ÁM THỊ
Chia sẻ bởi Ngô Quang Hớn |
Ngày 21/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: ÁM THỊ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ÁM THỊ
Truyện ngắn của Phạm Thị Hoài
Buổi đầu tôi mặc hai lượt quần, ba lớp áo. Chồng tôi bảo, thày tẩm quất nào phải ông thày võ chọc ngón tay thủng tường mà mình che chắn khiếp đảm như thế. Thày lại đeo kính xẩm, không nói trước có khi lẫn lộn đàn ông với đàn bà. Nhưng tôi nghĩ, áo xống đâu chỉ để che thân mình và che mắt ai, trong quan tài người ta cũng mặc thật chu đáo. Lần đầu để tay người lạ chạm vào, có giữ ý có lành. Đàn ông không phải ai cũng tân tiến như chồng tôi, mà những người mù tôi biết đều có vẻ không theo thời, như thể họ sống riêng ra một cõi xa xôi nào đó. Cõi ấy mặt trời không mọc và lặn. Tôi e không cẩn thận dễ thất thố với người tàn tật. Sờ thấy cái nịt ngực với đủ quần áo trong ngoài dày dặn, chắc thày sẽ hiểu rằng tôi coi thày như người lành. Đôi bên sẽ tin cậy nhau hơn, dẫu sao không riêng tôi lần đầu mà thày cũng chưa từng tẩm quất đàn bà. Chiếu tẩm quất là chỗ đàn bà không vào. Chồng tôi vất vả lắm mới mời được thày, than rằng thời thế gì mà nhờ ai đánh vợ còn dễ hơn thuê người đấm lưng vợ. Đến chỗ nào người ta cũng tưởng anh sinh chuyện, nên đuổi khéo, bảo chưa mở hàng, sợ xui. Thày quất này nghe anh ngỏ lời xong, cho một hồi: "Ông mua cho bà nhà vài cái máy chẳng hơn ư? Máy rung, máy xoắn, máy giác, máy đập, máy ủ chân, máy chườm bụng, máy cù nách, máy chiếu tia hồng ngoại, máy giời thời này cũng có. Mấy cái que gãi lưng với cái cái cục vừa đấm vừa xoa bằng nhựa Trung Quốc, ông cứ ới hàng bán rong một tiếng là có cả tá, dùng cả đời không mòn. Chúng tôi đây chỉ có hai bàn tay suông, đáng gì mà vẽ chuyện."
Chồng tôi lấy làm thú vị cái giọng chao chát ấy, khẩn khoản nài, thày chua thêm một đoạn nữa: "Ông chê đồ giả thì dẫn bà nhà đi khách sạn. Trong ấy toàn người thật việc thật, vui lắm. Vào mát xoa mát da, ra tắm hơi ấm thịt, lại lịch sự nhẹ nhàng. Chúng tôi đây có mỗi món vặn cổ bẻ lưng, khí man rợ, không hợp với đàn bà."
Chồng tôi nghe vậy càng thích. Anh vốn có duyên với những kẻ khác đời, nghe tiếng ai ngông là lặn lội đến mời về thù tạc bằng được. Một dạo nhà tôi tấp nập khách nghệ sĩ, sau chồng tôi kết luận là họ chỉ ra vẻ lập dị, chứ muốn được đời tán thưởng thì sao đành khác đời. Vả lại nhiều vị làm nghệ sĩ suông thì xù xì, đặt vào đâu cũng không vừa, nhưng tác phẩm cứ trình ra là tròn khuôn, thần thái gồ ghề biến đi đâu hết cả, anh thật không biết nên tiếp tục xử sự với các vị ấy như thế nào. Năm ngoái anh tiếc mãi một vị không nghệ sĩ, nghe nói ông viên chức cũ thời Pháp ấy theo cái chủ nghĩa tự đặt là chủ nghĩa cảm ơn xin lỗi, tuyên ngôn rằng mình là người cuối cùng biết nói hai từ sắp tuyệt chủng ấy, nên lưỡi còn ngọ nguậy thì không nói gì hơn hai từ này. Chồng tôi tới quá muộn, lưỡi ông ấy đã cứng, may là còn tìm được xác ở bãi rác ngoại ô, đành đem về nghĩa trang Văn Điển chôn như mọi người. Cả năm nay anh than buồn cho thiên hạ, buồn cho mình. Đám trẻ có liều mà không ngông. Đám già thì xa đời chứ chẳng khác đời. Thày quất này tuổi còn non mà nói giọng thâm thuý chững chạc, rõ ra kẻ không xu thời. Chồng tôi trổ hết duyên, rủ được thày đi uống mấy chén rượu tăm nơi một chủ rượu cũng có tiếng khinh bạc, không bao giờ thèm tiếp khách vãng lai. Cuối cùng thày bảo nể lắm nên nhận lời, nhưng xưa nay chưa từng tẩm quất đàn bà, phục vụ có gì sai sót xin ông Giáo rộng lượng.
Ban đầu chồng tôi cho vợ nằm trên sập, ý là để thày đứng cạnh cho tiện tầm tay. Nhưng thày bảo: "Chúng tôi chỉ quen ngồi chiếu. Nghe nói ở viện y học dân tộc có khoa xoa bóp, thày thuốc mặc bờ lu trắng thì đứng, bệnh nhân nằm. Chúng tôi đây là tẩm quất dân dã, xin cứ xuề xoà cho đúng kiểu." Chồng tôi vội trải chiếu, đáp rằng thày nói hợp ý anh lắm, đây là chỗ thân mật, không phải nơi công cộng, là cái thú thoải mái chứ đâu phải cái bắt buộc chỉnh chu gì, xin thày cứ tự nhiên cho. Thày ngồi vào chiếu. Tôi xuống nằm. Chồng tôi bảo: "Phía đầu ở bên trái, phía chân bên phải thày đấy ạ." Anh cũng đã dọn nhà thật kỹ. Nhà tôi thường ngổn ngang,
Truyện ngắn của Phạm Thị Hoài
Buổi đầu tôi mặc hai lượt quần, ba lớp áo. Chồng tôi bảo, thày tẩm quất nào phải ông thày võ chọc ngón tay thủng tường mà mình che chắn khiếp đảm như thế. Thày lại đeo kính xẩm, không nói trước có khi lẫn lộn đàn ông với đàn bà. Nhưng tôi nghĩ, áo xống đâu chỉ để che thân mình và che mắt ai, trong quan tài người ta cũng mặc thật chu đáo. Lần đầu để tay người lạ chạm vào, có giữ ý có lành. Đàn ông không phải ai cũng tân tiến như chồng tôi, mà những người mù tôi biết đều có vẻ không theo thời, như thể họ sống riêng ra một cõi xa xôi nào đó. Cõi ấy mặt trời không mọc và lặn. Tôi e không cẩn thận dễ thất thố với người tàn tật. Sờ thấy cái nịt ngực với đủ quần áo trong ngoài dày dặn, chắc thày sẽ hiểu rằng tôi coi thày như người lành. Đôi bên sẽ tin cậy nhau hơn, dẫu sao không riêng tôi lần đầu mà thày cũng chưa từng tẩm quất đàn bà. Chiếu tẩm quất là chỗ đàn bà không vào. Chồng tôi vất vả lắm mới mời được thày, than rằng thời thế gì mà nhờ ai đánh vợ còn dễ hơn thuê người đấm lưng vợ. Đến chỗ nào người ta cũng tưởng anh sinh chuyện, nên đuổi khéo, bảo chưa mở hàng, sợ xui. Thày quất này nghe anh ngỏ lời xong, cho một hồi: "Ông mua cho bà nhà vài cái máy chẳng hơn ư? Máy rung, máy xoắn, máy giác, máy đập, máy ủ chân, máy chườm bụng, máy cù nách, máy chiếu tia hồng ngoại, máy giời thời này cũng có. Mấy cái que gãi lưng với cái cái cục vừa đấm vừa xoa bằng nhựa Trung Quốc, ông cứ ới hàng bán rong một tiếng là có cả tá, dùng cả đời không mòn. Chúng tôi đây chỉ có hai bàn tay suông, đáng gì mà vẽ chuyện."
Chồng tôi lấy làm thú vị cái giọng chao chát ấy, khẩn khoản nài, thày chua thêm một đoạn nữa: "Ông chê đồ giả thì dẫn bà nhà đi khách sạn. Trong ấy toàn người thật việc thật, vui lắm. Vào mát xoa mát da, ra tắm hơi ấm thịt, lại lịch sự nhẹ nhàng. Chúng tôi đây có mỗi món vặn cổ bẻ lưng, khí man rợ, không hợp với đàn bà."
Chồng tôi nghe vậy càng thích. Anh vốn có duyên với những kẻ khác đời, nghe tiếng ai ngông là lặn lội đến mời về thù tạc bằng được. Một dạo nhà tôi tấp nập khách nghệ sĩ, sau chồng tôi kết luận là họ chỉ ra vẻ lập dị, chứ muốn được đời tán thưởng thì sao đành khác đời. Vả lại nhiều vị làm nghệ sĩ suông thì xù xì, đặt vào đâu cũng không vừa, nhưng tác phẩm cứ trình ra là tròn khuôn, thần thái gồ ghề biến đi đâu hết cả, anh thật không biết nên tiếp tục xử sự với các vị ấy như thế nào. Năm ngoái anh tiếc mãi một vị không nghệ sĩ, nghe nói ông viên chức cũ thời Pháp ấy theo cái chủ nghĩa tự đặt là chủ nghĩa cảm ơn xin lỗi, tuyên ngôn rằng mình là người cuối cùng biết nói hai từ sắp tuyệt chủng ấy, nên lưỡi còn ngọ nguậy thì không nói gì hơn hai từ này. Chồng tôi tới quá muộn, lưỡi ông ấy đã cứng, may là còn tìm được xác ở bãi rác ngoại ô, đành đem về nghĩa trang Văn Điển chôn như mọi người. Cả năm nay anh than buồn cho thiên hạ, buồn cho mình. Đám trẻ có liều mà không ngông. Đám già thì xa đời chứ chẳng khác đời. Thày quất này tuổi còn non mà nói giọng thâm thuý chững chạc, rõ ra kẻ không xu thời. Chồng tôi trổ hết duyên, rủ được thày đi uống mấy chén rượu tăm nơi một chủ rượu cũng có tiếng khinh bạc, không bao giờ thèm tiếp khách vãng lai. Cuối cùng thày bảo nể lắm nên nhận lời, nhưng xưa nay chưa từng tẩm quất đàn bà, phục vụ có gì sai sót xin ông Giáo rộng lượng.
Ban đầu chồng tôi cho vợ nằm trên sập, ý là để thày đứng cạnh cho tiện tầm tay. Nhưng thày bảo: "Chúng tôi chỉ quen ngồi chiếu. Nghe nói ở viện y học dân tộc có khoa xoa bóp, thày thuốc mặc bờ lu trắng thì đứng, bệnh nhân nằm. Chúng tôi đây là tẩm quất dân dã, xin cứ xuề xoà cho đúng kiểu." Chồng tôi vội trải chiếu, đáp rằng thày nói hợp ý anh lắm, đây là chỗ thân mật, không phải nơi công cộng, là cái thú thoải mái chứ đâu phải cái bắt buộc chỉnh chu gì, xin thày cứ tự nhiên cho. Thày ngồi vào chiếu. Tôi xuống nằm. Chồng tôi bảo: "Phía đầu ở bên trái, phía chân bên phải thày đấy ạ." Anh cũng đã dọn nhà thật kỹ. Nhà tôi thường ngổn ngang,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Quang Hớn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)