9 dạng câu hỏi thường gặp troddeedff kiểm tra
Chia sẻ bởi Đinh Ngọc Khánh |
Ngày 18/10/2018 |
64
Chia sẻ tài liệu: 9 dạng câu hỏi thường gặp troddeedff kiểm tra thuộc Tiếng Anh 7
Nội dung tài liệu:
9 dạng câu hỏi bạn sẽ gặp trong mọi bài đọc hiểu tiếng Anh
Đọc hiểu là phần khó nhất và chiếm nhiều thời gian nhất trong đề kiểm tra môn Tiếng Anh. Nhưng biết được những dạng câu hỏi thường gặp, bạn sẽ dễ dàng “hạ gục” bài đọc hiểu ngay!
Dạng 1: Chủ đề của bài đọc là gì?
Với câu hỏi này, các teen hãy làm sau vì đây là câu hỏi mang tính khái quát. Hãy tìm thông tin tại tiêu đề của bài đọc, câu chủ đề của các đoạn và xâu chuỗi chúng với nhau. Có những bài bạn có thể dễ dàng bắt được ý chính sau khi đã đọc hết cả bài. Nhưng cũng có nhiều bài đánh đố khiến teen băn khoăn không biết câu trả lời nào mới là đáp án đúng. Hãy sử dụng phương pháp loại trừ để bỏ đi 3 phương án sai: đáp án quá rộng, đáp án quá hẹp hoặc đáp án không có thông tin trong bài
Dạng 2: Mục đích tác giả viết bài là gì?
Đây cũng là một dạng câu hỏi khái quái. Câu hỏi này thường sẽ có chứa những từ khóa như: để phân tích một vấn đề (to analyze); để chỉ trích một sự vật, hiện tượng (to criticize), để mô tả sự vật hiện tượng (to describe), để giải thích một điều gì đó (to explain) Đáp án đúng sẽ là lựa chọn phù hợp với tông của bài viết nhất hoặc là sau các động từ trên có phần thông tin làm rõ ý chính của bài đọc hiểu
Dạng 3: Tìm thông tin làm rõ ý chính hay luận điểm Dạng 4: Câu hỏi hàm ý Câu hỏi này thường là Bạn rút ra được gì từ trong đoạn văn. Trong cấu trúc 1 bài đọc hiểu thì hầu như sẽ có phần tóm lược chủ đề, dẫn chứng và phần ngụ ý thì phần ngụ ý tác giả thường không đề cập tới trong bài mà yêu cầu thí sinh phải suy luận và tổng hợp một cách logic từ những dẫn chứng trong bài.
Với dạng 3 và dạng 4, các bạn phải bắt được các từ khóa chính của bài, thường là danh từ xuất hiện nhiều lần, động từ nằm trong câu chủ đề của các đoạn.
Dạng 5: Cấu trúc, bố cục của bài đọc Chúng ta có thể dựa vào ý chính và các dấu hiệu chuyển đoạn như However, Therefore, Consequently…
Dạng 6: Câu hỏi đồng nghĩa Đáp án cho câu hỏi đồng nghĩa thường là một từ được diễn đạt khác đi. Chúng ta có thể dựa vào ngữ nghĩa, các từ khóa trong câu hỏi, thử thay các đáp án vào từ cần tìm từ đồng nghĩa xem có hợp lí không
Dạng 7: Câu hỏi quy chiếu Chúng ta sẽ thường thấy các dấu hiệu như “The word A in line B refer to….” (Từ A ở dòng B thay thế cho từ nào). Đây thường là các câu hỏi gây nhiễu, từ A thường là các đại từ như they, them, it thay thế cho danh từ. Chỉ cần đọc kĩ câu trước đó là sẽ ra đáp án.
Dạng 8: Nhận định nào không đúng
Câu hỏi sẽ hỏi điều gì không được nhắc đến, tất cả các phương án đều đúng, trừ… Thông tin không được nhắc đến trong bài hoặc thông tin sai sẽ là câu trả lời được chọn.
Dạng 9: Điền từ vào chỗ trống
– Tìm dòng tham chiếu có chứa từ đó, đọc câu chứa từ đó và câu trước, câu sau đó.
– Hiểu nội dung 3 câu đó, loại bỏ từ cần đoán nghĩa, và thay thế từ đó bằng 1 từ mà các bạn cho là có nghĩa tương đương (theo chủ quan của bản thân).
Không nhất thiết hiểu nghĩa chính xác của từ mà chỉ cần biết được khuynh hướng chung, nội dung khái quát của từ đó (ý tốt/ ý xấu, tăng/ phát triển, thúc đẩy/ giảm/ trì trệ…) xem từ nào có nghĩa tương đương nhất thì chọn.
Đọc hiểu là phần khó nhất và chiếm nhiều thời gian nhất trong đề kiểm tra môn Tiếng Anh. Nhưng biết được những dạng câu hỏi thường gặp, bạn sẽ dễ dàng “hạ gục” bài đọc hiểu ngay!
Dạng 1: Chủ đề của bài đọc là gì?
Với câu hỏi này, các teen hãy làm sau vì đây là câu hỏi mang tính khái quát. Hãy tìm thông tin tại tiêu đề của bài đọc, câu chủ đề của các đoạn và xâu chuỗi chúng với nhau. Có những bài bạn có thể dễ dàng bắt được ý chính sau khi đã đọc hết cả bài. Nhưng cũng có nhiều bài đánh đố khiến teen băn khoăn không biết câu trả lời nào mới là đáp án đúng. Hãy sử dụng phương pháp loại trừ để bỏ đi 3 phương án sai: đáp án quá rộng, đáp án quá hẹp hoặc đáp án không có thông tin trong bài
Dạng 2: Mục đích tác giả viết bài là gì?
Đây cũng là một dạng câu hỏi khái quái. Câu hỏi này thường sẽ có chứa những từ khóa như: để phân tích một vấn đề (to analyze); để chỉ trích một sự vật, hiện tượng (to criticize), để mô tả sự vật hiện tượng (to describe), để giải thích một điều gì đó (to explain) Đáp án đúng sẽ là lựa chọn phù hợp với tông của bài viết nhất hoặc là sau các động từ trên có phần thông tin làm rõ ý chính của bài đọc hiểu
Dạng 3: Tìm thông tin làm rõ ý chính hay luận điểm Dạng 4: Câu hỏi hàm ý Câu hỏi này thường là Bạn rút ra được gì từ trong đoạn văn. Trong cấu trúc 1 bài đọc hiểu thì hầu như sẽ có phần tóm lược chủ đề, dẫn chứng và phần ngụ ý thì phần ngụ ý tác giả thường không đề cập tới trong bài mà yêu cầu thí sinh phải suy luận và tổng hợp một cách logic từ những dẫn chứng trong bài.
Với dạng 3 và dạng 4, các bạn phải bắt được các từ khóa chính của bài, thường là danh từ xuất hiện nhiều lần, động từ nằm trong câu chủ đề của các đoạn.
Dạng 5: Cấu trúc, bố cục của bài đọc Chúng ta có thể dựa vào ý chính và các dấu hiệu chuyển đoạn như However, Therefore, Consequently…
Dạng 6: Câu hỏi đồng nghĩa Đáp án cho câu hỏi đồng nghĩa thường là một từ được diễn đạt khác đi. Chúng ta có thể dựa vào ngữ nghĩa, các từ khóa trong câu hỏi, thử thay các đáp án vào từ cần tìm từ đồng nghĩa xem có hợp lí không
Dạng 7: Câu hỏi quy chiếu Chúng ta sẽ thường thấy các dấu hiệu như “The word A in line B refer to….” (Từ A ở dòng B thay thế cho từ nào). Đây thường là các câu hỏi gây nhiễu, từ A thường là các đại từ như they, them, it thay thế cho danh từ. Chỉ cần đọc kĩ câu trước đó là sẽ ra đáp án.
Dạng 8: Nhận định nào không đúng
Câu hỏi sẽ hỏi điều gì không được nhắc đến, tất cả các phương án đều đúng, trừ… Thông tin không được nhắc đến trong bài hoặc thông tin sai sẽ là câu trả lời được chọn.
Dạng 9: Điền từ vào chỗ trống
– Tìm dòng tham chiếu có chứa từ đó, đọc câu chứa từ đó và câu trước, câu sau đó.
– Hiểu nội dung 3 câu đó, loại bỏ từ cần đoán nghĩa, và thay thế từ đó bằng 1 từ mà các bạn cho là có nghĩa tương đương (theo chủ quan của bản thân).
Không nhất thiết hiểu nghĩa chính xác của từ mà chỉ cần biết được khuynh hướng chung, nội dung khái quát của từ đó (ý tốt/ ý xấu, tăng/ phát triển, thúc đẩy/ giảm/ trì trệ…) xem từ nào có nghĩa tương đương nhất thì chọn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Ngọc Khánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)