An toàn cho bé

Chia sẻ bởi vũ mai hoan | Ngày 05/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: an toàn cho bé thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

Ngày 1
AN TOÀN LÀ THẾ NÀO ?

I.MỤC TIÊU:
Trẻ hiểu được an toàn là thế nào ? Ý thức tránh xa những nguy hiểm và biết cách phòng tránh.
Rèn kỹ năng sao chép tên các biển báo thông thường. Nhận biết các chữ U, Ư có trong tên các biển báo.
Phát triển kỹ năng đọc hiểu biển báo.
II.HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của cô và trẻ Nhận xét

Hoạt động 1:
Trẻ mang vào lớp những báo, tạp chí liên quan đến trường MN.
Hoạt động 2:
Cô và trẻ cùng trò chuyện “ An toàn là thế nào ?”
Chơi trò chơi “ Nói nhanh”
Vd:
Cô nói: “ Nghịch lửa” – Trẻ nói: “ Không an toàn”
Cô nói: “ Không chơi dao” – Trẻ nói “ An toàn”
Cho trẻ kết nhóm, mỗi nhóm rút 1 loại biển báo và
về thảo luận cùng nhau.
Từng nhóm giới thiệu về biển báo của nhóm mình.
Trẻ nhắc lại tên của từng loại biển báo cho cô viết.
Sao chép tên các biển báo và dán bên dưới chỗ cô viết.
Tìm và gạch dưới những chữ U,Ư có trong tên các biển báo đó.
Hoạt động 3:
Giới thiệu những góc chơi mới.
Làm quen các góc chơi.
Chơi với những đồ chơi.
Hoạt động 4:
Trò chơi “ Thi đi nhanh”.
Chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động 5:
Rèn kỹ năng vứt rác đúng chỗ.
Hoạt động 6:
Tập hát nối tiếp bài “ Mừng sinh nhật”.

NHẬN XÉT:





Ngày 2
BIỂN BÁO NGUY HIỂM


I.MỤC TIÊU:
Trẻ phối hợp kỹ năng vẽ theo mẫu để tạo sản phẩm “ Biển báo nguy hiểm” rõ và chính xác.
Tập đặt câu cho các biển báo của mình.
Biết đọc hiểu biển báo để biết cách phòng tránh.
II.HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của cô và trẻ Nhận xét

Hoạt động 1:
Tô màu biển báo cho cô, cắt ra bỏ trong rổ.
Hoạt động 2:
Mỗi trẻ chọn một thẻ lô tô biển báo.
Kết nhóm 4 và trao đổi với nhau về biển báo mình vừa
chọn. ( Nói ý nghĩa, hình dáng và màu sắc của biển báo )
Cho trẻ nói ý định mình sẽ vẽ biển báo như thế nào ?
Cô vẽ mẫu sơ lược vài biển báo cho trẻ quan sát.
Trẻ thực hiện, cô bao quát, giúp những trẻ yếu; khơi
gợi thêm ý tưởng cho những trẻ khá.
Trẻ trưng bày sản phẩm, ghi tên biển báo và đặt câu cho
biển báo đó.
Cô giúp trẻ ghi lại và dán dưới bức tranh của mình.
( Có thể thay đổi bằng nặn với các hoạt động tương tự )
Hoạt động 3:
Vẽ một số biển báo an toàn.
Xây trường mầm non.
Chơi “ Đi đúng đường” ( Dùng nam châm di chuyển người ).
Hoạt động 4:
Chơi “ Chạy tiếp cờ”.
Chơi một số trò chơi dân gian: nhảy vào – nhảy ra; chìm nổi…
Hoạt động 5:
Rèn kỹ năng vẽ các biển báo nguy hiểm.

NHẬN XÉT:







Ngày 3
AN TOÀN KHI CHƠI

I.MỤC TIÊU:
Trẻ hiểu nội dung bài thơ “ Bập bênh”, biết được quy luật khi chơi bập bênh.
Biết dùng nét mặt, ngữ điệu, cử chỉ minh họa để đọc thơ cách lí lắc dễ thương.
Biết tôn trọng luật khi chơi bập bênh để gây hứng thú và an toàn cho cả hai người.
II.HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của cô và trẻ Nhận xét

Hoạt động 1:
Tô những biển báo cô đã photo sẵn.
Hoạt động 2:
Cô đọc đúng âm điệu của bài thơ “ Bập bênh” cho trẻ nghe.
Cùng thống nhất với trẻ những cử chỉ minh họa cho bài thơ.
Đàm thoại và làm rõ nội dung thơ:
Nếu mình không nhún đều nhịp, cứ ghì bên của mình
xuống thì có chơi được không ?
Nếu mình bập mạnh quá thì coi chừng bạn sẽ bị làm sao ?...
Chơi tạo bập bênh bằng: một cục gạch ở giữa và 1 cây
dài bắc ngang, hai ngón tay 2 bên giả làm 2 bạn bập qua lại.
Từng nhóm đọc lại bài thơ có thể kèm động tác minh họa.
Cô gợi ý để trẻ tập nói những lời tạo an toàn trong khi chơi
Vd: không bập mạnh quá.
Bám thật chắc vào….
Cô chép lại những lời nói đó bằng những màu mực khác nhau.
Trẻ sao chép lại dán lên tường.
Hoạt động 3:
Xây sân chơi của bé
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vũ mai hoan
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)