Aaaaaaa
Chia sẻ bởi Nguyễn Phương Vy |
Ngày 05/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: aaaaaaa thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
Người Ê Đê
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Ê Đê tiếng Ê Đê:Anak Đê hay Anak Đê-Gar là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Ê Đê nói tiếng Ê Đê một ngôn ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm là ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Malay-Polynesia của hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Người Ê Đê thuộc nhóm chủng tộc Austronesia. Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam, trong văn bản hành chính của Việt Nam Cộng Hoà, người Ê Đê được gọi là người Rađê (Rhade). Theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam dân số người Ê Đê thống kê ngày 01/04/2009 là khoảng 331.194 người, xếp thứ 11 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người Ê Đê hiện nay khá đặc trưng nổi bật là một cộng đồng có xu hướng tương đối thống nhất ý thức tộc người, cũng là một cộng đồng dân tộc - tôn giáo khá rõ nét với hơn 90% dân số ảnh hưởng của đạo Tin Lành.
Dân số và địa bàn cư trú
Dân tộc Ê Đê bao gồm khoảng gần một nửa triệu (~490.000 người) đang sinh sống ở các nước trên thế giới như Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Phần Lan, Thụy Điển... Trong đó miền trung cao nguyên của Việt Nam là quê hương bản địa lâu đời của người Ê Đê. Đây là nhóm dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai từ các hải đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương; truyền thống dân tộc vẫn mang đậm nét mẫu hệ thể hiện dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng Malay-Polynesia. Các nhóm địa phương bao gồm các nhóm:
Ê đê Kpă
Ê đê Adham
Ê đê Mdhur
Ê đê Bih là nhóm Rang Đê
Ê đê Krung
Ngoài ra còn có các nhóm địa phương nhỏ khác: Blo, Dongmak,Hwing... Nhưng hầu như người Ê đê không có sự khác biết lớn giữa các nhóm địa phương. Người Ê Đê là nhóm dân tộc có xu hướng thống nhất ý thức tộc người, biểu hiện rõ nét nhất là ranh giới khác biệt giữa các nhóm địa phương tồn tại trước kia thì ngày nay đã hoàn toàn bị xóa bỏ bằng việc thống nhất tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết và người Ê Đê tự gọi họ là Anak Đê đọc tránh từ Anak Aê-Diê, nghĩa là những đứa con của Yàng (Thần Linh). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số 331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh:
Đăk Lăk (298.534 người)
Phú Yên (20.905 người)
Đăk Nông (5.271 người)
Khánh Hòa (3.396 người)
Đặc điểm kinh tế
Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa còn có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt, bông. Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi sự màu mỡ. Ngày nay người Ê Đê gắn mình với sản xuất nông sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao,... Nghề trồng trọt ở đây có nuôi trâu, bò, voi. Người dân ở đây còn tự làm ra được đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ gốm.
Hôn nhân gia đình
Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ theo đó của cải và đất đai sẽ được truyền từ mẹ sang con gái, theo chế độ mẫu hệ có đặc điểm rất khá tương đồng với chế độ mẫu hệ của người Minangkabau ở đảo Sumatra của Indonesia, con cái mang họ mẹ,trước đây con trai không được hưởng thừa kế,bây giờ có sự bình đẳng trong nhà. Phụ nữ chịu trách nhiệm trong quản lý gia đình,chăm sóc con cái, mồ mả tổ tiên, của cải thừa kế cho con cái... Đàn ông chịu trách nhiệm trong việc ngoại giao, giao lưu buôn bán với cộng đồng bên ngoài đồng thời các vấn đề tôn giáo và chính trị cũng là trách nhiệm của người đàn ông. Cho nên vai trò và địa vị của đàn ông Ê đê bên ngoài xã hội là rất lớn. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình. Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Ê Đê tiếng Ê Đê:Anak Đê hay Anak Đê-Gar là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Ê Đê nói tiếng Ê Đê một ngôn ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm là ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Malay-Polynesia của hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Người Ê Đê thuộc nhóm chủng tộc Austronesia. Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam, trong văn bản hành chính của Việt Nam Cộng Hoà, người Ê Đê được gọi là người Rađê (Rhade). Theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam dân số người Ê Đê thống kê ngày 01/04/2009 là khoảng 331.194 người, xếp thứ 11 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người Ê Đê hiện nay khá đặc trưng nổi bật là một cộng đồng có xu hướng tương đối thống nhất ý thức tộc người, cũng là một cộng đồng dân tộc - tôn giáo khá rõ nét với hơn 90% dân số ảnh hưởng của đạo Tin Lành.
Dân số và địa bàn cư trú
Dân tộc Ê Đê bao gồm khoảng gần một nửa triệu (~490.000 người) đang sinh sống ở các nước trên thế giới như Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Phần Lan, Thụy Điển... Trong đó miền trung cao nguyên của Việt Nam là quê hương bản địa lâu đời của người Ê Đê. Đây là nhóm dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai từ các hải đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương; truyền thống dân tộc vẫn mang đậm nét mẫu hệ thể hiện dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng Malay-Polynesia. Các nhóm địa phương bao gồm các nhóm:
Ê đê Kpă
Ê đê Adham
Ê đê Mdhur
Ê đê Bih là nhóm Rang Đê
Ê đê Krung
Ngoài ra còn có các nhóm địa phương nhỏ khác: Blo, Dongmak,Hwing... Nhưng hầu như người Ê đê không có sự khác biết lớn giữa các nhóm địa phương. Người Ê Đê là nhóm dân tộc có xu hướng thống nhất ý thức tộc người, biểu hiện rõ nét nhất là ranh giới khác biệt giữa các nhóm địa phương tồn tại trước kia thì ngày nay đã hoàn toàn bị xóa bỏ bằng việc thống nhất tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết và người Ê Đê tự gọi họ là Anak Đê đọc tránh từ Anak Aê-Diê, nghĩa là những đứa con của Yàng (Thần Linh). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số 331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh:
Đăk Lăk (298.534 người)
Phú Yên (20.905 người)
Đăk Nông (5.271 người)
Khánh Hòa (3.396 người)
Đặc điểm kinh tế
Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa còn có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt, bông. Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi sự màu mỡ. Ngày nay người Ê Đê gắn mình với sản xuất nông sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao,... Nghề trồng trọt ở đây có nuôi trâu, bò, voi. Người dân ở đây còn tự làm ra được đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ gốm.
Hôn nhân gia đình
Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ theo đó của cải và đất đai sẽ được truyền từ mẹ sang con gái, theo chế độ mẫu hệ có đặc điểm rất khá tương đồng với chế độ mẫu hệ của người Minangkabau ở đảo Sumatra của Indonesia, con cái mang họ mẹ,trước đây con trai không được hưởng thừa kế,bây giờ có sự bình đẳng trong nhà. Phụ nữ chịu trách nhiệm trong quản lý gia đình,chăm sóc con cái, mồ mả tổ tiên, của cải thừa kế cho con cái... Đàn ông chịu trách nhiệm trong việc ngoại giao, giao lưu buôn bán với cộng đồng bên ngoài đồng thời các vấn đề tôn giáo và chính trị cũng là trách nhiệm của người đàn ông. Cho nên vai trò và địa vị của đàn ông Ê đê bên ngoài xã hội là rất lớn. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế theo tục nối dây thì người chồng phải về với chị em gái mình. Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phương Vy
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)