A1a21s
Chia sẻ bởi Nguyễn Hải Đăng |
Ngày 18/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: a1a21s thuộc Tiếng Anh 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD& ĐT ALƯỚI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
Trường THCS Trần Hưng Đạo MÔN : Sinh học –Lớp 7
------------------------------------ Thời gian làm bài : 45 phút ( Không kể thời gian giao đề)
----------------------------------------------------------------------------------------------------
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung- chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Mở đầu
Thế động vật đa dạng , phong phú
Câu 2
1,5đ
1 câu
1,5đ=
1,5%
TSĐ
Các
ngành động
vật không
xương
sống
Câu 1
4đ
1 câu=
4đ
=40%
TSĐ
Ngành Ruột khoang
Đa dạng của ngành ruột khoang
Câu 3
1,5đ
1 câu=
1,5đ
=15%
TSĐ
Ngành
chân khớp
Đặc điểm chung và vai trò của sâu bọ
Câu 4
2đ.
1câu =
2điểm=
20%
TSĐ
Đặc điểm chung của chân khớp
Câu 5
1đ
1 câu=
1đ=10%
TSĐ
Tổng số
1 câu=4đ
40%
2 câu =3đ
=30%
1câu=1,5đ
15%
1 câu= 1,5 điểm
15%
5 câu
10 điểm
PHÒNG GD& ĐT ALƯỚI ĐỀ KIỂM TRA KỲ I NĂM HỌC 2012-2013
Trường THCS Trần Hưng Đạo MÔN : Sinh học – Lớp 7
-----------------------------------------------------
Đề chính thức Thời gian làm bài : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề)
------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (4 điểm)
Kể tên các ngành động vật không xương sống và nêu tên các lớp đại diện của ngành chân khớp ?
Câu 2 : (1,5 điểm)
Nêu thí dụ để chứng minh động vật phân bố rất rộng ở khắp mọi nơi ?
Câu 3: (1,5 điểm)
So sánh giống và khác nhau hình thức sinh sản vô tính ở Thủy tức và San hô?
Câu:4 (2 điểm)
Nêu vai trò của Sâu bọ?
Câu 5 ( 1điểm)
Trình bày đặc điểm chung của ngành chân khớp?
------------------------Hết--------------------------------
Các ngành ĐVKXS: + Ngành động vật Nguyên Sinh
+ Ngành Ruột Khoang
+ Các ngành Giun
+ Ngành thân Mềm
+ Ngành Chân Khớp
Tên đại diện các lớp của ngành Chân Khớp :
+ Lớp Giáp xác: Tôm sông
+ Lớp Hình Nhện : Nhện
+ Lớp sâu Bọ : Châu Chấu
Động vật phân bố rộng ở khắp mọi nơi như:
- Trong môi trường biển: Có cá và các loài sinh vật biển như tôm hùm, cua biển, cá đuối, cá voi, cá heo.
- Trong môi trường nước ngọt: các loài như cá rô, cá trê, tôm nước ngọt và động vật nguyên sinh.
- Trong môi trường nước lợ: cá sấu, rươi…
- Trên cạn: có các thú rừng như hổ, voi, báo, tê tê….và các thú nuôi: chó, mèo, gà lợn…
- Trên không: có các loài chim, dơi, côn trùng như chuồn chuồn…
-Giống nhau: Hình thức sinh sản vô tính ở thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau: mọc chồi.
-Khác nhau: Ở thủy tức khi trưởng thành chồi tách ra cơ thể sống độc lập. Còn ở san hô chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể tạo thành tập đoàn.
Vai trò:
-Lợi ích: + Làm thuốc chữa bệnh
+ Làm thức ăn cho con người và động vật
+ Thụ phấn cho cây trồng
+ Diệt các sâu bọ có hại
+ Làm sạch môi trường
- Tác hại: + Là động vật trung gian truyền bệnh
+ Gây hại cho cây trồng
+ Làm hại cho sản xuất nông nghiệp
Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ.
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau
- Sự phát triển và sự tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
PHÒNG GD& ĐT ALƯỚI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hải Đăng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)