7 wonders
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quyền |
Ngày 26/04/2019 |
72
Chia sẻ tài liệu: 7 wonders thuộc Tiếng Anh 11
Nội dung tài liệu:
BẢY KÌ QUAN MỚI CỦA THẾ GIỚI
(Do 100 triệu người bình chọn tháng 7.2007)
1. Đấu trường La Mã (Italia)
2. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)
3. Đền Tajơ Mahan (Ấn Độ)
4. Khu di tích Pêtơra (Joocđani)
5. Tượng chúa Giêsu ở Riô Đê Janâyrô (Braxin)
6. Khu di tích Chichen Itxa (Mêhicô)
7. Pháo đài Machu Pichu (Pêru)
ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ (Italia)
Đấu trường Côlôxêum (theo tiếng Latinh – Colosseum), Côlôxêô (tiếng Italia – Colosseo), hoặc Côlizê (tiếng Pháp – Colisée)], một trong bảy kì quan mới của thế giới, được biết đến lần đầu tiên dưới cái tên Latinh – Amphitheatrum Flavium hoặc theo tiếng Italia – Anfiteatro Flavio. Là một đấu trường lớn ở thành phố Rôma, gồm sân đấu hình êlip (kích thước 86 m 54 m) và khán đài có 80 hàng bậc thang, chia làm 4 tầng, chứa được 50 nghìn khán giả. Được xây bằng đá, kết cấu chịu lực bằng gạch và bê tông. Kiến trúc hùng vĩ nhờ hình khối lượn tròn mềm mại và phân vị theo chiều cao thành 4 tầng bằng kiến trúc cổ điển khác nhau. Đấu trường được khởi công xây dựng khoảng năm 70 – 72 sCn., dưới thời hoàng đế Vexpazian (Vespasian); chính thức hoàn thành và được hoàng đế Titut (Titus) khánh thành năm 80 sCn., bằng một nghi thức thể thao – thi đấu điền kinh trong suốt 100 ngày. Công trình kiến trúc lớn này còn được chỉnh sửa nhiều vào năm 82 sCn., dưới thời hoàng đế Đômitian (Domitian). Đấu trường Côlôxêô được sử dụng gần 500 năm theo những cứ liệu về nhiều trận đấu đã được tổ chức ở đây cho đến thế kỉ 6 - rất lâu sau khi Đế chế La mã sụp đổ (năm 476).
Ngoài sử dụng làm nơi thi đấu của võ sĩ, Đấu trường còn được dùng làm nơi biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, diễn kịch cổ điển. Thời Trung cổ, công trình này dần dần không còn được sử dụng làm nơi giải trí nữa mà chuyển thành một số nhà ở, cửa hàng, nhà thờ, pháo đài... Hiện nay, dù đã bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp phá, đấu trường Côlôxêô từ lâu vẫn được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại. Đây là điểm tham quan hấp dẫn ở thành phố Rôma và vẫn còn nhiều liên hệ với nhà thờ Cơ đốc. Hằng năm, vào dịp lễ Phục sinh, Đức giáo hoàng vẫn có cuộc diễu hành cầm đuốc đến Đấu trường Côlôxêô.
VẠN LÍ TRƯỜNG THÀNH (Trung Quốc)
(Wanlichangcheng; cg. Trường Thành - Changcheng), một trong bảy kì quan mới của thế giới. Là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc, được xây dựng từ thời cổ đại - liên tục từ thế kỉ 5 tCn. (khởi công năm 420 tCn.) cho tới thế kỉ 16, nhằm bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Tuôc (Türk), và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Nằm trên địa bàn 6 tỉnh Miền Tây, Tây Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, bức tường thành trải dài 6.700 km, từ Sơn Hải Quan (Shanhaiguan; thuộc tỉnh Hà Bắc - Hebei) trên bờ biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ (đất Trung Quốc gốc) và Mãn Châu, tới vùng phía đông nam khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Lúc đầu là những đoạn thành không liên tục, được bắt đầu xây dựng từ thế kỉ 5 tCn.; nhưng đến đời Tần Thuỷ Hoàng (Qin Shihuang) - hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, những năm 220 tCn. - 200 tCn. đã có những đợt huy động lớn về nhân lực (30 vạn người) cho nối liền các đoạn thành của các nước Yên (Yan), Triệu (Zhao), Tần (Qin). Các triều đại sau cũng đều góp sức tu bổ, đặc biệt vào triều Minh, xây thêm thành một bức tường thành liên tục, có chỗ đến hai, ba lớp. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất là phần tường thành do Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh xây, nằm ở phía bắc xa hơn phần tường thành được xây dưới thời nhà Minh, và hiện nay chỉ còn sót lại ít di tích.
Vạn Lí Trường Thành được xây bằng gạch vỡ, đá tảng, đất. Cấu trúc thành có tường thành, cửa ải, đài thành, phong hoả đài... chạy liên tục vượt qua cả những đỉnh núi cao, là một trong những công trình có quy mô lớn nhất của loài người. Năm 1987, Vạn Lí Trường Thành được công nhận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)