Ah8

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Phương Dung | Ngày 19/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: ah8 thuộc Tiếng Anh 9

Nội dung tài liệu:

Bài dự thi tìm hiểu truyền thống “ LLVT tỉnh Hải Dương- 65 năm một chặng đường”


Câu hỏi 1: Tỉnh đội Hải Dương ( Nay là Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh) được thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu ? Ai là Tỉnh đội trưởng, Chính trị viên đầu tiên?
Trả lời:
Trước yêu cầu của tình hình mới; ngày 19/02/1947, Bộ Quốc phòng ra thông tư số 33/TT- ĐB cho uỷ ban kháng chiến các cấp, chỉ huy Vệ quốc đoàn,Phòng Dân quân, Chính trị Cục về việc” tổ chức dân quân Việt Nam”. Thực hiện Thông tư đó, ngày 27/3/1947 Uỷ ban kháng chiến tỉnh đã giải tán Uỷ ban Bảo vệ tỉnh, thành lập tỉnh đội bộ và phân công đồng chí Đặng Tính- Nguyên Uỷ viên Uỷ ban Bảo vệ làm Tỉnh đội trưởng, đồng chí Tô Thiện- Nguyên Tỉnh uỷ viên là Chính trị viên đầu tiên của Tỉnh đội Hải Dương.
Lễ công bố quyết định thành lập Tỉnh đội được tổ chức tại Thôn Phù Tải- Xã Thanh Giang- huyện Thanh Miện- tỉnh Hải dương. Sau khi tỉnh đội Hải Dương ra đời, các huyên đội, xã đội lần lượt có quyết định thành lập. Từ khi được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, tỉnh đội đã phát huy tốt chức năng, quyền hạn chỉ huy, điều hành các hoạt động chiến đấu và xây dựng các LLVT trong tỉnh.
Với những sự kiện lịch sử trên, ngày 01/01/1998 Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đã ra Quyết định công nhận ngày 27/3/1947 là Ngày thành lập Tỉnh đội- Ngày truyền thống LLVT tỉnh Hải Dương.
Câu 2: Nêu những trận đánh tiêu biểu của quân và dân tỉnh Hải Dương trong 2 cuộc khnág chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược( nêu các trận đánh điển hình đánh địch trên đường sắt, đường 5, đánh địch trên đường sông và một số hình thức chiến thuật khác).
Trả lời:
*Một số trận đánh tiêu biểu của quân và dân tỉnh Hải Dương trong kháng chiến chống Pháp
Trên đường sắt:
1- Ngày 17/7/1953, Bộ đội huyện Kim Thànhtổ chức đánh mìn trên đường sắt, cách cầu Lai Vu 1km; thời gian này đang là mùa nước, nước dâng cao, trừ đường sắt không bị ngập. Các chiến sĩ đã đội bèo, ngoi nước vào đặt mìn, kiên trì đợ thời cơ thuận lợi để tiêu diệt địch. 10 giờ ngày 25/7/1953 thì tàu địch chạy đến, các chiến sỹ đã nổ mìn làm lật đổ đoàn tàu 27 toa, trong đó có 8 toa chở đầy lính, diệt hơn 600 tên.Trận đánh này đã làm tê liệt, gián đoạn việc vận chuyển của địch trên tuyến đường huyết mạch; đồng thời thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích trên tuyến đường sắt và Đường số 5.
2- Ngày 31/01/1954 trận đánh Ga Phạm Xá- Kim Thành, tiêu diệt à làm bị thương 1017 tên, 4 toa tàu bị phá huỷ. Trận đánh này đã làm tê liệt việc vận chuyển của địch trên tuyến đường huyết mạch này trong một thời gian dài, hỗ trự đắc lực cho chiến trường chính Điện Biên Phủgiành thắng lợi, đồng thời góp phần thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích trên tuyến đường sắt và Đường số 5
Trên đường 5:
1-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Phương Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)