6 vùng văn hóa VN
Chia sẻ bởi Bùi Huy Toàn |
Ngày 26/04/2019 |
99
Chia sẻ tài liệu: 6 vùng văn hóa VN thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Các vùng văn hóa Việt Nam
GV: Bùi Huy Toàn
Đại học Hùng Vương, Phú Thọ
Đất nước Việt Nam có địa hình, khí hậu đa dạng nên đã hình thành nhiều vùng văn hóa khác nhau.
2.2.1. Vùng văn hóa Tây Bắc:
Hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng,thuộc lưu vực sông Đà, kéo dài tới phía bắc tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.Có trên 20 dân tộc sinh sống, tiêu biểu là hai dân tộc Thái và Mường.
Thành tựu văn hóa nổi bật:
• Hệ thống mương phai dẫn nước từ suối vào ruộng trồng lúa.
• Trang phục hoa văn sặc sỡ: khăn váy áo.
• Ca múa xòe, khèn, sáo...
Gồm các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và một số vùng của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giáp giới nước Lào.
2.2.2. Vùng văn hóa Việt Bắc (còn gọi: vùng Đông Bắc)
Núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng. Cư dân chủ yếu người Tày và Nùng.
Gồm sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
Trang phục giản dị, quần áo chàm
Có hệ thống văn tự sớm, văn học phát triển.
2.2.3. Vùng văn hóa Bắc Bộ (vùng Thăng long, vùng sông Hồng)
Gồm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,Thanh Hóa, Nghệ An.
Cư dân chủ yếu là người Việt Kinh, sống thành làng xã.Vùng này đất đai trù phú, phát triển toàn diện, sẽ là nguồn cội của văn hóa Trung bộ và Nam bộ sau này và trở thành trung tâm văn hóa cả nước.
2.2.4. Vùng văn hóa Trung Bộ
Dải đất hẹp và dài dọc theo biển Đông, từ tỉnh Quảng bình tới tỉnh Phan Thiết.
Khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn. Dân Việt từ ngoài vào, sinh sống chủ yếu bằng nghề biển. Con người chịu đựng gian khổ, cần cù, hiếu học.
Chủ nhân đầu tiên là người Chăm (gốc Indonesien), trước đây dựng nên vương quốc Cham Pa, sau sáp nhập vào nước Đại Việt (thời Lê). Bộ phận văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ với nhiều thành tựu đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc...tiêu biểu là những Tháp Chàm.
Trung tâm của vùng văn hóa Trung bộ là tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.2.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên
Phía đông dãy Trường Sơn, bốn tỉnh Gia Lai, Kontum, Đak Lak, Lâm Đồng.
Trên 20 dân tộc, đây là vùng có nhiều thành tựu văn hóa cổ đặc sắc, như các lễ hội, nhạc cụ cồng chiêng, dân ca, lễ hội, trường ca cổ (Đam San, Xing Nhã...).
2.2.6. Vùng văn hóa Nam Bộ
Hai lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long, gọi là miền Đông Nam bộ và Tây Nam Bộ, trung tâm là thành phố Sài Gòn -Gia Định.
Đồng bằng rộng rãi, kinh rạch chằng chịt, khí hậu 2 mùa mưa và khô rõ rệt, điều hòa.
Những cư dân bản địa như Khmer (miền Tây) và Mạ, Stieng, Chơ ro, Mnông sinh sống (miền Đông) cùng với những cư dân đến sau như Việt, Hoa, Chăm xây dựng cuộc sống.
Nhà ở dọc theo kênh rạch và đường lộ trong những làng xã mở.
Sản xuất chủ yếu làm ruộng lúa nước và nghề đánh bắt cá sông biển. Đồ ăn thiên về thủy sản.
Tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú và đa dạng.
Tính cách con người phóng khoáng.
Vùng đất này tiếp xúc sớm với phương Tây. Nhưng trong lòng người dân vẫn in đậm hai câu thơ:
“Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng long”
Nhìn chung, các dân tộc Việt liên hệ gắn bó mật thiết với các dân tộc Đông Nam Á từ trong nguồn gốc: giống người, ngôn ngữ, lối sống. Đây là cơ sở tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.
GV: Bùi Huy Toàn
Đại học Hùng Vương, Phú Thọ
Đất nước Việt Nam có địa hình, khí hậu đa dạng nên đã hình thành nhiều vùng văn hóa khác nhau.
2.2.1. Vùng văn hóa Tây Bắc:
Hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng,thuộc lưu vực sông Đà, kéo dài tới phía bắc tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.Có trên 20 dân tộc sinh sống, tiêu biểu là hai dân tộc Thái và Mường.
Thành tựu văn hóa nổi bật:
• Hệ thống mương phai dẫn nước từ suối vào ruộng trồng lúa.
• Trang phục hoa văn sặc sỡ: khăn váy áo.
• Ca múa xòe, khèn, sáo...
Gồm các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và một số vùng của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giáp giới nước Lào.
2.2.2. Vùng văn hóa Việt Bắc (còn gọi: vùng Đông Bắc)
Núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng. Cư dân chủ yếu người Tày và Nùng.
Gồm sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
Trang phục giản dị, quần áo chàm
Có hệ thống văn tự sớm, văn học phát triển.
2.2.3. Vùng văn hóa Bắc Bộ (vùng Thăng long, vùng sông Hồng)
Gồm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,Thanh Hóa, Nghệ An.
Cư dân chủ yếu là người Việt Kinh, sống thành làng xã.Vùng này đất đai trù phú, phát triển toàn diện, sẽ là nguồn cội của văn hóa Trung bộ và Nam bộ sau này và trở thành trung tâm văn hóa cả nước.
2.2.4. Vùng văn hóa Trung Bộ
Dải đất hẹp và dài dọc theo biển Đông, từ tỉnh Quảng bình tới tỉnh Phan Thiết.
Khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn. Dân Việt từ ngoài vào, sinh sống chủ yếu bằng nghề biển. Con người chịu đựng gian khổ, cần cù, hiếu học.
Chủ nhân đầu tiên là người Chăm (gốc Indonesien), trước đây dựng nên vương quốc Cham Pa, sau sáp nhập vào nước Đại Việt (thời Lê). Bộ phận văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ với nhiều thành tựu đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc...tiêu biểu là những Tháp Chàm.
Trung tâm của vùng văn hóa Trung bộ là tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.2.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên
Phía đông dãy Trường Sơn, bốn tỉnh Gia Lai, Kontum, Đak Lak, Lâm Đồng.
Trên 20 dân tộc, đây là vùng có nhiều thành tựu văn hóa cổ đặc sắc, như các lễ hội, nhạc cụ cồng chiêng, dân ca, lễ hội, trường ca cổ (Đam San, Xing Nhã...).
2.2.6. Vùng văn hóa Nam Bộ
Hai lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long, gọi là miền Đông Nam bộ và Tây Nam Bộ, trung tâm là thành phố Sài Gòn -Gia Định.
Đồng bằng rộng rãi, kinh rạch chằng chịt, khí hậu 2 mùa mưa và khô rõ rệt, điều hòa.
Những cư dân bản địa như Khmer (miền Tây) và Mạ, Stieng, Chơ ro, Mnông sinh sống (miền Đông) cùng với những cư dân đến sau như Việt, Hoa, Chăm xây dựng cuộc sống.
Nhà ở dọc theo kênh rạch và đường lộ trong những làng xã mở.
Sản xuất chủ yếu làm ruộng lúa nước và nghề đánh bắt cá sông biển. Đồ ăn thiên về thủy sản.
Tín ngưỡng, tôn giáo rất phong phú và đa dạng.
Tính cách con người phóng khoáng.
Vùng đất này tiếp xúc sớm với phương Tây. Nhưng trong lòng người dân vẫn in đậm hai câu thơ:
“Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng long”
Nhìn chung, các dân tộc Việt liên hệ gắn bó mật thiết với các dân tộc Đông Nam Á từ trong nguồn gốc: giống người, ngôn ngữ, lối sống. Đây là cơ sở tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Huy Toàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)