54 dan toc anh em
Chia sẻ bởi Nông Duy Khánh |
Ngày 27/04/2019 |
50
Chia sẻ tài liệu: 54 dan toc anh em thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
54 Dân Tộc Việt Nam
Soạn thảo & thiết kế: Túy-Phượng Giọng ca: Siu Black
Âm thanh: Trần Đình Hoành Nhạc: Tiếng Sáo, Phạm Minh Tuấn
Click chuột
Dân Tộc BANA
Tên tự gọi: Ba Na.
Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông...
Nhóm địa phương: Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem.
Dân số: 136.859 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây. Họ là tộc người có dân số cao, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.
Ðàn ông Ba Na đan lát thành thạo, tạo nên những sản phẩm đẹp và bền; các loại gùi, gió, đó, nón, chiếu... Người đàn ông trong ảnh đang đan nia.
Dân Tộc BỐ Y
Tên tự gọi: Bố Y.
Tên gọi khác: Chủng Chá, Trọng Gia...
Nhóm địa phương: Bố Y và Tu Dí.
Dân số: 1.420 người.
Ngôn ngữ: Nhóm Bố Y nói ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), còn nhóm Tu
Dí nói ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng).
Lịch sử: Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm.
Bộ nữ phục Bố Y có một nét đẹp riêng ở gam màu lạnh, lối tạo hoa văn bằng sáp ong trên váy và chiếc yếm dài trước ngực. Nghề dệt, nhuộm và may mặc truyền thống của họ đang bị mai một dần.
Dân Tộc BRÂU
Tên gọi khác: Brao.
Dân số: 231 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Người Brâu chuyển cư vào Việt Nam cách đây khoảng 100 năm. Vùng Nam Lào và Ðông Bắc Campuchia là nơi sinh tụ của người Brâu. Hiện nay, đại bộ phận cộng đồng này vẫn quần cư trên lưu vực các dòng sông Xê Xan (Xê Ca Máng) và Nậm Khoong (Mê Kông). Người Brâu có truyền thuyết Un cha đắc lếp (lửa bốc nước dâng) nói về nạn hồng thuỷ.
Người Brâu có các loại gùi khác nhau. Ðẹp nhất là kiểu gùi có hoa văn, có nắp đậy, thường dùng để cất đồ đạc quý trong nhà hoặc để đựng và vận chuyển thóc gạo.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Dân Tộc Bru-Vân Kiều
Tên tự gọi: Có người cho Bru là tên tự gọi.
Tên gọi khác: Bru, Vân Kiều.
Nhóm địa phương: Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong.
Dân số: 40.132 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với Tiếng Tà Ôi, Cơ Tu. Chữ viết mới hình thành theo cách phiên âm bằng chữ cái Latinh. Giữa các nhóm có một số từ vựng không giống nhau.
Lịch sử: Họ thuộc số dân cư được coi là có nguồn gốc lâu đời nhất ở vùng Trường Sơn.
Ðan lát là công việc dành riêng cho đàn ông. Họ cho ra đời các loại gùi, giỏ và nhiều đồ gia dụng cần thiết khác. Chiếc gùi trong ảnh được đan bằng mây, dùng vào việc đi lấy củi, lấy nước... phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Dân Tộc CHĂM
Tên gọi khác: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời...
Nhóm địa phương: Chăm Hroi, Chăm Poổng, Chà Và Ku, Chăm Châu Ðốc.
Dân số: 98.971 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).
Lịch sử: Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm Pa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà La Môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà Ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.
Các sản phẩm gốm bàn xoay của người Chăm rất nổi tiếng và phổ biến ở miền Trung. Phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm đó.
Dân Tộc CHU-RU
Tên gọi khác: Chơ Ru, Kru, Thượng.
Dân số: 10.746 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Polynêxia, (ngữ hệ Nam Ðảo), gần với tiếng Chăm. Có một bộ phận người Chu Ru sống gần với người Cơ Ho nên nói tiếng Cơ Ho (thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me).
Lịch sử: Có lẽ xa xưa, tổ tiên người Chu Ru là một bộ phận trong khối cộng đồng Chăm; về sau, họ chuyển lên miền núi sống biệt lập với cộng đồng gốc nên thành người Chu Ru.
Một kiểu nữ phục truyền thống của dân tộc Chu Ru là váy và tấm choàng để hở một bên vai. Hầu hết trang phục của phụ nữ Chu Ru là do người Cơ Ho sản xuất.
Có nhiều cách địu em,
địu sau lưng và địu phía trước.
Dân Tộc CHƠ RO
Tên gọi khác: Châu Ro, Dơ Ro, Chro, Thượng.
Dân số: 15.022 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Họ là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở miền núi Nam Ðông Dương.
Người Chơ Ro cư trú ở vùng núi thấp, nhiều sông suối. Họ không chỉ dùng lá độc cùng các loại công cụ như: rổ, đó... để đánh bắt tôm cá mà còn đan đó đnông để nhốt cá, dự trữ thức ăn.
Dân Tộc CHỨT
Tên tự gọi: Chứt.
Tên gọi khác: Rục, Arem, Sách.
Nhóm địa phương: Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng.
Dân số: 2.427 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Quê hương xưa của người Chứt thuộc địa bàn cư trú của người Việt ở hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Vì nạn giặc giã, thuế khoá nặng nề nên họ phải chạy lên nương náu ở vùng núi, một số dần dần chuyển sâu vào vùng phía tây thuộc hai huyện Minh Hoá và Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Theo gia phả của một số dòng họ người Việt trong vùng thì các nhóm Rục, Sách cư trú tại vùng núi này ít nhất đã được trên 500 năm nay.
Người Chứt (nhóm Rục) có kỹ thuật trèo cây nổi tiếng để lấy mật ở các tổ ong trên cây cao. Họ leo thang bằng dây mây. Mỗi nấc thang là một vòng dây buộc vào thân cây, có chỗ đặt bàn chân. Leo đến đâu, buộc vòng thang đến đó.
Dân Tộc CO
Tên tự gọi: Cor, Col.
Tên gọi khác: Cua, Trầu.
Dân số: 22.649 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), tương đối gần gũi các dân tộc khác trong vùng bắc Tây Nguyên và lân cận như: Hrê, Xơ Ðăng, Ba Na... Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975 trên cơ sở dùng chữ cái La-tinh. Hiện nay chữ viết này không không phổ biến nữa.
Lịch sử: Người Co cư trú rất lâu đời ở tây bắc tỉnh Quảng Ngãi và tây nam tỉnh Quảng Nam.
Trước đây người Co cũng dựng nhà mồ cho người chết. Ngày nay phần mộ chỉ được rào kín, phía trên che một chiếc chiếu. Cạnh dựng một cây cột nhỏ, cao chừng 1,5m, trên treo tấm vải đen và chiếc cột khác treo gùi - tượng trưng cho kho lúa, phần được chia của người đã khuất.
Dân Tộc CỐNG
Tên tự gọi: Xắm khôống, Phuy A.
Dân số: 1.261 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng) gần hơn với tiếng Miến, cùng nhóm với các tiếng La Hủ, Phù Lá, Si La... Họ quen sử dụng tiếng Thái trong giao dịch hàng ngày.
Lịch sử: Người Cống có nguồn gốc di cư trực tiếp từ Lào sang.
Chiếu mây, sản phẩm thủ công nổi tiếng của người Cống. Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam.
Dân Tộc CƠ HO
Tên tự gọi: Cơ Ho.
Nhóm địa phương: Xrê, Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát (Lách), Tơ Ring (Tring).
Dân số: 92.190 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Người Cơ Ho có lịch sử cư trú lâu đời ở Tây Nguyên.
Chà gạc (yoas) là dụng cụ để chặt cây, phát rẫy của người Cơ Ho. Cán chà gạc được làm bằng một đoạn gốc tre già và phía gốc, chỗ tra lưỡi dao được uốn cong khá cầu kỳ. Người ta uốn một lúc nhiều cán chà gạc trên một chiếc cột như thấy trong ảnh.
Dân Tộc CỜ LAO
Tên tự gọi: Cờ Lao.
Tên gọi khác: Tứ Ðư, Ho Ki, Voa Ðề.
Nhóm địa phương: Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Ðỏ.
Dân số: 1.473 người.
Lịch sử: Người Cờ Lao chuyển cư tới Việt Nam cách đây khoảng 150 - 200 năm.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, cùng nhóm với tiếng La Ha, La Chí, Pu Péo (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Trước đây, các nhóm địa phương có phương ngữ khác nhau nhưng hiện nay đa số người Cờ Lao Ðỏ, Cờ Lao Xanh không còn nói được tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Tuỳ theo quá trình tiếp xúc, cộng cư họ quen sử dụng tiếng Quan hoả, tiếng Nùng hay tiếng Pu Péo, Hmông.
Phụ nữ Cờ Lao mặc áo dài đến gối. Trên hò ngực và tay áo đắp thêm vải màu. Hiện nay chiếc áo trong với ống tay dài vẫn còn được sử dụng, còn chiếc áo ngoài với ống tay ngắn trở nên hiếm hơn.
Dân Tộc CƠ TU
Tên tự gọi: Cơ Tu.
Tên gọi khác: Ca Tu, Ka Tu.
Dân số: 36.967 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với tiếng Tà Ôi, Bru - Vân Kiều. Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975, trên cơ sở dùng chữ La-tinh để phiên âm, nhưng nay ít người sử dụng.
Lịch sử: Người Cơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnh Quảng Nam, tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân bố tộc Cơ Tu bên Lào. Họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.
Gắn liền với việc giã gạo hàng ngày, phải có nia sảy. Người Cơ Tu dùng
loại nia hình lá dề, đan dẹp và dùng bền, nhất là nia đan bằng mây.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Dân Tộc DAO
Tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng).
Tên gọi khác: Mán.
Nhóm địa phương: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).
Dân số: 473.945 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao.
Lịch sử: Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao.
Ở các xóm Dao thường có thợ rèn sửa chữa công cụ. Lò rèn chỉ có kìm, de, búa và ống bễ. ống bễ là một khúc gỗ khoét rỗng (1m x 0,30 - 0,40m), nằm ngang để quạt gió. Người khách thường giúp thợ rèn kéo bễ.
Dân Tộc Ê-ĐÊ
Tên tự gọi: Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), Ê Ðê, êgar, Ðê.
Nhóm địa phương: Kpă, Adham, Krung, Mđhur, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing, Ktlê, £pan...
Dân số: 194.710 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói của người Ê-Ðê thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo).
Lịch sử: Người Ê-Ðê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê-Ðê đã phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê- Ðê vẫn còn là một xã hội đang tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.
Nghề dệt cổ truyền của người Ê-Ðê bằng khung dệt kiểu Indônêdiêng thô sơ và nguyên thuỷ như bao tộc người khác ở Trường Sơn - Tây Nguyên luôn là nghệ thuật làm ra đồ mặc: váy, áo, khố, mền, túi, địu có độ bền chắc; đồng thời là nghệ thuật trang trí hoa văn trên nền vải với màu sắc, hình khối, đường nét và bố cục riêng mang tính tộc người rõ rệt.
Dân Tộc GIÁY
Tên tự gọi: Giáy
Tên gọi khác: Nhắng, Giẳng
Dân số: 37.964 người
Ngôn ngữ: Tiếng Giáy thuộc ngữ hệ Thái - Ka Ðai.
Lịch sử: Người Giáy từ Trung quốc di cư sang Việt Nam cách đây khoảng 200 năm.
Làm ngói là một trong những nghề thủ công của người Giáy ở Hà Giang.
Ngói Âm Dương (ngói máng) được tạo dáng bằng bàn xoay tạo hình ống, phơi khô rồi
cắt lát trước khi đưa vào lò nung.
Dân Tộc GIA RAI
Tên tự gọi: Gia Rai.
Tên gọi khác: Giơ Ray, Chơ Ray.
Nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân.
Dân số: 242.291 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ hệ Malayô Pôlynêixa (ngữ hệ Nam Ðảo).
Lịch sử: Dân tộc Gia Rai, với dân số cao nhất trong các dân tôc miền cao ở Tây Nguyên, là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng này, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơ tao ia (vua nước) và Pơ tao pui (vua lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hoà... Trước thế kỷ XI người Ê Ðê, Gia Rai được gọi chung một tên là Rang Ðêy. Vào thế kỷ XV-XVI sử sách phong kiến Việt Nam ghi nhận danh hiệu Thủy Xá (vua nước), Hoả Xá (vua lửa). Chỉ có người đàn ông họ Siu mới được làm vua lửa, vua nước và con gái họ Rơ chom mới được quyền làm vợ hai vua. Có lẽ chữ Pơ tao đồng nghĩa với Mtao của người Êđê và Chăm, Tạo của người Thái và Thao của Lào, đều chỉ người thủ lĩnh.
Tượng nhà mồ
Dân Tộc GIÉ TRIÊNG
Tên tự gọi: Mỗi nhóm có tên tự gọi riêng như: Gié, Triêng, Ve, Bnoong.
Tên gọi khác: Cà Tang, Giang Rẫy.
Nhóm địa phương: Gié (Giẻ), Triêng (T’riêng), Ve, Bnoong (Mnoong). Nhóm Gié đông hơn cả.
Dân số: 26.924 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), tương đối gần gũi với tiếng Xơ Ðăng, Ba Na. Giữa các nhóm tiếng nói có những sự khác nhau nhất định. Chữ viết hình thành trong thời kỳ trước năm 1975, cấu tạo bộ vần bằng chữ cái La-tinh.
Lịch sử: Người Gié-Triêng là cư dân gắn bó rất lâu đời ở vùng quanh quần sơn Ngọc Linh.
Ống đựng bằng tre là vật dụng khá phổ biến trong các gia đình người Gié-Triêng. Phần thân hộp được vót bớt để lắp khít vào nắp. Những chỗ dễ vỡ được bó bằng mây tết bản rộng. Trong ảnh là ống đựng có 2 ngăn: một ngăn đựng vôi và một ngăn đựng thuốc lá, là vật dụng cá nhân.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc Việt Nam.
Dân Tộc HÀ NHÌ
Tên tự gọi: Hà Nhi gia.
Tên gọi khác: U Ní, Xá U Ní.
Nhóm địa phương: Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen.
Dân số: 12.489 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng), gần với Miến hơn.
Lịch sử: Cư dân Hà Nhì đã từng sinh sống lâu đời ở nam Trung Quốc và Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 8, thư tịch cổ đã viết về sự có mặt của họ ở Tây bắc Việt Nam. Nhưng phần lớn tổ tiên người Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm trở lại đây.
Phụ nữ Hà Nhì giỏi nghề đan lát.
Chiếc nón giang là biểu tượng quen thuộc của nghề này.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Dân Tộc MÔNG
Tên tự gọi: Mông, Na Miẻo.
Tên gọi khác: Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng.
Nhóm địa phương: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Xanh, Na Miẻo.
Dân số: 558.053 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ hệ Mông - Dao.
Vẽ bằng sáp ong, nhuộm chàm là một cách tạo hoa văn đặc trưng của người Mông hoặc Dao. Người phụ nữ dùng bút chấm sáp ong nóng chảy để vẽ vào những hoa văn trên tấm vải lanh trắng. Vẽ xong, tấm vải đó được nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi được màu đen vừa ý. Sau đó người ta đem vải nhúng vào nước nóng cho sáp ong tan ra, để lại những hoa văn màu trắng trên nền chàm xanh.
Dân Tộc HOA
Tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu.
Nhóm địa phương: Quảng Ðông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thoòng Nhằn, Minh Hương, Hẹ...
Dân số: 900.185 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (Ngữ hệ Hán - Tạng).
Lịch sử: Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX.
Sản phẩm của nghề điêu khắc đá của người Hoa ở thành phố Biên Hoà, tỉnh Ðồng Nai.
Dân Tộc HRÊ
Tên tự gọi: Hrê, trước kia thường gắn với tên sông sở tại như: "người Krê" - sông Krế ở Sơn Hà; "người Hrê" - sông Hrê ở Ba Tơ; "người nước Ðinh" - sông Ðinh ở An Lão)...
Tên gọi khác: Chăm Rê, Chom, Thượng Ba Tơ, Mọi Luỹ, Mọi Sơn Phòng, Mọi Ðá Vách, Chăm Quảng Ngãi, Mọi Chòm, Rê, Màn Thạch Bích.
Dân số: 94.259 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (Ngữ hệ Nam Á). Từ thời kỳ trước năm 1975, chữ viết ra đời bằng cách dùng hệ thống kí tự La-tinh để phiên âm, được sử dụng rộng rãi, nhưng nay đã bị mai một.
Lịch sử: Người Hrê thuộc số cư dân sinh tụ rất lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.
Người Hrê dệt vải theo cách thức cổ truyền Inđonêdiêng: Bộ dụng cụ gồm những que, thanh, ống rời nhau đều làm bằng gỗ, tre. Chỉ khi giăng thảm sợi để dệt, chúng mới liên kết với nhau thành một hệ thống. Hoa văn được dệt cùng với vải.
Dân Tộc KHÁNG
Tên tự gọi: Mơ Kháng.
Tên gọi khác: Háng, Brển, Xá.
Nhóm địa phương: Kháng Dẩng, Kháng Hoặc, Kháng Dón, Kháng Súa, Ma Háng, Bư Háng, Ma Háng Bẻng, Bư Háng Cọi...
Dân số: 3.921 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Họ nói thạo tiếng Thái.
Lịch sử: Người Kháng là một trong số các dân tộc cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc nước ta.
Ðan hòm mây là một nghề thủ công truyền thống của người Kháng. Sản phẩm của nghề này được ưa chuộng nên đã trở thành mặt hàng phổ biến.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Dân Tộc KHMER
Tên tự gọi: Người Khmer.
Tên gọi khác: Cur, Cul, Cu Thổ, Việt gốc Miên, Khơ Me K’rôm.
Dân số: 895.299 người, là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me ở Việt Nam.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me.
Lịch sử: Trước thế kỉ XII người Khmer và văn hoá của họ giữ vai trò chủ thể ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tạo dáng đồ gốm.
Dân Tộc KHƠ MÚ
Tên tự gọi: Kmụ, Kưm Mụ.
Tên gọi khác: Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh.
Dân số: 42.853 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang.
Quen ăn nước mạch trong các khe núi. Không có thói quen đưa nước lần về tận nhà. Hàng ngày, phụ nữ và trẻ em hứng nước mạch vào các ống bương, gánh về nhà.
Dân Tộc LA CHÍ
Tên tự gọi: Cù tê.
Tên gọi khác: Thổ Ðen, Mán, Xá.
Dân số: 7.863 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai (ngữ hệ Thái – Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng La Ha, Cơ Lao, Pu Péo.
Lịch sử: Người La Chí có lịch sử cư trú lâu đời ở Hà Giang, Lào Cai.
Người La Chí đan những đôi hòm bằng tre vuông vức, cái hoa văn rất đẹp dành riêng cho cô dâu đựng tư trang khi về nhà chồng. Những chiếc hòm tre đó trở thành biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi. Chỉ trong những trường hợp vợ chồng ly dị, đôi hòm tre mới có thể bị bỏ rơi, còn không họ dùng đến lúc chết thì chôn theo.
Dân Tộc LA HA
Tên tự gọi: La Ha, Klá, Phlạo.
Tên gọi khác: Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa.
Nhóm địa phương: La Ha cạn (Khlá Phlao), La Ha nước (La Ha củng).
Dân số: 1.400
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Lịch sử: Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ "trâu trắng" để tế thần ¡m Poi - một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.
Với người La Ha và nhiều dân tộc khác ở Tây Bắc, vỏ quả bầu không những chỉ để đựng nước mà còn cắt thành bầu đựng xôi.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Dân Tộc LA HỦ
Tên tự gọi: La Hủ.
Tên gọi khác: Xá lá vàng, Cò Xung, Khù Sung, Kha Quy, Cọ Sọ, Nê Thú.
Nhóm địa phương: La Hủ na (đen), La Hủ sư (vàng) và La Hủ phung (trắng).
Dân số: 5.319 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng), gần với Miến hơn.
Trang phục nữ La hủ có nhiều tua chỉ màu trên khăn; nhiều đồng xu trên áo và can ghép tay áo bằng các loại vải nhiều màu. Chiếc mũ của trẻ em không phân biệt trai gái, đều được đính nhiều xu bạc và chỉ màu. Mũ của chúng có liên quan đến hồn vía. Vì vậy họ thường kiêng cho hoặc bán mũ con cái của mình.
Dân Tộc LÀO
Tên tự gọi: Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn.
Tên gọi khác: Phu Thay, Phu Lào.
Nhóm địa phương: Lào Bốc (Lào Cạn) và Lào Nọi (Lào Nhỏ).
Dân số: 9.614 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Lịch sử: Người Lào có nguồn gốc di cư từ Lào sang.
Lợi dụng sức nước để giã gạo là tập quán vốn có của nhiều dân tộc miền núi ở miền Bắc nước ta. Ðây là một dạng cối nước của người Lào ở thượng nguồn sông Mã.
Dân Tộc LÔ LÔ
Tên tự gọi: Lô Lô.
Tên gọi khác: Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn.
Nhóm địa phương: Lô Lô hoa và Lô Lô đen.
Dân số: 3.134 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng), gần với Miến hơn.
Lịch sử: Họ là cư dân có mặt rất sớm ở vùng cực bắc của Hà Giang.
Nữ phục Lô lô được trang trí bằng nhiều đồ án hoa văn khác nhau. Nét đặc trưng ở cả hai nhóm là họ dùng nhiều phương pháp đắp ghép vải và ưa dùng các gam màu sặc sỡ.
Dân Tộc LỰ
Tên tự gọi: Lừ, Thay hoặc Thay Lừ.
Tên gọi khác: Phù Lừ, Nhuồn, Duồn.
Nhóm địa phương: ở Việt Nam chỉ có nhóm Lự Ðen (Lừ Ðăm) ở xã Bản Hon, huyện Phong Thổ, Sìn Hồ (Lai Châu), phân biệt nhóm Lự Trắng (Lừ Khao) ở Síp Song Păn Na (Trung Quốc).
Dân số: 3. 684 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Lịch sử: Người Lự đã có mặt ở khu vực Xam Mứn (Ðiện Biên) ít nhất cũng trước thế kỷ XI - XII. Tại đây họ đã xây thành Xam Mứn (Tam Vạn) và khai khẩn nhiều ruộng đồng. Vào thế kỷ chiến tranh người Lự phải phân tán đi khắp nơi, một bộ phận nhỏ chạy lên sinh sống ở vùng núi Phong Thổ, Sìn Hồ.
Cũng như các dân tộc nói ngôn ngữ Tày - Thái, người Lự chú trọng giải quyết các nhu cầu về vải. Công việc làm ra vải cho mặc, làm chăn đệm hoàn toàn do phụ nữ đảm nhiệm.
Dân Tộc MẠ
Tên tự gọi: Mạ.
Tên gọi khác: Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ.
Nhóm địa phương: Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung.
Dân số: 25.436 người.
Lịch sử: Người Mạ là cư dân sinh tụ lâu đời ở Tây Nguyên.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Phụ nữ Mạ chuẩn bị con sợi để dệt vải.
Dân Tộc MẢNG
Tên tự gọi: Mảng.
Tên gọi khác: Mảng Ư, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O.
Nhóm địa phương: Mảng Gứng, Mảng Hệ.
Dân số: 2.247 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam - Á). Nhiều người Mảng biết tiếng Thái.
Lịch sử: Xưa nay vùng Nặm Ban (Dum Bai) thuộc xã Nặm Ban, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu vẫn được gọi là "quê hương" của người Mảng. Nhiều truyền thuyết, truyện kể còn lưu truyền cho đến ngày nay giúp chúng ta có thể nhận ra người Mảng là một trong những dân cư bản địa ở vùng Tây Bắc.
Người Mảng có truyền thống ăn xôi nếp. Xôi nếp được đồ trên ninh, chín dỡ ra rồi cho vào cái cơ đựng cơm đan bằng tre mây. Cơi đựng cơm được đan tròn có nắp đậy và chân đế cao để cách ly giữa đáy và bề mặt đặt giỏ. Người ta sử dụng cơi đựng xôi trong các bữa ăn ở nhà hay trên nương. Khi ăn, cơi để cạnh mâm, dùng tay bốc xôi trong cơi, nắm lại thành nắm nhỏ chấm vào thức ăn.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Dân Tộc MNÔNG
Tên tự gọi: Mnông.
Nhóm địa phương: Mnông Gar, Mnông Nông, Mnông Chil, Mnông Kuênh, Mnông Rlâm, Mnông Preh, Mnông Prâng, Mnông Ðíp, Mnông Bhiêt, Mnông Sitô, Mnông Bu Ðâng, Mnông Bu Nor, Mnông Bu Ðêh...
Dân số: 67.340 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Người Mnông là cư dân sinh tụ lâu đời ở miền trung Tây Nguyên nước ta.
Cách trang trí như thế này ở mỗi đầu dải khố Mnông luôn là một trong những đặc điểm nổi bật để phân biệt với trang phục cùng loại của các dân tộc khác tại Trường Sơn - Tây Nguyên. Hãy chú ý trước hết đến các cụm tua màu rực rỡ được phân bố ở đôi đường biên, mép khố và sau đó là sự bố cục của các dải hoa văn hẹp trên cả hai chiều ngang dọc.
Dân Tộc MƯỜNG
Tên tự gọi: Mol (hoặc Mon, Moan, Mual).
Nhóm địa phương: Ao Tá (Âu Tá), Mọi Bi.
Dân số: 914.596 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ...
Tế quạt ma là một nghi lễ độc đáo trong đám ma người Mường. Khi tế quạt ma, những người là dâu trong nhà trong họ của người quá cố phải mặc bộ đồ quạt ma rất đẹp, gồm: váy đen, cạp mới, áo ngắn, áo chùng trắng, yếm đỏ, hai tay đeo vòng hạt cườm, tay phải cầm quạt cọ múa, tay trái cầm que gậy, đầu đội mũ quạt trong trí tua hạt cườm; phía trước đặt một chiếc ghế mây.
Dân Tộc NGÁI
Tên tự gọi: Sán Ngải.
Tên gọi khác: Ngái Hắc Cá, Ngái Lầu Mần, Hẹ, Sín, Ðản, Lê, Xuyến.
Dân số: 1.154 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng).
Lịch sử: Người Ngái có nhiều gốc khác nhau và thiên di tới Việt Nam làm nhiều đợt. Quá trình này diễn ra suốt thời kỳ Trung và Cận đại.
Làm những cây rơm để giữ dùng đun nấu dần là một thói quen của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng và trung du. Người Ngái giữ các cây rơm trên dàn cao để tránh mối mục và gia súc phá hoại.
Dân Tộc NÙNG
Tên tự gọi: Nồng.
Nhóm địa phương: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín...
Dân số: 705.709 người
Ngôn ngữ: Tiếng Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng Tày, tiếng Thái, và nhất là tiếng Choang ở Trung Quốc...
Lịch sử: Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang cách đây khoảng 200-300 năm.
Trong nhà người Nùng bàn thờ tổ tiên thường để ở gian bên trái. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm được trang trí những bức hoành phi và câu đối viết bằng chữ Hán trên nền giấy đỏ. Nhiều nơi còn có bức phùng Slăn đề tên dòng họ.
Dân Tộc Ơ ĐU
Tên tự gọi: Ơ Ðu hoặc I Ðu.
Tên gọi khác: Tày Hạt (người đói rách).
Dân số: 194 người.
Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Nay chỉ còn tiếng mẹ đẻ. Hầu hết người Ơ Ðu dùng các tiếng Khơ Mú, Thái làm công cụ giao tiếp hàng ngày.
Lịch sử: Xưa kia người Ơ Ðu cư trú suốt một vùng dọc theo hai con sông Nặm Mộ và Nặm Nơn. Nhưng tập trung nhất vẫn là dọc sông Nặm Nơn. Do nhiều biến cố trong lịch sử liên tiếp xảy ra ở vùng này buộc họ phải rời đi nơi khác hay sống hoà lẫn với các cư dân mới đến. Hiện người Ơ Ðu ở hai bản đông nhất là Xốp Pột và Kim Hoà, xã Kim Ða huyện Tương Dương, Nghệ An. Ở Lào họ hợp với nhóm Tày Phoọng cư trú ở tỉnh Sầm Nưa.
Chiếc áo tơi liền nón có hai quai đeo vai để che mưa, che nắng là sản phẩm độc đáo của người Ơ Ðu.
Dân Tộc PÀ THẺN
Tên tự gọi: Pà Hưng.
Tên gọi khác: Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Ðỏ, Bát tiên tộc...
Dân số: 3.680 người.
Ngôn ngữ: Thuộc ngữ hệ Hmông-Dao.
Lịch sử: Theo truyền thuyết, người Pà Thẻn ở vùng Than Lô (Trung Quốc) đến Việt Nam cách đây khoảng 200-300 năm với câu chuyện vượt biển cùng người Dao.
Vốn văn nghệ dân gia phong phú của người Pà Thẻn luôn được giữ gìn và phát triển. Âm nhạc và nhạc cụ đã được nâng cao và biểu diễn trên sân khấu.
Dân Tộc PHÙ LÁ
Tên tự gọi: Lao Va Xơ, Bồ Khô Pạ, Phù Lá.
Tên gọi khác: Xá Phó, Cần Thin.
Nhóm địa phương: Phù Lá Lão - Bồ Khô Pạ, Phù Lá Ðen, Phù Lá Hán.
Dân số: 6.500 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến (ngữ hệ Hán - Tạng), gần với Miến hơn.
Lịch sử: Nhóm Phù Lá Lão - Bồ Khô Pạ là cư dân có mặt tương đối sớm ở Tây Bắc nước ta. Các nhóm khác đến muộn hơn, khoảng 200-300 năm trở lại, quá trình hội nhập của nhóm Phù Lá Hán còn tiếp diễn cho tới những năm 40 của thế kỷ XX.
Nhóm Phù Lá Lão cho đến nay vẫn duy trì nghề trồng bông dệt vải nhằm thoả mãn nhu cầu về mặc của gia đình. Tranh thủ lúc ở nhà, người phụ nữ bật bông, họ xe sợi lúc trên đường đi nương.
Dân Tộc PU PÉO
Tên tự gọi: Kabeo.
Tên gọi khác: La Quả, Penti Lô Lô.
Dân số: 382 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm Ka Ðai (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Người Pu Péo nói giỏi tiếng Hmông, Quan hoả.
Lịch sử: Họ đã từng sinh sống lâu đời ở miền cực bắc Việt Nam. Các dân tộc láng giềng đều thừa nhận người Pu Péo là một trong những cư dân khai khẩn ruộng nương đầu tiên ở vùng cực bắc.
Cách vấn tóc thành búi ở trán và cài bằng chiếc lược gỗ là một đặc trưng văn hoá Pu Péo.
Dân Tộc RA GLAI
Nhóm địa phương: Tập trung đông nhất ở Khánh Hoà. Rai (ở Hàm Tân - Bình Thuận), Hoang, La Oang (Ðức Trọng - Lâm Ðồng)...
Dân số: 71.696 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Pôlynêxia (ngữ hệ Nam Ðảo). Do có sự tiếp xúc với các dân tộc khác quanh vùng nên ở người Ra Glai (Răk Glei) đã xuất hiện tượng song ngữ và đa ngữ. Tiếng phổ thông hiện giữ một vai trò quan trọng, là ngôn ngữ giao tiếp của người dân nơi đây với những dân tộc cận cư khác.
Lịch sử: Người Ra Glai đã sinh sống lâu đời ở vùng miền Nam Trung bộ.
Có nhiều cách chế thóc thành gạo: xay, cối giã gạo bằng chân, cối giã gạo bằng sức nước, cối giã gạo bằng chày, tay... Người Răk Glei cũng như các dân tộc Tây Nguyên phổ biến giã gạo bằng chày tay.
Dân Tộc RƠ MĂM
Dân số: 286 người.
Ngôn ngữ: tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố ngôn ngữ của dân tộc Khơ Me và gần gũi với tiếng nói của một số nhóm trong dân tộc Xơ Ðăng. Người Rơ Măm hiện sử dụng thành thạo tiếng nói của nhiều dân tộc, trong đó có tiếng phổ thông.
Lịch sử: Những người già làng cho biết họ là cư dân đã sinh sống ở khu vực này từ xa xưa. Ðầu thế kỷ XX dân số của tộc này còn khá đông, phân bố trong 12 làng, ở lẫn với người Gia Lai. Hiện họ chỉ sống tập trung trong một làng.
Cho dù những ngôi nhà kiểu cũ không còn nữa, nhưng hàng năm các cột nêu ngày lễ đâm trâu, cái nọ tiếp cái kia vẫn đang và sẽ còn mọc lên với hàng cột vượt lên trên chiều cao của mái nhà, những hàng cây. Ðó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại ở làng Le của người Rơ Măm hôm nay.
Dân Tộc SÁN CHAY
Tên tự gọi: Sán Chay
Tên gọi khác: Hờn Bán, Chùng, Trại...
Nhóm địa phương: Cao Lan và Sán Chỉ.
Dân số: 114.012 người.
Ngôn ngữ: Tiếng Cao Lan thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai) còn tiếng Sán Chỉ thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán Tạng).
Lịch sử: Người Sán Chay từ Trung Quốc di cư sang cách đây khoảng 400 năm.
Nhà sàn là ngôi nhà truyền thống của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Nhà của người Sán Chay thương quay lưng lên đồi phía trước
nhìn ra ruộng và xung quanh là vườn cây lưu niên.
Dân Tộc SÁN DÌU
Tên tự gọi: San Déo Nhín (Sơn Dao Nhân).
Tên gọi khác: Trại, Trại Ðất, Mán Quần cộc, Mán Váy xẻ...
Ngôn ngữ: Người Sán Dìu nói thổ ngữ Hán Quảng Ðông (ngữ hệ Hán - Tạng).
Dân số: 91.530 người.
Lịch sử: Người Sán Dìu di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm nay.
Bộ đồ nghề của thày cúng Sán Dìu gồm có án,
lệnh bài, sách cúng, tù và và thẻ xin âm dương..
Dân Tộc SI LA
Tên tự gọi: Cù Dề Sừ.
Tên gọi khác: Kha Pẻ.
Dân số: 594 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, gần với Miến hơn.
Lịch sử: Người Si La có nguồn gốc di cư từ Lào sang.
Thiếu nữ Si La khi chưa chồng thì vấn tóc quanh đầu và đội khăn trắng giản dị. Khi lấy chồng thì búi tóc lên đỉnh đầu và cuốn đội khăn chàm đen.
Dân Tộc TÀY
Tên gọi khác: Thổ.
Dân số: 1.190.342 người.
Nhóm địa phương: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao và Pa Dí.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Lịch sử: Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
Ðàn tính là nhạc cụ được sử dụng phổ biến ở người Tày. Bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu khô, cần đàn bằng gỗ, dây đàn bằng tơ. Ðàn có thể có 2 hoặc 3 dây. Ðàn tính thường dùng trong nghi lễ, đệm cho hát then, ngày nay còn dùng biểu diễn trên sân khấu.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Dân Tộc TÀ ÔI
Tên gọi khác: Tà Ôi, Pa Cô, Tà Uốt, KanTua, Pa Hy...
Nhóm địa phương: Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hy.
Dân số: 26.044 người.
Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), Ít nhiều gần gũi với tiếng Cơ Tu và Bru - Vân Kiều. Giữa các nhóm có một số khác biệt nhỏ về từ vựng.
Lịch sử: Người Tà Ôi thuộc lớp dân cư tụ lâu đời ở Trường Sơn.
Người Tà Ôi một số nơi giỏi nghề dệt vải sợi bông, hoa văn được tạo bằng sợi màu vàng và bằng cườm trắng. Loại vải có hoa văn cườm được ưa thích.
Dân Tộc THÁI
Tên tự gọi: Tay hoặc Thay
Tên gọi khác: Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mười, Tày Mường, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ.
Nhóm địa phương: Ngành Ðen (Tay Ðăm), Ngành trắng (Tay Ðón hoặc Khao).
Dân số: 1.040.549 người.
Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Lịch sử: Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm.
Cót xát rất phổ biến ở vùng người Thái, dùng để trải trên sàn trước khi xếp chiếu phục tay và các tấm đệm ngủ lên trên. Cót được đan bằng cây mạy loi, một loại cây thuộc loài tre, nứa mọc trên núi đá vôi cao.
Dân Tộc THỔ
Tên tự gọi: Thổ.
Tên gọi khác: Người Nhà làng, Mường, Con Kha, Xá Lá Vàng.
Nhóm địa phương: Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Ðan Lai, Ly Hà, Tày Poọng.
Dân số: 51.274 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Ðịa bàn cư trú hiện nay của người Thổ vốn là giao điểm của các luồng di cư xuôi ngược. Do những biến động lịch sử ở những thế kỷ trước, những nhóm người Mường từ miền Tây Thanh Hoá dịch chuyển vào phía Nam gặp gỡ người Việt từ các huyện ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương ngược lên hoà nhập với cư dân địa phương có thể là gốc Việt cổ ở đây. Những người tha hương cùng chung cảnh ngộ ấy ngày một hoà nhập vào nhau thành một cộng đồng chung dân tộc Thổ.
Phong tục rất đa dạng, nhiều khi trái ngược nhau. Ở nhiều dân tộc khác, khăn trắng là dấu hiệu nhà có tang nhưng ở người Thổ và người Mường, khăn trắng được sử dụng hàng ngày để tôn vẻ đẹp của trang phục.
Dân Tộc VIỆT
Tên gọi khác: Kinh.
Dân số: Người Kinh chiếm 86,83% dân số toàn quốc.
Ngôn ngữ: Người Kinh có tiếng nói và chữ viết riêng. Tiếng Việt nằm trong nhóm ngôn ngữ Việt Mường (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Tổ tiên người Kinh từ rất xa xưa đã định cư chắc chắn ở Bắc bộ và bắc Trung bộ. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, người Kinh luôn là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thờ cúng tổ tiên là hoạt động tinh thần quan trọng bậc nhất của dân tộc Kinh. Có nhiều cách bố trí của bàn thờ. Bàn thờ có thể kê trên giường cao, giường cầu hay bàn. Trên bàn thờ có khám (ngai, ỷ hay ảnh), mâm triện (mâm bồng), mâm dài (đài rượu, đài trầu, kê trên tam sơn) cùng ngũ sự (đỉnh, hai cây nến, hai cây đèn) hay tam sự (đỉnh, hai cây nến), bát hương. Y môn có thể bằng gỗ hay vải.
Dân Tộc XINH MUN
Tên tự gọi: Xinh Mun
Tên gọi khác: Puộc, Xá, Pnạ
Nhóm địa phương: Xinh, Mun Dạ, Xinh Mun Nghẹt.
Dân số: 10.890 người.
Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Người Xinh Mun giỏi tiếng Thái.
Lịch sử: Người Xinh Mun đã từng sinh sống lâu đời ở miền Tây Bắc Việt Nam.
Bộ nữ phục Xinh Mun tuy đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của y phục Thái, nhưng vẫn giữ cách vấn khăn riêng của mình.
Dân Tộc XƠ ĐĂNG
Tên tự gọi: Xơ Teng (Hđang, Xđang, Xđeng), Tơ Ðrá (Xđrá, Hđrá), Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng (Xlang), Tà Trĩ (Tà Trê), Châu.
Tên gọi khác: Hđang, Kmrâng, Con lan, Brila.
Nhóm địa phương: Xơ Teng, Tơ Ðrá, Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ, Châu.
Dân số: 96.766 người.
Ngôn ngữ: Tiếng Xơ Ðăng thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần với tiếng Hrê, Ba Na, Gié Triêng. Giữa các nhóm có một số từ vựng khác nhau. Chữ viết dùng hệ chữ cái La-tinh, mới hình thành cách đây mấy chục năm.
Lịch sử: Người Xơ Ðăng thuộc số cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi của Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Ngôi nhà công cộng (nhà rông) nổi bậ
Soạn thảo & thiết kế: Túy-Phượng Giọng ca: Siu Black
Âm thanh: Trần Đình Hoành Nhạc: Tiếng Sáo, Phạm Minh Tuấn
Click chuột
Dân Tộc BANA
Tên tự gọi: Ba Na.
Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông...
Nhóm địa phương: Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem.
Dân số: 136.859 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây. Họ là tộc người có dân số cao, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.
Ðàn ông Ba Na đan lát thành thạo, tạo nên những sản phẩm đẹp và bền; các loại gùi, gió, đó, nón, chiếu... Người đàn ông trong ảnh đang đan nia.
Dân Tộc BỐ Y
Tên tự gọi: Bố Y.
Tên gọi khác: Chủng Chá, Trọng Gia...
Nhóm địa phương: Bố Y và Tu Dí.
Dân số: 1.420 người.
Ngôn ngữ: Nhóm Bố Y nói ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), còn nhóm Tu
Dí nói ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng).
Lịch sử: Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm.
Bộ nữ phục Bố Y có một nét đẹp riêng ở gam màu lạnh, lối tạo hoa văn bằng sáp ong trên váy và chiếc yếm dài trước ngực. Nghề dệt, nhuộm và may mặc truyền thống của họ đang bị mai một dần.
Dân Tộc BRÂU
Tên gọi khác: Brao.
Dân số: 231 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Người Brâu chuyển cư vào Việt Nam cách đây khoảng 100 năm. Vùng Nam Lào và Ðông Bắc Campuchia là nơi sinh tụ của người Brâu. Hiện nay, đại bộ phận cộng đồng này vẫn quần cư trên lưu vực các dòng sông Xê Xan (Xê Ca Máng) và Nậm Khoong (Mê Kông). Người Brâu có truyền thuyết Un cha đắc lếp (lửa bốc nước dâng) nói về nạn hồng thuỷ.
Người Brâu có các loại gùi khác nhau. Ðẹp nhất là kiểu gùi có hoa văn, có nắp đậy, thường dùng để cất đồ đạc quý trong nhà hoặc để đựng và vận chuyển thóc gạo.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Dân Tộc Bru-Vân Kiều
Tên tự gọi: Có người cho Bru là tên tự gọi.
Tên gọi khác: Bru, Vân Kiều.
Nhóm địa phương: Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong.
Dân số: 40.132 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với Tiếng Tà Ôi, Cơ Tu. Chữ viết mới hình thành theo cách phiên âm bằng chữ cái Latinh. Giữa các nhóm có một số từ vựng không giống nhau.
Lịch sử: Họ thuộc số dân cư được coi là có nguồn gốc lâu đời nhất ở vùng Trường Sơn.
Ðan lát là công việc dành riêng cho đàn ông. Họ cho ra đời các loại gùi, giỏ và nhiều đồ gia dụng cần thiết khác. Chiếc gùi trong ảnh được đan bằng mây, dùng vào việc đi lấy củi, lấy nước... phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Dân Tộc CHĂM
Tên gọi khác: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời...
Nhóm địa phương: Chăm Hroi, Chăm Poổng, Chà Và Ku, Chăm Châu Ðốc.
Dân số: 98.971 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).
Lịch sử: Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm Pa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà La Môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà Ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.
Các sản phẩm gốm bàn xoay của người Chăm rất nổi tiếng và phổ biến ở miền Trung. Phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm đó.
Dân Tộc CHU-RU
Tên gọi khác: Chơ Ru, Kru, Thượng.
Dân số: 10.746 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Polynêxia, (ngữ hệ Nam Ðảo), gần với tiếng Chăm. Có một bộ phận người Chu Ru sống gần với người Cơ Ho nên nói tiếng Cơ Ho (thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me).
Lịch sử: Có lẽ xa xưa, tổ tiên người Chu Ru là một bộ phận trong khối cộng đồng Chăm; về sau, họ chuyển lên miền núi sống biệt lập với cộng đồng gốc nên thành người Chu Ru.
Một kiểu nữ phục truyền thống của dân tộc Chu Ru là váy và tấm choàng để hở một bên vai. Hầu hết trang phục của phụ nữ Chu Ru là do người Cơ Ho sản xuất.
Có nhiều cách địu em,
địu sau lưng và địu phía trước.
Dân Tộc CHƠ RO
Tên gọi khác: Châu Ro, Dơ Ro, Chro, Thượng.
Dân số: 15.022 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Họ là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở miền núi Nam Ðông Dương.
Người Chơ Ro cư trú ở vùng núi thấp, nhiều sông suối. Họ không chỉ dùng lá độc cùng các loại công cụ như: rổ, đó... để đánh bắt tôm cá mà còn đan đó đnông để nhốt cá, dự trữ thức ăn.
Dân Tộc CHỨT
Tên tự gọi: Chứt.
Tên gọi khác: Rục, Arem, Sách.
Nhóm địa phương: Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng.
Dân số: 2.427 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Quê hương xưa của người Chứt thuộc địa bàn cư trú của người Việt ở hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Vì nạn giặc giã, thuế khoá nặng nề nên họ phải chạy lên nương náu ở vùng núi, một số dần dần chuyển sâu vào vùng phía tây thuộc hai huyện Minh Hoá và Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Theo gia phả của một số dòng họ người Việt trong vùng thì các nhóm Rục, Sách cư trú tại vùng núi này ít nhất đã được trên 500 năm nay.
Người Chứt (nhóm Rục) có kỹ thuật trèo cây nổi tiếng để lấy mật ở các tổ ong trên cây cao. Họ leo thang bằng dây mây. Mỗi nấc thang là một vòng dây buộc vào thân cây, có chỗ đặt bàn chân. Leo đến đâu, buộc vòng thang đến đó.
Dân Tộc CO
Tên tự gọi: Cor, Col.
Tên gọi khác: Cua, Trầu.
Dân số: 22.649 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), tương đối gần gũi các dân tộc khác trong vùng bắc Tây Nguyên và lân cận như: Hrê, Xơ Ðăng, Ba Na... Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975 trên cơ sở dùng chữ cái La-tinh. Hiện nay chữ viết này không không phổ biến nữa.
Lịch sử: Người Co cư trú rất lâu đời ở tây bắc tỉnh Quảng Ngãi và tây nam tỉnh Quảng Nam.
Trước đây người Co cũng dựng nhà mồ cho người chết. Ngày nay phần mộ chỉ được rào kín, phía trên che một chiếc chiếu. Cạnh dựng một cây cột nhỏ, cao chừng 1,5m, trên treo tấm vải đen và chiếc cột khác treo gùi - tượng trưng cho kho lúa, phần được chia của người đã khuất.
Dân Tộc CỐNG
Tên tự gọi: Xắm khôống, Phuy A.
Dân số: 1.261 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng) gần hơn với tiếng Miến, cùng nhóm với các tiếng La Hủ, Phù Lá, Si La... Họ quen sử dụng tiếng Thái trong giao dịch hàng ngày.
Lịch sử: Người Cống có nguồn gốc di cư trực tiếp từ Lào sang.
Chiếu mây, sản phẩm thủ công nổi tiếng của người Cống. Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam.
Dân Tộc CƠ HO
Tên tự gọi: Cơ Ho.
Nhóm địa phương: Xrê, Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát (Lách), Tơ Ring (Tring).
Dân số: 92.190 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Người Cơ Ho có lịch sử cư trú lâu đời ở Tây Nguyên.
Chà gạc (yoas) là dụng cụ để chặt cây, phát rẫy của người Cơ Ho. Cán chà gạc được làm bằng một đoạn gốc tre già và phía gốc, chỗ tra lưỡi dao được uốn cong khá cầu kỳ. Người ta uốn một lúc nhiều cán chà gạc trên một chiếc cột như thấy trong ảnh.
Dân Tộc CỜ LAO
Tên tự gọi: Cờ Lao.
Tên gọi khác: Tứ Ðư, Ho Ki, Voa Ðề.
Nhóm địa phương: Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Ðỏ.
Dân số: 1.473 người.
Lịch sử: Người Cờ Lao chuyển cư tới Việt Nam cách đây khoảng 150 - 200 năm.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, cùng nhóm với tiếng La Ha, La Chí, Pu Péo (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Trước đây, các nhóm địa phương có phương ngữ khác nhau nhưng hiện nay đa số người Cờ Lao Ðỏ, Cờ Lao Xanh không còn nói được tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Tuỳ theo quá trình tiếp xúc, cộng cư họ quen sử dụng tiếng Quan hoả, tiếng Nùng hay tiếng Pu Péo, Hmông.
Phụ nữ Cờ Lao mặc áo dài đến gối. Trên hò ngực và tay áo đắp thêm vải màu. Hiện nay chiếc áo trong với ống tay dài vẫn còn được sử dụng, còn chiếc áo ngoài với ống tay ngắn trở nên hiếm hơn.
Dân Tộc CƠ TU
Tên tự gọi: Cơ Tu.
Tên gọi khác: Ca Tu, Ka Tu.
Dân số: 36.967 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với tiếng Tà Ôi, Bru - Vân Kiều. Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975, trên cơ sở dùng chữ La-tinh để phiên âm, nhưng nay ít người sử dụng.
Lịch sử: Người Cơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnh Quảng Nam, tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân bố tộc Cơ Tu bên Lào. Họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.
Gắn liền với việc giã gạo hàng ngày, phải có nia sảy. Người Cơ Tu dùng
loại nia hình lá dề, đan dẹp và dùng bền, nhất là nia đan bằng mây.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Dân Tộc DAO
Tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng).
Tên gọi khác: Mán.
Nhóm địa phương: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).
Dân số: 473.945 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao.
Lịch sử: Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao.
Ở các xóm Dao thường có thợ rèn sửa chữa công cụ. Lò rèn chỉ có kìm, de, búa và ống bễ. ống bễ là một khúc gỗ khoét rỗng (1m x 0,30 - 0,40m), nằm ngang để quạt gió. Người khách thường giúp thợ rèn kéo bễ.
Dân Tộc Ê-ĐÊ
Tên tự gọi: Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), Ê Ðê, êgar, Ðê.
Nhóm địa phương: Kpă, Adham, Krung, Mđhur, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing, Ktlê, £pan...
Dân số: 194.710 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói của người Ê-Ðê thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Pôlinêxia (ngữ hệ Nam Ðảo).
Lịch sử: Người Ê-Ðê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê-Ðê đã phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê- Ðê vẫn còn là một xã hội đang tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.
Nghề dệt cổ truyền của người Ê-Ðê bằng khung dệt kiểu Indônêdiêng thô sơ và nguyên thuỷ như bao tộc người khác ở Trường Sơn - Tây Nguyên luôn là nghệ thuật làm ra đồ mặc: váy, áo, khố, mền, túi, địu có độ bền chắc; đồng thời là nghệ thuật trang trí hoa văn trên nền vải với màu sắc, hình khối, đường nét và bố cục riêng mang tính tộc người rõ rệt.
Dân Tộc GIÁY
Tên tự gọi: Giáy
Tên gọi khác: Nhắng, Giẳng
Dân số: 37.964 người
Ngôn ngữ: Tiếng Giáy thuộc ngữ hệ Thái - Ka Ðai.
Lịch sử: Người Giáy từ Trung quốc di cư sang Việt Nam cách đây khoảng 200 năm.
Làm ngói là một trong những nghề thủ công của người Giáy ở Hà Giang.
Ngói Âm Dương (ngói máng) được tạo dáng bằng bàn xoay tạo hình ống, phơi khô rồi
cắt lát trước khi đưa vào lò nung.
Dân Tộc GIA RAI
Tên tự gọi: Gia Rai.
Tên gọi khác: Giơ Ray, Chơ Ray.
Nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân.
Dân số: 242.291 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ hệ Malayô Pôlynêixa (ngữ hệ Nam Ðảo).
Lịch sử: Dân tộc Gia Rai, với dân số cao nhất trong các dân tôc miền cao ở Tây Nguyên, là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng này, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơ tao ia (vua nước) và Pơ tao pui (vua lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hoà... Trước thế kỷ XI người Ê Ðê, Gia Rai được gọi chung một tên là Rang Ðêy. Vào thế kỷ XV-XVI sử sách phong kiến Việt Nam ghi nhận danh hiệu Thủy Xá (vua nước), Hoả Xá (vua lửa). Chỉ có người đàn ông họ Siu mới được làm vua lửa, vua nước và con gái họ Rơ chom mới được quyền làm vợ hai vua. Có lẽ chữ Pơ tao đồng nghĩa với Mtao của người Êđê và Chăm, Tạo của người Thái và Thao của Lào, đều chỉ người thủ lĩnh.
Tượng nhà mồ
Dân Tộc GIÉ TRIÊNG
Tên tự gọi: Mỗi nhóm có tên tự gọi riêng như: Gié, Triêng, Ve, Bnoong.
Tên gọi khác: Cà Tang, Giang Rẫy.
Nhóm địa phương: Gié (Giẻ), Triêng (T’riêng), Ve, Bnoong (Mnoong). Nhóm Gié đông hơn cả.
Dân số: 26.924 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), tương đối gần gũi với tiếng Xơ Ðăng, Ba Na. Giữa các nhóm tiếng nói có những sự khác nhau nhất định. Chữ viết hình thành trong thời kỳ trước năm 1975, cấu tạo bộ vần bằng chữ cái La-tinh.
Lịch sử: Người Gié-Triêng là cư dân gắn bó rất lâu đời ở vùng quanh quần sơn Ngọc Linh.
Ống đựng bằng tre là vật dụng khá phổ biến trong các gia đình người Gié-Triêng. Phần thân hộp được vót bớt để lắp khít vào nắp. Những chỗ dễ vỡ được bó bằng mây tết bản rộng. Trong ảnh là ống đựng có 2 ngăn: một ngăn đựng vôi và một ngăn đựng thuốc lá, là vật dụng cá nhân.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc Việt Nam.
Dân Tộc HÀ NHÌ
Tên tự gọi: Hà Nhi gia.
Tên gọi khác: U Ní, Xá U Ní.
Nhóm địa phương: Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen.
Dân số: 12.489 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng), gần với Miến hơn.
Lịch sử: Cư dân Hà Nhì đã từng sinh sống lâu đời ở nam Trung Quốc và Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 8, thư tịch cổ đã viết về sự có mặt của họ ở Tây bắc Việt Nam. Nhưng phần lớn tổ tiên người Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm trở lại đây.
Phụ nữ Hà Nhì giỏi nghề đan lát.
Chiếc nón giang là biểu tượng quen thuộc của nghề này.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Dân Tộc MÔNG
Tên tự gọi: Mông, Na Miẻo.
Tên gọi khác: Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng.
Nhóm địa phương: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Xanh, Na Miẻo.
Dân số: 558.053 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ hệ Mông - Dao.
Vẽ bằng sáp ong, nhuộm chàm là một cách tạo hoa văn đặc trưng của người Mông hoặc Dao. Người phụ nữ dùng bút chấm sáp ong nóng chảy để vẽ vào những hoa văn trên tấm vải lanh trắng. Vẽ xong, tấm vải đó được nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi được màu đen vừa ý. Sau đó người ta đem vải nhúng vào nước nóng cho sáp ong tan ra, để lại những hoa văn màu trắng trên nền chàm xanh.
Dân Tộc HOA
Tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu.
Nhóm địa phương: Quảng Ðông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thoòng Nhằn, Minh Hương, Hẹ...
Dân số: 900.185 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (Ngữ hệ Hán - Tạng).
Lịch sử: Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX.
Sản phẩm của nghề điêu khắc đá của người Hoa ở thành phố Biên Hoà, tỉnh Ðồng Nai.
Dân Tộc HRÊ
Tên tự gọi: Hrê, trước kia thường gắn với tên sông sở tại như: "người Krê" - sông Krế ở Sơn Hà; "người Hrê" - sông Hrê ở Ba Tơ; "người nước Ðinh" - sông Ðinh ở An Lão)...
Tên gọi khác: Chăm Rê, Chom, Thượng Ba Tơ, Mọi Luỹ, Mọi Sơn Phòng, Mọi Ðá Vách, Chăm Quảng Ngãi, Mọi Chòm, Rê, Màn Thạch Bích.
Dân số: 94.259 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (Ngữ hệ Nam Á). Từ thời kỳ trước năm 1975, chữ viết ra đời bằng cách dùng hệ thống kí tự La-tinh để phiên âm, được sử dụng rộng rãi, nhưng nay đã bị mai một.
Lịch sử: Người Hrê thuộc số cư dân sinh tụ rất lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.
Người Hrê dệt vải theo cách thức cổ truyền Inđonêdiêng: Bộ dụng cụ gồm những que, thanh, ống rời nhau đều làm bằng gỗ, tre. Chỉ khi giăng thảm sợi để dệt, chúng mới liên kết với nhau thành một hệ thống. Hoa văn được dệt cùng với vải.
Dân Tộc KHÁNG
Tên tự gọi: Mơ Kháng.
Tên gọi khác: Háng, Brển, Xá.
Nhóm địa phương: Kháng Dẩng, Kháng Hoặc, Kháng Dón, Kháng Súa, Ma Háng, Bư Háng, Ma Háng Bẻng, Bư Háng Cọi...
Dân số: 3.921 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Họ nói thạo tiếng Thái.
Lịch sử: Người Kháng là một trong số các dân tộc cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc nước ta.
Ðan hòm mây là một nghề thủ công truyền thống của người Kháng. Sản phẩm của nghề này được ưa chuộng nên đã trở thành mặt hàng phổ biến.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Dân Tộc KHMER
Tên tự gọi: Người Khmer.
Tên gọi khác: Cur, Cul, Cu Thổ, Việt gốc Miên, Khơ Me K’rôm.
Dân số: 895.299 người, là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me ở Việt Nam.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me.
Lịch sử: Trước thế kỉ XII người Khmer và văn hoá của họ giữ vai trò chủ thể ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tạo dáng đồ gốm.
Dân Tộc KHƠ MÚ
Tên tự gọi: Kmụ, Kưm Mụ.
Tên gọi khác: Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh.
Dân số: 42.853 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang.
Quen ăn nước mạch trong các khe núi. Không có thói quen đưa nước lần về tận nhà. Hàng ngày, phụ nữ và trẻ em hứng nước mạch vào các ống bương, gánh về nhà.
Dân Tộc LA CHÍ
Tên tự gọi: Cù tê.
Tên gọi khác: Thổ Ðen, Mán, Xá.
Dân số: 7.863 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai (ngữ hệ Thái – Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng La Ha, Cơ Lao, Pu Péo.
Lịch sử: Người La Chí có lịch sử cư trú lâu đời ở Hà Giang, Lào Cai.
Người La Chí đan những đôi hòm bằng tre vuông vức, cái hoa văn rất đẹp dành riêng cho cô dâu đựng tư trang khi về nhà chồng. Những chiếc hòm tre đó trở thành biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi. Chỉ trong những trường hợp vợ chồng ly dị, đôi hòm tre mới có thể bị bỏ rơi, còn không họ dùng đến lúc chết thì chôn theo.
Dân Tộc LA HA
Tên tự gọi: La Ha, Klá, Phlạo.
Tên gọi khác: Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa.
Nhóm địa phương: La Ha cạn (Khlá Phlao), La Ha nước (La Ha củng).
Dân số: 1.400
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Lịch sử: Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ "trâu trắng" để tế thần ¡m Poi - một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.
Với người La Ha và nhiều dân tộc khác ở Tây Bắc, vỏ quả bầu không những chỉ để đựng nước mà còn cắt thành bầu đựng xôi.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Dân Tộc LA HỦ
Tên tự gọi: La Hủ.
Tên gọi khác: Xá lá vàng, Cò Xung, Khù Sung, Kha Quy, Cọ Sọ, Nê Thú.
Nhóm địa phương: La Hủ na (đen), La Hủ sư (vàng) và La Hủ phung (trắng).
Dân số: 5.319 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (ngữ hệ Hán - Tạng), gần với Miến hơn.
Trang phục nữ La hủ có nhiều tua chỉ màu trên khăn; nhiều đồng xu trên áo và can ghép tay áo bằng các loại vải nhiều màu. Chiếc mũ của trẻ em không phân biệt trai gái, đều được đính nhiều xu bạc và chỉ màu. Mũ của chúng có liên quan đến hồn vía. Vì vậy họ thường kiêng cho hoặc bán mũ con cái của mình.
Dân Tộc LÀO
Tên tự gọi: Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn.
Tên gọi khác: Phu Thay, Phu Lào.
Nhóm địa phương: Lào Bốc (Lào Cạn) và Lào Nọi (Lào Nhỏ).
Dân số: 9.614 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Lịch sử: Người Lào có nguồn gốc di cư từ Lào sang.
Lợi dụng sức nước để giã gạo là tập quán vốn có của nhiều dân tộc miền núi ở miền Bắc nước ta. Ðây là một dạng cối nước của người Lào ở thượng nguồn sông Mã.
Dân Tộc LÔ LÔ
Tên tự gọi: Lô Lô.
Tên gọi khác: Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn.
Nhóm địa phương: Lô Lô hoa và Lô Lô đen.
Dân số: 3.134 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng), gần với Miến hơn.
Lịch sử: Họ là cư dân có mặt rất sớm ở vùng cực bắc của Hà Giang.
Nữ phục Lô lô được trang trí bằng nhiều đồ án hoa văn khác nhau. Nét đặc trưng ở cả hai nhóm là họ dùng nhiều phương pháp đắp ghép vải và ưa dùng các gam màu sặc sỡ.
Dân Tộc LỰ
Tên tự gọi: Lừ, Thay hoặc Thay Lừ.
Tên gọi khác: Phù Lừ, Nhuồn, Duồn.
Nhóm địa phương: ở Việt Nam chỉ có nhóm Lự Ðen (Lừ Ðăm) ở xã Bản Hon, huyện Phong Thổ, Sìn Hồ (Lai Châu), phân biệt nhóm Lự Trắng (Lừ Khao) ở Síp Song Păn Na (Trung Quốc).
Dân số: 3. 684 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Lịch sử: Người Lự đã có mặt ở khu vực Xam Mứn (Ðiện Biên) ít nhất cũng trước thế kỷ XI - XII. Tại đây họ đã xây thành Xam Mứn (Tam Vạn) và khai khẩn nhiều ruộng đồng. Vào thế kỷ chiến tranh người Lự phải phân tán đi khắp nơi, một bộ phận nhỏ chạy lên sinh sống ở vùng núi Phong Thổ, Sìn Hồ.
Cũng như các dân tộc nói ngôn ngữ Tày - Thái, người Lự chú trọng giải quyết các nhu cầu về vải. Công việc làm ra vải cho mặc, làm chăn đệm hoàn toàn do phụ nữ đảm nhiệm.
Dân Tộc MẠ
Tên tự gọi: Mạ.
Tên gọi khác: Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ.
Nhóm địa phương: Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung.
Dân số: 25.436 người.
Lịch sử: Người Mạ là cư dân sinh tụ lâu đời ở Tây Nguyên.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Phụ nữ Mạ chuẩn bị con sợi để dệt vải.
Dân Tộc MẢNG
Tên tự gọi: Mảng.
Tên gọi khác: Mảng Ư, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O.
Nhóm địa phương: Mảng Gứng, Mảng Hệ.
Dân số: 2.247 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam - Á). Nhiều người Mảng biết tiếng Thái.
Lịch sử: Xưa nay vùng Nặm Ban (Dum Bai) thuộc xã Nặm Ban, huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu vẫn được gọi là "quê hương" của người Mảng. Nhiều truyền thuyết, truyện kể còn lưu truyền cho đến ngày nay giúp chúng ta có thể nhận ra người Mảng là một trong những dân cư bản địa ở vùng Tây Bắc.
Người Mảng có truyền thống ăn xôi nếp. Xôi nếp được đồ trên ninh, chín dỡ ra rồi cho vào cái cơ đựng cơm đan bằng tre mây. Cơi đựng cơm được đan tròn có nắp đậy và chân đế cao để cách ly giữa đáy và bề mặt đặt giỏ. Người ta sử dụng cơi đựng xôi trong các bữa ăn ở nhà hay trên nương. Khi ăn, cơi để cạnh mâm, dùng tay bốc xôi trong cơi, nắm lại thành nắm nhỏ chấm vào thức ăn.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Dân Tộc MNÔNG
Tên tự gọi: Mnông.
Nhóm địa phương: Mnông Gar, Mnông Nông, Mnông Chil, Mnông Kuênh, Mnông Rlâm, Mnông Preh, Mnông Prâng, Mnông Ðíp, Mnông Bhiêt, Mnông Sitô, Mnông Bu Ðâng, Mnông Bu Nor, Mnông Bu Ðêh...
Dân số: 67.340 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Người Mnông là cư dân sinh tụ lâu đời ở miền trung Tây Nguyên nước ta.
Cách trang trí như thế này ở mỗi đầu dải khố Mnông luôn là một trong những đặc điểm nổi bật để phân biệt với trang phục cùng loại của các dân tộc khác tại Trường Sơn - Tây Nguyên. Hãy chú ý trước hết đến các cụm tua màu rực rỡ được phân bố ở đôi đường biên, mép khố và sau đó là sự bố cục của các dải hoa văn hẹp trên cả hai chiều ngang dọc.
Dân Tộc MƯỜNG
Tên tự gọi: Mol (hoặc Mon, Moan, Mual).
Nhóm địa phương: Ao Tá (Âu Tá), Mọi Bi.
Dân số: 914.596 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ...
Tế quạt ma là một nghi lễ độc đáo trong đám ma người Mường. Khi tế quạt ma, những người là dâu trong nhà trong họ của người quá cố phải mặc bộ đồ quạt ma rất đẹp, gồm: váy đen, cạp mới, áo ngắn, áo chùng trắng, yếm đỏ, hai tay đeo vòng hạt cườm, tay phải cầm quạt cọ múa, tay trái cầm que gậy, đầu đội mũ quạt trong trí tua hạt cườm; phía trước đặt một chiếc ghế mây.
Dân Tộc NGÁI
Tên tự gọi: Sán Ngải.
Tên gọi khác: Ngái Hắc Cá, Ngái Lầu Mần, Hẹ, Sín, Ðản, Lê, Xuyến.
Dân số: 1.154 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng).
Lịch sử: Người Ngái có nhiều gốc khác nhau và thiên di tới Việt Nam làm nhiều đợt. Quá trình này diễn ra suốt thời kỳ Trung và Cận đại.
Làm những cây rơm để giữ dùng đun nấu dần là một thói quen của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng và trung du. Người Ngái giữ các cây rơm trên dàn cao để tránh mối mục và gia súc phá hoại.
Dân Tộc NÙNG
Tên tự gọi: Nồng.
Nhóm địa phương: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín...
Dân số: 705.709 người
Ngôn ngữ: Tiếng Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng Tày, tiếng Thái, và nhất là tiếng Choang ở Trung Quốc...
Lịch sử: Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang cách đây khoảng 200-300 năm.
Trong nhà người Nùng bàn thờ tổ tiên thường để ở gian bên trái. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm được trang trí những bức hoành phi và câu đối viết bằng chữ Hán trên nền giấy đỏ. Nhiều nơi còn có bức phùng Slăn đề tên dòng họ.
Dân Tộc Ơ ĐU
Tên tự gọi: Ơ Ðu hoặc I Ðu.
Tên gọi khác: Tày Hạt (người đói rách).
Dân số: 194 người.
Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Nay chỉ còn tiếng mẹ đẻ. Hầu hết người Ơ Ðu dùng các tiếng Khơ Mú, Thái làm công cụ giao tiếp hàng ngày.
Lịch sử: Xưa kia người Ơ Ðu cư trú suốt một vùng dọc theo hai con sông Nặm Mộ và Nặm Nơn. Nhưng tập trung nhất vẫn là dọc sông Nặm Nơn. Do nhiều biến cố trong lịch sử liên tiếp xảy ra ở vùng này buộc họ phải rời đi nơi khác hay sống hoà lẫn với các cư dân mới đến. Hiện người Ơ Ðu ở hai bản đông nhất là Xốp Pột và Kim Hoà, xã Kim Ða huyện Tương Dương, Nghệ An. Ở Lào họ hợp với nhóm Tày Phoọng cư trú ở tỉnh Sầm Nưa.
Chiếc áo tơi liền nón có hai quai đeo vai để che mưa, che nắng là sản phẩm độc đáo của người Ơ Ðu.
Dân Tộc PÀ THẺN
Tên tự gọi: Pà Hưng.
Tên gọi khác: Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Ðỏ, Bát tiên tộc...
Dân số: 3.680 người.
Ngôn ngữ: Thuộc ngữ hệ Hmông-Dao.
Lịch sử: Theo truyền thuyết, người Pà Thẻn ở vùng Than Lô (Trung Quốc) đến Việt Nam cách đây khoảng 200-300 năm với câu chuyện vượt biển cùng người Dao.
Vốn văn nghệ dân gia phong phú của người Pà Thẻn luôn được giữ gìn và phát triển. Âm nhạc và nhạc cụ đã được nâng cao và biểu diễn trên sân khấu.
Dân Tộc PHÙ LÁ
Tên tự gọi: Lao Va Xơ, Bồ Khô Pạ, Phù Lá.
Tên gọi khác: Xá Phó, Cần Thin.
Nhóm địa phương: Phù Lá Lão - Bồ Khô Pạ, Phù Lá Ðen, Phù Lá Hán.
Dân số: 6.500 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến (ngữ hệ Hán - Tạng), gần với Miến hơn.
Lịch sử: Nhóm Phù Lá Lão - Bồ Khô Pạ là cư dân có mặt tương đối sớm ở Tây Bắc nước ta. Các nhóm khác đến muộn hơn, khoảng 200-300 năm trở lại, quá trình hội nhập của nhóm Phù Lá Hán còn tiếp diễn cho tới những năm 40 của thế kỷ XX.
Nhóm Phù Lá Lão cho đến nay vẫn duy trì nghề trồng bông dệt vải nhằm thoả mãn nhu cầu về mặc của gia đình. Tranh thủ lúc ở nhà, người phụ nữ bật bông, họ xe sợi lúc trên đường đi nương.
Dân Tộc PU PÉO
Tên tự gọi: Kabeo.
Tên gọi khác: La Quả, Penti Lô Lô.
Dân số: 382 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm Ka Ðai (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Người Pu Péo nói giỏi tiếng Hmông, Quan hoả.
Lịch sử: Họ đã từng sinh sống lâu đời ở miền cực bắc Việt Nam. Các dân tộc láng giềng đều thừa nhận người Pu Péo là một trong những cư dân khai khẩn ruộng nương đầu tiên ở vùng cực bắc.
Cách vấn tóc thành búi ở trán và cài bằng chiếc lược gỗ là một đặc trưng văn hoá Pu Péo.
Dân Tộc RA GLAI
Nhóm địa phương: Tập trung đông nhất ở Khánh Hoà. Rai (ở Hàm Tân - Bình Thuận), Hoang, La Oang (Ðức Trọng - Lâm Ðồng)...
Dân số: 71.696 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Pôlynêxia (ngữ hệ Nam Ðảo). Do có sự tiếp xúc với các dân tộc khác quanh vùng nên ở người Ra Glai (Răk Glei) đã xuất hiện tượng song ngữ và đa ngữ. Tiếng phổ thông hiện giữ một vai trò quan trọng, là ngôn ngữ giao tiếp của người dân nơi đây với những dân tộc cận cư khác.
Lịch sử: Người Ra Glai đã sinh sống lâu đời ở vùng miền Nam Trung bộ.
Có nhiều cách chế thóc thành gạo: xay, cối giã gạo bằng chân, cối giã gạo bằng sức nước, cối giã gạo bằng chày, tay... Người Răk Glei cũng như các dân tộc Tây Nguyên phổ biến giã gạo bằng chày tay.
Dân Tộc RƠ MĂM
Dân số: 286 người.
Ngôn ngữ: tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố ngôn ngữ của dân tộc Khơ Me và gần gũi với tiếng nói của một số nhóm trong dân tộc Xơ Ðăng. Người Rơ Măm hiện sử dụng thành thạo tiếng nói của nhiều dân tộc, trong đó có tiếng phổ thông.
Lịch sử: Những người già làng cho biết họ là cư dân đã sinh sống ở khu vực này từ xa xưa. Ðầu thế kỷ XX dân số của tộc này còn khá đông, phân bố trong 12 làng, ở lẫn với người Gia Lai. Hiện họ chỉ sống tập trung trong một làng.
Cho dù những ngôi nhà kiểu cũ không còn nữa, nhưng hàng năm các cột nêu ngày lễ đâm trâu, cái nọ tiếp cái kia vẫn đang và sẽ còn mọc lên với hàng cột vượt lên trên chiều cao của mái nhà, những hàng cây. Ðó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại ở làng Le của người Rơ Măm hôm nay.
Dân Tộc SÁN CHAY
Tên tự gọi: Sán Chay
Tên gọi khác: Hờn Bán, Chùng, Trại...
Nhóm địa phương: Cao Lan và Sán Chỉ.
Dân số: 114.012 người.
Ngôn ngữ: Tiếng Cao Lan thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai) còn tiếng Sán Chỉ thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán Tạng).
Lịch sử: Người Sán Chay từ Trung Quốc di cư sang cách đây khoảng 400 năm.
Nhà sàn là ngôi nhà truyền thống của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Nhà của người Sán Chay thương quay lưng lên đồi phía trước
nhìn ra ruộng và xung quanh là vườn cây lưu niên.
Dân Tộc SÁN DÌU
Tên tự gọi: San Déo Nhín (Sơn Dao Nhân).
Tên gọi khác: Trại, Trại Ðất, Mán Quần cộc, Mán Váy xẻ...
Ngôn ngữ: Người Sán Dìu nói thổ ngữ Hán Quảng Ðông (ngữ hệ Hán - Tạng).
Dân số: 91.530 người.
Lịch sử: Người Sán Dìu di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm nay.
Bộ đồ nghề của thày cúng Sán Dìu gồm có án,
lệnh bài, sách cúng, tù và và thẻ xin âm dương..
Dân Tộc SI LA
Tên tự gọi: Cù Dề Sừ.
Tên gọi khác: Kha Pẻ.
Dân số: 594 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, gần với Miến hơn.
Lịch sử: Người Si La có nguồn gốc di cư từ Lào sang.
Thiếu nữ Si La khi chưa chồng thì vấn tóc quanh đầu và đội khăn trắng giản dị. Khi lấy chồng thì búi tóc lên đỉnh đầu và cuốn đội khăn chàm đen.
Dân Tộc TÀY
Tên gọi khác: Thổ.
Dân số: 1.190.342 người.
Nhóm địa phương: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao và Pa Dí.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Lịch sử: Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
Ðàn tính là nhạc cụ được sử dụng phổ biến ở người Tày. Bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu khô, cần đàn bằng gỗ, dây đàn bằng tơ. Ðàn có thể có 2 hoặc 3 dây. Ðàn tính thường dùng trong nghi lễ, đệm cho hát then, ngày nay còn dùng biểu diễn trên sân khấu.
Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Dân Tộc TÀ ÔI
Tên gọi khác: Tà Ôi, Pa Cô, Tà Uốt, KanTua, Pa Hy...
Nhóm địa phương: Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hy.
Dân số: 26.044 người.
Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), Ít nhiều gần gũi với tiếng Cơ Tu và Bru - Vân Kiều. Giữa các nhóm có một số khác biệt nhỏ về từ vựng.
Lịch sử: Người Tà Ôi thuộc lớp dân cư tụ lâu đời ở Trường Sơn.
Người Tà Ôi một số nơi giỏi nghề dệt vải sợi bông, hoa văn được tạo bằng sợi màu vàng và bằng cườm trắng. Loại vải có hoa văn cườm được ưa thích.
Dân Tộc THÁI
Tên tự gọi: Tay hoặc Thay
Tên gọi khác: Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mười, Tày Mường, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ.
Nhóm địa phương: Ngành Ðen (Tay Ðăm), Ngành trắng (Tay Ðón hoặc Khao).
Dân số: 1.040.549 người.
Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Lịch sử: Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm.
Cót xát rất phổ biến ở vùng người Thái, dùng để trải trên sàn trước khi xếp chiếu phục tay và các tấm đệm ngủ lên trên. Cót được đan bằng cây mạy loi, một loại cây thuộc loài tre, nứa mọc trên núi đá vôi cao.
Dân Tộc THỔ
Tên tự gọi: Thổ.
Tên gọi khác: Người Nhà làng, Mường, Con Kha, Xá Lá Vàng.
Nhóm địa phương: Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Ðan Lai, Ly Hà, Tày Poọng.
Dân số: 51.274 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Ðịa bàn cư trú hiện nay của người Thổ vốn là giao điểm của các luồng di cư xuôi ngược. Do những biến động lịch sử ở những thế kỷ trước, những nhóm người Mường từ miền Tây Thanh Hoá dịch chuyển vào phía Nam gặp gỡ người Việt từ các huyện ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương ngược lên hoà nhập với cư dân địa phương có thể là gốc Việt cổ ở đây. Những người tha hương cùng chung cảnh ngộ ấy ngày một hoà nhập vào nhau thành một cộng đồng chung dân tộc Thổ.
Phong tục rất đa dạng, nhiều khi trái ngược nhau. Ở nhiều dân tộc khác, khăn trắng là dấu hiệu nhà có tang nhưng ở người Thổ và người Mường, khăn trắng được sử dụng hàng ngày để tôn vẻ đẹp của trang phục.
Dân Tộc VIỆT
Tên gọi khác: Kinh.
Dân số: Người Kinh chiếm 86,83% dân số toàn quốc.
Ngôn ngữ: Người Kinh có tiếng nói và chữ viết riêng. Tiếng Việt nằm trong nhóm ngôn ngữ Việt Mường (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Tổ tiên người Kinh từ rất xa xưa đã định cư chắc chắn ở Bắc bộ và bắc Trung bộ. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, người Kinh luôn là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thờ cúng tổ tiên là hoạt động tinh thần quan trọng bậc nhất của dân tộc Kinh. Có nhiều cách bố trí của bàn thờ. Bàn thờ có thể kê trên giường cao, giường cầu hay bàn. Trên bàn thờ có khám (ngai, ỷ hay ảnh), mâm triện (mâm bồng), mâm dài (đài rượu, đài trầu, kê trên tam sơn) cùng ngũ sự (đỉnh, hai cây nến, hai cây đèn) hay tam sự (đỉnh, hai cây nến), bát hương. Y môn có thể bằng gỗ hay vải.
Dân Tộc XINH MUN
Tên tự gọi: Xinh Mun
Tên gọi khác: Puộc, Xá, Pnạ
Nhóm địa phương: Xinh, Mun Dạ, Xinh Mun Nghẹt.
Dân số: 10.890 người.
Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Người Xinh Mun giỏi tiếng Thái.
Lịch sử: Người Xinh Mun đã từng sinh sống lâu đời ở miền Tây Bắc Việt Nam.
Bộ nữ phục Xinh Mun tuy đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của y phục Thái, nhưng vẫn giữ cách vấn khăn riêng của mình.
Dân Tộc XƠ ĐĂNG
Tên tự gọi: Xơ Teng (Hđang, Xđang, Xđeng), Tơ Ðrá (Xđrá, Hđrá), Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng (Xlang), Tà Trĩ (Tà Trê), Châu.
Tên gọi khác: Hđang, Kmrâng, Con lan, Brila.
Nhóm địa phương: Xơ Teng, Tơ Ðrá, Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ, Châu.
Dân số: 96.766 người.
Ngôn ngữ: Tiếng Xơ Ðăng thuộc ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á), gần với tiếng Hrê, Ba Na, Gié Triêng. Giữa các nhóm có một số từ vựng khác nhau. Chữ viết dùng hệ chữ cái La-tinh, mới hình thành cách đây mấy chục năm.
Lịch sử: Người Xơ Ðăng thuộc số cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi của Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Ngôi nhà công cộng (nhà rông) nổi bậ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nông Duy Khánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)