Âm nhạc cổ truyền dân tộc
Chia sẻ bởi Thuy Trang |
Ngày 21/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Âm nhạc cổ truyền dân tộc thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Tổ 4
ÂM NHẠC
CỔ TRUYỀN
DÂN TỘC
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Tuồng
Nhã nhạc cung đình Huế
Ca trù
Hát quan họ
Chèo
Đờn ca tài tử
Cải lương
Múa cung đình
CHÈO
Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian. Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.
Cảnh trong vở chèo cổ “Trương Viên”
Cảnh trong vở chèo “Tống Trân - Cúc Hoa”
Cảnh trong vở chèo cổ “Quan âm Thị Kính”
HÁT QUAN HỌ
Hát quan họ bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ lâu đời. Hát quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng, mỗi năm một lần vào dịp hội làng. Nó gắn liền với tục kết bạn nam nữ, kết nghĩa giữa hai làng khác nhau. Hát quan họ bao giờ cũng hát đôi, trình tự hát vừa theo nội dung vừa theo làn điệu, đối lời kèm theo đối giọng.
Hát quan họ trên thuyền
CA TRÙ
Ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỉ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được yêu thích. Ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
TUỒNG
Tuồng còn gọi là hát bội, bộ môn nghệ thuật cổ điển và bác học bậc nhất Việt Nam, một loại văn nghệ trình diễn cổ truyền ở Việt Nam, phát triển từ loại hình sân khấu dân gian của văn học Việt Nam, được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam.
Một cảnh trong vở “Mộng bá vương”
Mặt nạ tuồng
Một cảnh trong vở “Huyền Trân công chúa”
NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận vào là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.
Đội nhã nhạc cung đình ngày xưa
Biểu diễn trong Festival Huế
Hình in trên con tem của Bưu chính Việt Nam
MÚA CUNG ĐÌNH
Múa cung đình đi đôi với nhạc cung đình và có nguồn gốc lâu đời ở nước ta. Vào thời nhà Lý, nhà Trần đều đã có các điệu múa cung đình. Múa cung đình bắt nguồn từ các điệu múa truyền thống trong dân gian, được chọn lọc và nâng cao theo những qui phạm nghệ thuật chặt chẻ, nghiêm trang. Múa cung đình mang tính chất khoẻ khoắn, ca ngợi cảnh thái bình, thịnh trị.
Tiết mục múa cung đình “Lân mẫu xuất lân nhi”
Ảnh chụp trên tạp chí Life của Pháp
CẢI LƯƠNG
Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam, hình thành trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ. Khởi sự, các vở cải lương hãy còn giữ hơi hướm theo kiểu hát bội, Sau này, các vở về đề tài xã hội mới thì hoàn toàn theo cách bố cục của kịch nói. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói.
Cảnh trong vở “Đế đô sóng cả”
Cảnh trong vở “Lan và Điệp”
Cảnh trong vở “Chiếc áo thiên nga”
ĐỜN CA TÀI TỬ
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình và văn học dân gian. Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui chơi chứ không thuộc loại nhạc lễ.
ÂM NHẠC
CỔ TRUYỀN
DÂN TỘC
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Tuồng
Nhã nhạc cung đình Huế
Ca trù
Hát quan họ
Chèo
Đờn ca tài tử
Cải lương
Múa cung đình
CHÈO
Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian. Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.
Cảnh trong vở chèo cổ “Trương Viên”
Cảnh trong vở chèo “Tống Trân - Cúc Hoa”
Cảnh trong vở chèo cổ “Quan âm Thị Kính”
HÁT QUAN HỌ
Hát quan họ bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ lâu đời. Hát quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng, mỗi năm một lần vào dịp hội làng. Nó gắn liền với tục kết bạn nam nữ, kết nghĩa giữa hai làng khác nhau. Hát quan họ bao giờ cũng hát đôi, trình tự hát vừa theo nội dung vừa theo làn điệu, đối lời kèm theo đối giọng.
Hát quan họ trên thuyền
CA TRÙ
Ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỉ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được yêu thích. Ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
TUỒNG
Tuồng còn gọi là hát bội, bộ môn nghệ thuật cổ điển và bác học bậc nhất Việt Nam, một loại văn nghệ trình diễn cổ truyền ở Việt Nam, phát triển từ loại hình sân khấu dân gian của văn học Việt Nam, được hình thành trên cơ sở ca vũ nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam.
Một cảnh trong vở “Mộng bá vương”
Mặt nạ tuồng
Một cảnh trong vở “Huyền Trân công chúa”
NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận vào là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.
Đội nhã nhạc cung đình ngày xưa
Biểu diễn trong Festival Huế
Hình in trên con tem của Bưu chính Việt Nam
MÚA CUNG ĐÌNH
Múa cung đình đi đôi với nhạc cung đình và có nguồn gốc lâu đời ở nước ta. Vào thời nhà Lý, nhà Trần đều đã có các điệu múa cung đình. Múa cung đình bắt nguồn từ các điệu múa truyền thống trong dân gian, được chọn lọc và nâng cao theo những qui phạm nghệ thuật chặt chẻ, nghiêm trang. Múa cung đình mang tính chất khoẻ khoắn, ca ngợi cảnh thái bình, thịnh trị.
Tiết mục múa cung đình “Lân mẫu xuất lân nhi”
Ảnh chụp trên tạp chí Life của Pháp
CẢI LƯƠNG
Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam, hình thành trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ. Khởi sự, các vở cải lương hãy còn giữ hơi hướm theo kiểu hát bội, Sau này, các vở về đề tài xã hội mới thì hoàn toàn theo cách bố cục của kịch nói. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói.
Cảnh trong vở “Đế đô sóng cả”
Cảnh trong vở “Lan và Điệp”
Cảnh trong vở “Chiếc áo thiên nga”
ĐỜN CA TÀI TỬ
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình và văn học dân gian. Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui chơi chứ không thuộc loại nhạc lễ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thuy Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)