Ai Cập
Chia sẻ bởi Minh Ly |
Ngày 18/03/2024 |
12
Chia sẻ tài liệu: Ai Cập thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Ai Cập huyền bí
Giải mã kim tự tháp và lăng mộ
Có thể nói, kim tự tháp là một trong những công trình vĩ đại mà đến nay, khoa học hiện đại vẫn chưa lý giải hết được quá trình xây dựng nó. Đó là chưa kể đến những truyền thuyết xung quanh lăng mộ của các Pha-ra-ông bí ẩn luôn gắn liền với các kim tự tháp.
Kim tự tháp là lăng mộ của các Pha-ra-ông được cho là nơi chôn giấu của cải, vật dụng khi còn sống của Pha-ra-ông. Đối với những tên trộm sa mạc, nơi đây chẳng khác gì mỏ vàng. Vì vậy, để bảo vệ sự yên bình cho Pha-ra-ông cũng như an toàn cho số của cải chôn theo, dưới thời vua Tutankhamun, các Pha-ra-ông thường được chôn sâu dưới lòng đất.
Người Ai Cập cổ có niềm tin mạnh mẽ về cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Thậm chí, họ còn cho rằng đó mới là lúc bắt đầu cuộc sống thực sự của một con người. Vì vậy, các lăng mộ thường được chôn theo mọi thứ của Pha-ra-ông lúc còn sống để ngài có thể tiếp tục sống cuộc sống mới ở kiếp sau. Không kể vàng bạc, trang sức… họ đem chôn mọi vật dụng dùng hàng ngày của ngài, thậm chí là cả một cái… bô! Có thể, chú mèo của Pha-ra-ông cũng sẽ được ướp xác để tiếp tục bầu bạn với chủ nhân của mình dưới suối vàng.
Hầm mộ của nhà vua luôn là kho tàng đối với bọn đào mộ trộm.
Các Pha-ra-ông còn được chôn cùng nhiều hình nộm đầy tớ trong lăng mộ của mình. Các quan tư tế cho rằng các hình nộm này sẽ phục vụ Pha-ra-ông ở kiếp sau. Nhưng riêng những vị Pha-ra-ông chết trẻ, họ sẽ được chôn cùng người sống. Đó là những người đầy tớ bị “đánh vào đầu” để “đi theo nhà vua”. Người Ai Cập cổ cho rằng đó là minh chứng của sự trung thành.
Công nghệ hiện đại đã mô phỏng được khuôn mặt vua Tut dựa trên xác ướp của ngài.
Một số người tin rằng vị Pha-ra-ông trẻ Tutankhamun đã bị sát hại bởi chính bác ruột của mình - Ay - người mà sau này đã lên ngai vàng thay ngài. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều thương tổn đằng sau gáy của xác ướp Pha-ra-ông Tut (tên gọi khác của Tutankhamun). Họ đặt ra giả thuyết có khả năng ngài đã gặp tai nạn trong một chuyến đi săn.
Nhưng đến năm 2005, với công nghệ chụp X-Quang CT hiện đại, đội nghiên cứu đã phát hiện ra ngài từng bị gãy chân và đây chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết đầy tranh cãi của vị Pha-ra-ông trẻ tuổi. Thông thường, một người khó lòng "từ giã cõi đời" chỉ vì chiếc chân gẫy của mình nhưng dưới "bàn tay" của bệnh sốt rét, đây sẽ là một câu chuyện khác. Theo kết quả xét nghiệm ADN từ mẫu các xác ướp có trong lăng mộ, Pha-ra-ông Tut đã nhiễm vi-rút sốt rét và khiến chuyện gãy chân của ngài trở thành mối hiểm họa thực sự, có ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống.
Chiếc mặt nạ bằng vàng nặng 11 kg nổi tiếng của vị Pha-ra-ông trẻ tuổi
Ngay cả quan tài của Pha-ra-ông cũng được làm bằng vàng. Quả thực đây là một kiệt tác nghệ thuật được chạm trổ rất tinh xảo.
Hình ảnh các nhà khảo cổ học khi tìm thấy xác ướp Pha-ra-ông Tut.
Vào những năm 1800, nhiều người tin rằng các kim tự tháp chứa đựng một sức mạnh vô hình nào đó khi nó có thể bảo quản, gìn giữ xác của Pha-ra-ông nguyên vẹn hay thậm chí có thể làm sắc lại lưỡi dao đã cùn.
Các kim tự tháp thường được ví như những chiếc máy tính làm từ đá, đài thiên văn thời cổ đại dành cho các nhà thiên văn học và chiêm tinh học. Đứng trên kim tự tháp, người Ai Cập cổ có thể tính tương đối chính xác chu kỳ của một ngôi sao, từ đó suy ra thời gian của các vụ mùa, thời gian hoàn thành các công trình xây dựng lớn...
Đối với người Ai Cập cổ, hình ảnh kim tự tháp còn biểu trưng cho quyền lực tuyệt đối của nhà vua và cũng là cách nhà vua đến với thần Ra (Thần Mặt Trời - vị thần quan trọng nhất trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại) sau khi qua đời. Điều này giống như việc quan niệm "lên thiên đường" của đạo Thiên Chúa.
Các kiến trúc sư của vua Napoleon (Pháp) từng nói rằng, nếu sử dụng khối lượng đá dùng để xây nên kim tự tháp lớn Giza thì họ có thể xây dựng được một bức tường vòng quanh nước Pháp.
Vua Napoleon đã từng đi vào kim tự tháp Ai Cập. Lúc trở ra, người ta trông thấy sắc mặt ông vô cùng nhợt nhạt, đi đứng cũng không vững. Mặc dù Napoleon từ chối nói về điều này nhưng theo một số người thì có thể ông đã nhìn thấy trước tương lai của mình.
Napoleon từng có chuyến "du hành" vào kim tự tháp.
Những người Hy Lạp cổ cho rằng các kim tự tháp được xây dựng trong khoảng thời gian trên 10 năm với sự góp sức của 10.000 nô lệ. Tất cả số nô lệ này đều bị đối xử rất tàn tệ. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Chúng được xây dựng bởi 25.000 người đàn ông hay thậm chí là hơn cả thế. Những người này được đối xử rất tốt. Họ được cung cấp thịt bò và nước uống, và mỗi người chỉ bị buộc phục vụ cho việc xây kim tự tháp trong 5 năm. Đối với một số người, việc tham gia xây kim tự tháp là cả một sự tự hào to lớn.
Ảnh mô phỏng việc xây dựng kim tự tháp của các nô lệ thời đó
Giải mã kim tự tháp và lăng mộ
Có thể nói, kim tự tháp là một trong những công trình vĩ đại mà đến nay, khoa học hiện đại vẫn chưa lý giải hết được quá trình xây dựng nó. Đó là chưa kể đến những truyền thuyết xung quanh lăng mộ của các Pha-ra-ông bí ẩn luôn gắn liền với các kim tự tháp.
Kim tự tháp là lăng mộ của các Pha-ra-ông được cho là nơi chôn giấu của cải, vật dụng khi còn sống của Pha-ra-ông. Đối với những tên trộm sa mạc, nơi đây chẳng khác gì mỏ vàng. Vì vậy, để bảo vệ sự yên bình cho Pha-ra-ông cũng như an toàn cho số của cải chôn theo, dưới thời vua Tutankhamun, các Pha-ra-ông thường được chôn sâu dưới lòng đất.
Người Ai Cập cổ có niềm tin mạnh mẽ về cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Thậm chí, họ còn cho rằng đó mới là lúc bắt đầu cuộc sống thực sự của một con người. Vì vậy, các lăng mộ thường được chôn theo mọi thứ của Pha-ra-ông lúc còn sống để ngài có thể tiếp tục sống cuộc sống mới ở kiếp sau. Không kể vàng bạc, trang sức… họ đem chôn mọi vật dụng dùng hàng ngày của ngài, thậm chí là cả một cái… bô! Có thể, chú mèo của Pha-ra-ông cũng sẽ được ướp xác để tiếp tục bầu bạn với chủ nhân của mình dưới suối vàng.
Hầm mộ của nhà vua luôn là kho tàng đối với bọn đào mộ trộm.
Các Pha-ra-ông còn được chôn cùng nhiều hình nộm đầy tớ trong lăng mộ của mình. Các quan tư tế cho rằng các hình nộm này sẽ phục vụ Pha-ra-ông ở kiếp sau. Nhưng riêng những vị Pha-ra-ông chết trẻ, họ sẽ được chôn cùng người sống. Đó là những người đầy tớ bị “đánh vào đầu” để “đi theo nhà vua”. Người Ai Cập cổ cho rằng đó là minh chứng của sự trung thành.
Công nghệ hiện đại đã mô phỏng được khuôn mặt vua Tut dựa trên xác ướp của ngài.
Một số người tin rằng vị Pha-ra-ông trẻ Tutankhamun đã bị sát hại bởi chính bác ruột của mình - Ay - người mà sau này đã lên ngai vàng thay ngài. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều thương tổn đằng sau gáy của xác ướp Pha-ra-ông Tut (tên gọi khác của Tutankhamun). Họ đặt ra giả thuyết có khả năng ngài đã gặp tai nạn trong một chuyến đi săn.
Nhưng đến năm 2005, với công nghệ chụp X-Quang CT hiện đại, đội nghiên cứu đã phát hiện ra ngài từng bị gãy chân và đây chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết đầy tranh cãi của vị Pha-ra-ông trẻ tuổi. Thông thường, một người khó lòng "từ giã cõi đời" chỉ vì chiếc chân gẫy của mình nhưng dưới "bàn tay" của bệnh sốt rét, đây sẽ là một câu chuyện khác. Theo kết quả xét nghiệm ADN từ mẫu các xác ướp có trong lăng mộ, Pha-ra-ông Tut đã nhiễm vi-rút sốt rét và khiến chuyện gãy chân của ngài trở thành mối hiểm họa thực sự, có ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống.
Chiếc mặt nạ bằng vàng nặng 11 kg nổi tiếng của vị Pha-ra-ông trẻ tuổi
Ngay cả quan tài của Pha-ra-ông cũng được làm bằng vàng. Quả thực đây là một kiệt tác nghệ thuật được chạm trổ rất tinh xảo.
Hình ảnh các nhà khảo cổ học khi tìm thấy xác ướp Pha-ra-ông Tut.
Vào những năm 1800, nhiều người tin rằng các kim tự tháp chứa đựng một sức mạnh vô hình nào đó khi nó có thể bảo quản, gìn giữ xác của Pha-ra-ông nguyên vẹn hay thậm chí có thể làm sắc lại lưỡi dao đã cùn.
Các kim tự tháp thường được ví như những chiếc máy tính làm từ đá, đài thiên văn thời cổ đại dành cho các nhà thiên văn học và chiêm tinh học. Đứng trên kim tự tháp, người Ai Cập cổ có thể tính tương đối chính xác chu kỳ của một ngôi sao, từ đó suy ra thời gian của các vụ mùa, thời gian hoàn thành các công trình xây dựng lớn...
Đối với người Ai Cập cổ, hình ảnh kim tự tháp còn biểu trưng cho quyền lực tuyệt đối của nhà vua và cũng là cách nhà vua đến với thần Ra (Thần Mặt Trời - vị thần quan trọng nhất trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại) sau khi qua đời. Điều này giống như việc quan niệm "lên thiên đường" của đạo Thiên Chúa.
Các kiến trúc sư của vua Napoleon (Pháp) từng nói rằng, nếu sử dụng khối lượng đá dùng để xây nên kim tự tháp lớn Giza thì họ có thể xây dựng được một bức tường vòng quanh nước Pháp.
Vua Napoleon đã từng đi vào kim tự tháp Ai Cập. Lúc trở ra, người ta trông thấy sắc mặt ông vô cùng nhợt nhạt, đi đứng cũng không vững. Mặc dù Napoleon từ chối nói về điều này nhưng theo một số người thì có thể ông đã nhìn thấy trước tương lai của mình.
Napoleon từng có chuyến "du hành" vào kim tự tháp.
Những người Hy Lạp cổ cho rằng các kim tự tháp được xây dựng trong khoảng thời gian trên 10 năm với sự góp sức của 10.000 nô lệ. Tất cả số nô lệ này đều bị đối xử rất tàn tệ. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Chúng được xây dựng bởi 25.000 người đàn ông hay thậm chí là hơn cả thế. Những người này được đối xử rất tốt. Họ được cung cấp thịt bò và nước uống, và mỗi người chỉ bị buộc phục vụ cho việc xây kim tự tháp trong 5 năm. Đối với một số người, việc tham gia xây kim tự tháp là cả một sự tự hào to lớn.
Ảnh mô phỏng việc xây dựng kim tự tháp của các nô lệ thời đó
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Minh Ly
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)