Âm nhạc
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Phương |
Ngày 09/10/2018 |
102
Chia sẻ tài liệu: Âm nhạc thuộc Cùng học Tin học 4
Nội dung tài liệu:
Đề bài: Anh (chị) hãy lựa chọn một vấn đề về âm nhạc cổ truyền mà anh chị yêu thích để ứng dụng vào nơi đang công tác của mình.
BÀI LÀM
ĐƯA ĐỒNG DAO VÀO CHƯƠNG TRÌNH
GIẢNG DẠY ÂM NHẠC TIỂU HỌC
ĐỒNG DAO ĐỐI VỚI TUỔI THƠ
Thể loại đồng dao nằm trong kho tàng văn hóa dân gian, đây là hình thức hát phù hợp với các em tuổi thiếu niên nhi đồng. Đây là giai đoạn trẻ đang khám phá, tìm hiểu cuộc sống xung quanh với những giao tiếp xã hội đầu đời, thích được chơi đùa, kết bạn. Trẻ em là người tự hát, tự diễn xướng, Đồng dao mang tính đặc trưng riêng, phù hợp với tâm sinh lý phổ thông của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, trước nhất là tính phi giai điệu.
Đồng dao là những câu hát dân gian của trẻ con và phần lớn do chính các em bé sáng tác. Chúng được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác và không ngừng được bổ sung nhằm diễn tả những suy nghĩ, những sắc thái tình cảm của trẻ thơ.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thuộc ít nhất 1 bài đồng dao hoặc đã từng hát những bài hát bắt nguồn từ những bài đồng dao ví dụ như bài Bắt Kim Thang là một bài dân ca bắt nguồn từ bài đồng dao rất quen thuộc với trẻ em Nam Bộ, hay bài Nu na nu nống
“ Nu na nu nống
Cái trống nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ”
Nó đã in sâu vào trí óc trẻ thơ và chúng được vui chơi, với cách thể hiện của nu na nu nống bọn trẻ sẽ biết điểm chỉ thứ tự thông qua trò đếm các đôi chân chúng bạn lần lượt ứng với từng từ trong lời, rơi vào chân ai thì đứa ấy rụt lại thật nhanh như trước khi tay bạn hát đập vào, ai không kịp rụt chân vào thì thua cuộc. Sẽ giúp trẻ dần làm quen với ý thức ngăn nắp thông qua việc sắp xếp đôi chân ngay ngắn thẳng hàng, cũng như tập chung rèn luyện phản xạ cơ bắp nhanh nhạy của đôi chân phải co rụt bất ngờ.
Có thể nói tuổi thơ của các em đặc biệt là ở các vùng thôn quê trẻ em lớn lên bằng những lời ru ngọt ngào, những bài đồng dao vui nhộn làm tuổi thơ các em phong phú hơn.
“ Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri
Chim ri…”
Hay bài chi chi chành chành
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Tam vương ngũ đế
Cấp kế đi tìm
Ù à ù ập”
Hình ảnh những đứa trẻ đầu trần chân đất, quần cộc áo nâu vừa hát đồng dao vừa tham gia lao động hay vui chơi giải trí, đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí mỗi người. Các em có thể hát đồng dao trong buổi chăn trâu cắt cỏ, khi mò cua bắt cá hay trong các cuộc vui chơi bên lũy tre đầu làng, trong những đêm trăng sáng trước sân nhà… Phần lớn các bài đồng dao đều có kết cấu ngắn gọn, nội dung gần gũi dễ hiểu và đặc biệt là được gieo vần nên rất dễ thuộc, dễ nhớ. Đôi khi, trong lúc hát đồng dao, các em còn kèm theo nhịp vỗ tay đều đặn hay dùng que gõ xuống đất, dùng bàn tay đập lên mặt nước… Đối với tụi con gái thì hát đồng dao thường dùng để làm nền cho các điệu múa dân gian dù còn đơn giản nhưng cũng rất đẹp và mềm mại…
Hát đồng dao cần phải theo dàn theo nhóm vì loại hình văn nghệ này rất vui nhộn và mang tính tập thể cao. Khi bắt đầu hát, một đứa trong dàn hát trước câu đầu của bài để bắt nhịp, giống như người nhạc trưởng vậy; sau đó tất cả đồng thanh hát theo. Hát hết bài thì vòng hát lại, nhiều lần như thế. Vẻ mặt đứa nào cũng tươi tắn, rạng rỡ và đều toát lên vẻ hồn nhiên, trong sáng. Khi muốn hát bài khác thì giọng của cả dàn sẽ trầm lắng xuống để cho người bắt nhịp chuyển sang bài mới. Những bài đồng dao cứ nối tiếp nhau ngân lên, vang vọng mãi giữa không gian khoáng đạt của đất trời. Đồng dao vừa có vai trò giải trí, đem lại niềm hứng khởi cho trẻ thơ; lại vừa rèn luyện trí tưởng tượng, khả năng quan sát mọi vật xung quanh và bồi đắp tâm hồn thêm phong phú. Đồng thời, qua hình thức sinh hoạt văn hóa này, những đứa trẻ càng gần gũi và gắn bó với nhau hơn…
Thế giới những sự vật, hiện tượng trong các bài đồng dao vô cùng phong phú. Với tâm hồn trong sáng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Phương
Dung lượng: 57,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)