71 trang tài liệu nghị luận văn học lớp 11-Kì I
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Minh |
Ngày 26/04/2019 |
143
Chia sẻ tài liệu: 71 trang tài liệu nghị luận văn học lớp 11-Kì I thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Kiến thức cơ bản và những đề thi liên quan đến các tác phẩm kì 1
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
KIẾN THỨC CƠ BẢN
TÁC GIẢ LÊ HỮU TRÁC
Lê Hữu Trác (1724 — 1791) tên, hiệu Hải Thượng Lán ông (ông lười ở Hải Thượng), là nhà y học lỗi lạc nổi tiếng nhất của Việt Nam thời trung đại, là nhà văn, nhà thơ tài hoa, có đóng góp đáng kể đối với văn học dân tộc ở thế kỉ XVIII, đặc biệt là ở thể văn xuôi tự sự.
Lê Hữu Trác là một người toàn tài : dùi mài kinh sử, học hành để thi đỗ, làm quan, học binh thư, theo nghề võ, từng ờ trong quân của chúa Trịnh và lập được ít nhiều công trạng, nhưng cuối cùng ông gắn bó trọn đời với nghề thầy thuốc. Bởi theo ông thì “ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
Sự nghiệp của Lê Hữu Trác khá đồ sộ với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Những lĩnh hội tâm huyết trong ngành y của Hải Thượng) gồm 66 quyển, được biên soạn trong gần bốn mươi năm. Hải Thượng y tông tâm lĩnh chẳng những có giá trị hết sức to lớn về y học mà còn có giá trị văn học. Những ghi chép y học của tác giả, bên cạnh tính chính xác khoa học, ít nhiều đều có sắc thái văn :hưong. Ông diễn ca về cách bào chế thuốc (trong Lĩnh Nam bản thảo), về cách vệ sinh phòng bệnh (trong Vệ sinh yếu quyết diễn ca), về phương pháp chẩn đoán bệnh (trong Y gia quán miên). Những bài diễn ca với mục đích phổ biến y học để mọi người dễ hiểu, dễ thuộc nên thường có lời văn giản dị mộc mạc. Bộ phận văn học độc lập gồm 29 bàỉ thơ ghi lại những cảm nghĩ của tác giả trong những lần đi về các làng quê chữa bệnh cho dân (Y lí thâu nhàn lí ngôn phụ chí-Trong khi làm thuốc, trộm được lúc nhàn rỗi ghi vài vần thơ quê mùa
Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng (quyển vĩ) trong bộ Hải Thượngy tông tâm lĩnh. Tác phẩm ghi lại cảnh vật, con người mà tác giả tận mắt chứng kiến từ khi được triệu về kinh chửa bệnh cho thế tử Trịnh Cán (ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần 1782) đến khi xong việc về lại quê nhà ở Hương Sơn (ngày 2 tháng 11).
TÁC PHẨM THƯỢNG KINH KÍ SỰ
NỘI DUNG
Bức tranh hiện thực về quang cảnh và cuộc sống nơi phủ chúa
Quang cảnh ở phủ chúa cực kì thâm nghiêm, giàu sang, xa hoa.
+ Phủ chúa là nơi thâm nghiêm, là một thế giới riêng biệt. Người vào phủ chúa phải qua rất nhiều cửa gác : qua mấy lần cửa mới tới đường dẫn vào phủ chúa, lại phải qua những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, qua mấy lần cửa nữa mới đến cái điếm Hậu mã quân túc trực… mọi việc đều phải có quan truyền lệnh, chỉ dẫn.
+ Phủ chúa cực kì giàu sang, lộng lẫy không đâu sánh bằng: “các cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Giàu sang từ nơi ở: đường đi trong phủ chúa “đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”. Xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống : vật dụng hằng ngày thì “đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng”, đồ ăn thức uống “toàn của ngon vật lạ”.
Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa với nhiều lễ nghi, khuôn phép, đầy quyền uy nhưng thiếu sinh khí.
+ Phủ chúa là noi thâm nghiêm và cũng là nơi đầy uy quyền. Uy quyền nol phủ chúa thể hiện ở những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, ở những con người oai vệ và những con người khúm núm, sợ sệt. Khi tác giả lên cáng vào phủ chúa thì có “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường”, “cáng chạy như ngựa lồng”. Trong phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, phải rún thở, khúm núm lạy tạ,…
+ Phủ chúa là nơi ốm yếu, thiếu sinh khí. Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng ám khí; ám khí bao trùm không gian, cảnh vật; ám khí ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con người : “Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi, gân thòi xanh, chân tay gầy gò…”, “Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Vị chúạ nhỏ Trịnh Cán cái gì cũng “quá” .trong sự xa hoa nhưng lại thiếu một điều cơ bản là sự sống, sức sống.
Phản ánh quang cảnh, cuộc
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
KIẾN THỨC CƠ BẢN
TÁC GIẢ LÊ HỮU TRÁC
Lê Hữu Trác (1724 — 1791) tên, hiệu Hải Thượng Lán ông (ông lười ở Hải Thượng), là nhà y học lỗi lạc nổi tiếng nhất của Việt Nam thời trung đại, là nhà văn, nhà thơ tài hoa, có đóng góp đáng kể đối với văn học dân tộc ở thế kỉ XVIII, đặc biệt là ở thể văn xuôi tự sự.
Lê Hữu Trác là một người toàn tài : dùi mài kinh sử, học hành để thi đỗ, làm quan, học binh thư, theo nghề võ, từng ờ trong quân của chúa Trịnh và lập được ít nhiều công trạng, nhưng cuối cùng ông gắn bó trọn đời với nghề thầy thuốc. Bởi theo ông thì “ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.
Sự nghiệp của Lê Hữu Trác khá đồ sộ với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Những lĩnh hội tâm huyết trong ngành y của Hải Thượng) gồm 66 quyển, được biên soạn trong gần bốn mươi năm. Hải Thượng y tông tâm lĩnh chẳng những có giá trị hết sức to lớn về y học mà còn có giá trị văn học. Những ghi chép y học của tác giả, bên cạnh tính chính xác khoa học, ít nhiều đều có sắc thái văn :hưong. Ông diễn ca về cách bào chế thuốc (trong Lĩnh Nam bản thảo), về cách vệ sinh phòng bệnh (trong Vệ sinh yếu quyết diễn ca), về phương pháp chẩn đoán bệnh (trong Y gia quán miên). Những bài diễn ca với mục đích phổ biến y học để mọi người dễ hiểu, dễ thuộc nên thường có lời văn giản dị mộc mạc. Bộ phận văn học độc lập gồm 29 bàỉ thơ ghi lại những cảm nghĩ của tác giả trong những lần đi về các làng quê chữa bệnh cho dân (Y lí thâu nhàn lí ngôn phụ chí-Trong khi làm thuốc, trộm được lúc nhàn rỗi ghi vài vần thơ quê mùa
Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng (quyển vĩ) trong bộ Hải Thượngy tông tâm lĩnh. Tác phẩm ghi lại cảnh vật, con người mà tác giả tận mắt chứng kiến từ khi được triệu về kinh chửa bệnh cho thế tử Trịnh Cán (ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần 1782) đến khi xong việc về lại quê nhà ở Hương Sơn (ngày 2 tháng 11).
TÁC PHẨM THƯỢNG KINH KÍ SỰ
NỘI DUNG
Bức tranh hiện thực về quang cảnh và cuộc sống nơi phủ chúa
Quang cảnh ở phủ chúa cực kì thâm nghiêm, giàu sang, xa hoa.
+ Phủ chúa là nơi thâm nghiêm, là một thế giới riêng biệt. Người vào phủ chúa phải qua rất nhiều cửa gác : qua mấy lần cửa mới tới đường dẫn vào phủ chúa, lại phải qua những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, qua mấy lần cửa nữa mới đến cái điếm Hậu mã quân túc trực… mọi việc đều phải có quan truyền lệnh, chỉ dẫn.
+ Phủ chúa cực kì giàu sang, lộng lẫy không đâu sánh bằng: “các cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Giàu sang từ nơi ở: đường đi trong phủ chúa “đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”. Xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống : vật dụng hằng ngày thì “đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng”, đồ ăn thức uống “toàn của ngon vật lạ”.
Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa với nhiều lễ nghi, khuôn phép, đầy quyền uy nhưng thiếu sinh khí.
+ Phủ chúa là noi thâm nghiêm và cũng là nơi đầy uy quyền. Uy quyền nol phủ chúa thể hiện ở những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, ở những con người oai vệ và những con người khúm núm, sợ sệt. Khi tác giả lên cáng vào phủ chúa thì có “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường”, “cáng chạy như ngựa lồng”. Trong phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, phải rún thở, khúm núm lạy tạ,…
+ Phủ chúa là nơi ốm yếu, thiếu sinh khí. Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng ám khí; ám khí bao trùm không gian, cảnh vật; ám khí ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con người : “Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi, gân thòi xanh, chân tay gầy gò…”, “Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Vị chúạ nhỏ Trịnh Cán cái gì cũng “quá” .trong sự xa hoa nhưng lại thiếu một điều cơ bản là sự sống, sức sống.
Phản ánh quang cảnh, cuộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)