5 thực phẩm tránh khi mang thai
Chia sẻ bởi Thy Thy |
Ngày 05/10/2018 |
128
Chia sẻ tài liệu: 5 thực phẩm tránh khi mang thai thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
Cùng kiểm tra xem bạn đã hiểu biết hết về những loại thức ăn, thức uống cần tránh khi mang thai để bảo vệ sức khỏe của bé và của chính bạn trong hơn 9 tháng thai kỳ không nhé.
5 loại thức ăn và thức uống cần tránh khi mang thai Cà phê và các loại thức ăn, thức uống chứa caffein: Caffein đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân.
Thức ăn mặn: Mang thai là giai đoạn có nhiều thay đổi đối với các khớp xương của chị em phụ nữ. Một số khớp xương mới hình thành nhanh chóng so với trước khi mang thai.
Quá trình này sẽ giải phóng ra các kim loại nặng đã được tính lũy trong hệ xương nhiều năm qua, trong đó có chì.
Trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, hàm lượng chì trong máu sẽ tăng cao. Khi bạn tiêu thụ nhiều muối natri, thận sẽ tìm cách bài tiết bớt lượng natri này, đồng nghĩa với một lượng canxi trong cơ thể sẽ được đào thải theo natri. Đây là tình trạng hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai.
Bạn không cần phải kiêng khem muối nhưng nên tránh những món ăn quá mặn, vừa để bảo tồn lượng canxi có trong hệ xương vừa bảo vệ con yêu khỏi sự xâm hại của chì. Chất chì, dù ở hàm lượng rất nhỏ trong hệ tuần hoàn của người mẹ cũng có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Thức ăn chứa nhiều muối cũng cần tránh khi mang thai, mẹ nhé
Kiêng các thức ăn có thể chứa nấm hoặc vi khuẩn: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Do đó, tốt nhất là nên tránh tất cả các loại thức ăn có thể không an toàn cho mẹ và thai nhi.
Tránh xa thức ăn có hàm lượng cao acrylamide, BPA và các chất độc hại khác: Các chất này đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra có cân nặng và chiều cao kém hơn, chu vi vòng đầu nhỏ hơn cũng như có thể dẫn tới các vấn đề về hành vi ở trẻ trong những năm sau này. Acrylamide có thể xuất hiện trong các thực phẩm được chiên, nướng lâu ở nhiệt độ cao, ví dụ như khoai tây chiên giòn. Do đó, chị em nên hạn chế ăn nhiều các món này. Khi chế biến thức ăn cũng không nên chiên, nướng quá lâu.
Các loại viên uống bổ sung cho thai phụ khác với qui định của bác sĩ, đặc biệt là những loại chứa hàm lượng cao: Không phải cứ ăn nhiều, uống nhiều chất dinh dưỡng là tốt. Quá nhiều một thành phần nào đó cũng có thể gây hại cho bé.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không phù hợp có thể gây ra những hậu quả nào cho đứa bé?
Dị tật bẩm sinh
Trẻ sinh nhẹ cân
Chậm phát triển
Rối loạn phát triển nhận thức
Các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim,…
5 loại thức ăn và thức uống cần tránh khi mang thai Cà phê và các loại thức ăn, thức uống chứa caffein: Caffein đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân.
Thức ăn mặn: Mang thai là giai đoạn có nhiều thay đổi đối với các khớp xương của chị em phụ nữ. Một số khớp xương mới hình thành nhanh chóng so với trước khi mang thai.
Quá trình này sẽ giải phóng ra các kim loại nặng đã được tính lũy trong hệ xương nhiều năm qua, trong đó có chì.
Trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, hàm lượng chì trong máu sẽ tăng cao. Khi bạn tiêu thụ nhiều muối natri, thận sẽ tìm cách bài tiết bớt lượng natri này, đồng nghĩa với một lượng canxi trong cơ thể sẽ được đào thải theo natri. Đây là tình trạng hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai.
Bạn không cần phải kiêng khem muối nhưng nên tránh những món ăn quá mặn, vừa để bảo tồn lượng canxi có trong hệ xương vừa bảo vệ con yêu khỏi sự xâm hại của chì. Chất chì, dù ở hàm lượng rất nhỏ trong hệ tuần hoàn của người mẹ cũng có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Thức ăn chứa nhiều muối cũng cần tránh khi mang thai, mẹ nhé
Kiêng các thức ăn có thể chứa nấm hoặc vi khuẩn: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Do đó, tốt nhất là nên tránh tất cả các loại thức ăn có thể không an toàn cho mẹ và thai nhi.
Tránh xa thức ăn có hàm lượng cao acrylamide, BPA và các chất độc hại khác: Các chất này đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra có cân nặng và chiều cao kém hơn, chu vi vòng đầu nhỏ hơn cũng như có thể dẫn tới các vấn đề về hành vi ở trẻ trong những năm sau này. Acrylamide có thể xuất hiện trong các thực phẩm được chiên, nướng lâu ở nhiệt độ cao, ví dụ như khoai tây chiên giòn. Do đó, chị em nên hạn chế ăn nhiều các món này. Khi chế biến thức ăn cũng không nên chiên, nướng quá lâu.
Các loại viên uống bổ sung cho thai phụ khác với qui định của bác sĩ, đặc biệt là những loại chứa hàm lượng cao: Không phải cứ ăn nhiều, uống nhiều chất dinh dưỡng là tốt. Quá nhiều một thành phần nào đó cũng có thể gây hại cho bé.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không phù hợp có thể gây ra những hậu quả nào cho đứa bé?
Dị tật bẩm sinh
Trẻ sinh nhẹ cân
Chậm phát triển
Rối loạn phát triển nhận thức
Các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim,…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thy Thy
Dung lượng: 55.5 KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)