có hè phố thì đi bộ sát mép đường.
Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu chỉ dẫn.
Nếu không vạch kẻ đường…, muốn qua đường phải quan sát xe đang tới để đảm bảo an toàn.
Không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy, khi mang vác vật cồng kềnh phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác.
Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới phải có người lớn dắt. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường.
*Quy định về đi xe đạp
Người điều khiển xe đạp chỉ được chở 1 người, trừ trường hợp chở thêm trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa 2 người.
- Không được đi dàn hàng ngang, không đi xe vào phần dành cho người đi bộ và phương tiện khác, không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh trừ thiết bị trợ thính.
Không sử dụng xe để kéo đẩy xe khác, vật khác, mang vác và chở vật cồng kềnh. Không buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe 2 bánh. Không có hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông.không lạng lách đánh võng…
Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy( cả xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách.


*Quy định về đi mô tô, xe gắn máy
Người điều khiển xe chỉ được chở 1 người, trừ trường hợp: chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm PL,trẻ em dưới 14 tuổi
Không đi dàn hàng ngang, không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh .không đi vào đường dành cho người đi bộ, không lạng lách đánh võng…
Không sử dụng xe để kéo đẩy xe khác, vật khác, mang vác và chở vật cồng kềnh. Không buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe 2 bánh. Không có hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Người điều khiển, người ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách.
Không điều khiển xe sau khi uống rượu, bia.
Nhường đường khi có báo hiệu xin vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe khác( tối thiểu bằng ½ vân tốc)



* Quy định đối với người ngồi trên xe mô tô, xe đạp…
Không mang vác vật cồng kềnh.
Không sử dụng ô.
Không bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
Không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
Không có hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông.
Vân tốc tối đa trong nội, ngoại thành 35-40km/h, qua nội thành tối đa 40km/h( nếu có biển giới hạn tốc độ phải tuân thủ theo biển báo)
*Tuổi, sức khỏe của người lái xe
Đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích dưới 50 cm3.
Đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô, xe gắn máy có dung tích từ 50 cm3trở lên, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg, ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.
Đủ 21 tuổi trở lên được lái ô tô tải từ 3.500kg trở lên…
*Chế tài xử phạt một số hành vi học sinh thường vi phạm khi đi xe đạp, xe máy
+ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đến 60.000 đồng khi vi phạm:
Không đi bên phải theo chiều đi của mình, không đi đúng phần đường quy định, dừng xe đột ngột, chuyển hướng không báo trước.
Dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên, người điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại, người ngồi trên xe sử dụng ô.
Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm…
+ Phạt tiền từ 60.000 đến 80.000 đồng khi:
- Chở quá số người quy định, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông.
+ Phạt tiền từ 80.000 đến 100.000 đồng khi:
- Người điều khiển, người ngồi trên xe bám kéo đẩy xe khác, vật khác, mang vác chở vật cồng kềnh.
- Điều khiển xe buông cả 2 tay, dùng chân điều khiển xe
- Không đi đúng phần đường, làn đường theo quy định
- Để xe ở lòng đường, hè phố, dừng xe trái quy định
+ Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng khi:
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông
- Điều khiển xe, lạng lách đánh võng, đuổi nhau trên đường, đi bằng một bánh. Ngoài phạt tiền nếu tái phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu xe.
- Người điều khiển xe, ngồi trên xe đạp điện, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, không cài quai đúng cách.
- Chạy quá tốc độ quy định từ 5km đến dưới 10km/h.
- Đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều của đường 1 chiều.
- Chở theo 2 người( trừ trường hợp được phép theo quy định)/
- Bấm còi rú ga liên tục trong đô thị
+ Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng khi điều khiển xe chưa đủ tuổi theo quy định, tái phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu xe.
+Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đ khi;
- Chở 3 người
- Chạy quá tốc độ 10 đến 20km/h
- Vượt phải trong những trường hợp không được phép
- Khi điều khiển xe mà trong máu có hơi rượu, nồng độ cồn vượt quá 50miligam đến 80miligam/100mililit máu hoặc 0,25miligam đến 0,4 miligam/1lit khí thở
Một số hình ảnh về tai nạn giao thông
Tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông đường
bộ diễn ra có chiều hướng ngày càng phổ biến ở các
địa phương nhất là tại vùng nông thôn


Một số hình ảnh vi phạm an toàn giao thông
..



Đại tá Nguyễn Quang Hùng cho rằng, để học sinh vi phạm luật an toàn giao thông và sử dụng điện thoại không đúng quy định, phần lớn...


Hs điều khiển xe và sử dụng điện thoại không đúng quy định
HS dàn hàng ngang, vừa đi vừa nô đùa
HS tập trung trước cột đèn giao thông
Chiếc xe máy kéo theo ba gác chở 7 người, không
đội mũ bảo hiểm chạy trên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội).
Đua với... tử thần
Không còn là cảnh báo
Hết hồn đi xe bằng lưng
CSGT Đo nồng độ cồn của người điều khiển xe
Đi xe đạp vì môi trường giao thông
Những hình ảnh tuyên truyền an toàn giao thông

Diễn viên Kathy Uyên và ca sỹ Thanh Bùi đã đến giao lưu với trường tiểu học Trương Văn Thành, với mục đích nâng cao ý thức cho các em về an toàn giao thông đường bộ
* Trách nhiệm và tham gia sơ cấp cứu TNGT đường bộ
- Người lái xe và những người có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm: dừng ngay xe lại giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người bị nạn, trình báo ngay với cơ quan nơi gần nhất. Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an.
Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn phải có trách nhiệm:
Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ cứu chữa kịp thời người bị nạn, báo tin cho cơ quan CA hoặc UBND nơi gần nhất, bảo vệ tài sản người bị nạn, có trách nhiệm chở nạn nhân đi cấp cứu.
* Các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản
- Bảo vệ nạn nhân và gọi cấp cứu 115.
- Vệ sinh khi sơ cấp cứu và phòng tránh các bệnh lây nhiễm:
- Cầm máu khi bị chảy máu: ấn tay trực tiếp vào chỗ có máu chảy, nếu vết thương có dị vật cần ấn vào điểm cầm máu, có thể dùng băng ga rô hoặc vải sạch để băng.
- Nạn nhân tắc thở hoàn toàn khi có dị vật cần: thông thở bằng cách để ngồi hoặc đứng, vỗ mạnh vào lưng nạn nhân nhiều lần để tống dị vật ra.
-Nạn nhân có dấu hiệu xấu về chức năng của phổi: thở gấp, khò khè, môi thâm tím… cần đặt nạn nhân ở tư thế nghỉ nửa nằm nửa ngồi, hoặc ngồi
- Choáng: để nạn nhân nằm kê cao chân để tăng lượng máu chảy về đầu.
- Bị vết thương hở vùng ngực: đặt nạn nhân nửa nằm nửa ngồi, nút kín vết thương và băng lại
Vết thương bụng hở: đặt nạn nhân nằm ngửa, dùng bát hoặc hộp cứng úp lên vết thương và băng lại, kê chân lên cao 2 đầu gối co lại.

Vết thương sọ não hở: dùng bát úp lên và băng lại.

Gãy, chấn thương xương: cần cố định vùng bị chấn thương, có thể dùng nẹp cố định, nếu chân gẫy buộc cố định vào chân lành, tay gẫy buộc cố định vào thân, bị thương cột sống cần cố định phần cổ, lưng rồi đặt lên cáng cứng.

Vì sức khỏe, tính mạng của bản thân, gia đình và cộng đồng, hãy thực hiện tốt luật giao thông, để an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thị Chung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)