5 phần mềm bảo mật miễn phí tốt nhất

Chia sẻ bởi Đỗ Trường Thy | Ngày 06/11/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: 5 phần mềm bảo mật miễn phí tốt nhất thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

5 phần mềm bảo mật miễn phí tốt nhất 2011
TTO - Miễn phí không hẳn là không tốt, 5 đại diện phần mềm bảo mật sau vừa miễn phí sử dụng vừa có khả năng lùng và diệt virus rất tốt, không thua kém gì các phần mềm bảo mật thương mại.
>> Những phiên bản cao cấp của các phần mềm bảo mật có thể bảo vệ máy tính của doanh nghiệp trong những hoạt động trực tuyến như mua bán và giao dịch qua internet,…ngăn chặn những website chứa mã độc hoặc lừa đảo. Thế nhưng đối với những người dùng bình thường, chỉ đơn thuần lướt web, trao đổi thông tin với bạn bè, giải trí thì những phần mềm bảo mật miễn phí cũng đã đủ an toàn cho máy tính của bạn.
Xếp hạng quán quân: Avast Free Antivirus


Ưu điểm: Quét nhanh và mạnh, giao diện tốt, phù hợp với cả những hệ thống có cấu hình thấp
Nhược: tính năng sandbox gây khó chịu khi liên tục đề nghị chạy cách ly cả những ứng dụng đáng tin cậy. 
Ra đời từ năm 1988 nhưng đến những năm gần đây, Avast mới có những cải tiến vượt bậc và lọt vào top những phần mềm chống virus tốt nhất hiện nay. Phiên bản mới nhất là Avast Free 6 có bổ sung thêm hai tính năng rất hữu dụng là Auto sandbox (“túi cát” để chạy những phần mềm nguy hiểm trong môi trường riêng) và Web REP (đánh giá website an toàn hoặc nguy hiểm dựa trên kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng dùng Avast).
Tuy là một phần mềm miễn phí nhưng Avast có đến 8 lớp bảo vệ đảm bảo an toàn cho các tập tin hệ thống, email, trình duyệt web, chương trình chat, hoạt động chia sẻ ngang hàng (P2P),…Trên thử nghiệm, tốc độ quét của phần mềm này cũng rất ấn tượng. Avast quét đĩa hệ thống khoảng 14GB mất khoảng 6 phút và quét toàn bộ các phân vùng hơn 300 GB mất 38 phút. Giao diện của phần mềm này khá đơn giản và dễ sử dụng, có hỗ trợ tiếng Việt.
Á quân: "cựu vương" Avira Antivir Personal Free Antivirus


Ưu điểm: Tốt về khả năng khắc chế malware (phần mềm độc hại), tốc độ quét nhanh.
Nhược điểm: Giao diện thiết kế chưa tốt, ít thân thiện và đôi khi gây bất tiện cho người dùng.
Là một “hiện tượng” của làng Antivirus trong năm 2008, nhưng từ đó đến nay các phiên bản Avira nói chung đã có dấu hiệu chững lại so với các đối thủ vì ít có những tính năng đột phá. Tuy bị Avast vượt mặt trên bảng xếp hạng những phần mềm bảo mật miễn phí tốt nhất năm nay nhưng Avira vẫn là một giải pháp cực tốt cho người dùng cá nhân hoặc hộ gia đình với khả năng dò tìm và diệt gọn nhiều loại mã độc.
"Cây nhà lá vườn" Microsoft Security Essentials


Ưu điểm: Giao diện thân thiện dễ sử dụng.
Nhược điểm: Khả năng phát hiện và bảo vệ chỉ ở mức khá, tốc độ quét chưa cao.
* "Pháo đài số" Microsoft Security Essentials 2 xuất xưởng * Xuất hiện trình giả mạo Microsoft Security Essentials
Người dùng Window có thể sẽ “kết” bộ công cụ bảo mật Microsoft Security Essentials (MSE) bởi nó đơn giản và dễ sử dụng. Phần mềm này không quá mạnh như Avast hay Avira nhưng cũng không phải xoàng. Trong các cuộc thử nghiệm, MSE phát hiện được 92,7% số mẫu virus. MSE được khuyến khích sử dụng chung với các phần mềm bảo mật của hãng Panda Labs, Symantec, Kaspersky, Sunbelt, Norman,…kết hợp với tường lửa sẵn có của Window để tạo thành một lá chắn thép nhiều lớp. MSE cũng rất nhẹ nhàng nên có thể hoạt động “mượt mà” mà không chiếm dụng nhiều tài nguyên hệ thống.
Bộ bảo mật đám mây Panda Cloud Antivirus


Ưu điểm: Mạnh về khả năng triệt hạ các phần mềm độc hại. Dễ sử dụng.
Nhược điểm: Tốc độ quét chậm.
* Panda Cloud Antivirus lọc web * ClamAV: bảo mật miễn phí từ "đám mây"
Với công nghệ Collective Intelligence tiên tiến, Panda Cloud Antivirus (PCA) có thể thu thập thông tin tức thời về các chủng virus mới xuất hiện trên toàn thế giới. Luợng dữ liệu về virus lưu trữ trên mây điện toán phong phú nên PCA có khả năng phát hiện rất tốt. Bên cạnh đó, các phiên bản gần đây của phần mềm này cũng đã hỗ trợ cập nhật tự động (tính năng bị khuyết trên các bản miễn phí trước kia và chỉ có trên bản thương mại).
Nếu bạn là người dùng internet theo gói cước trọn gói, Panda Cloud Antivirus sẽ là một giải pháp đáng tin cậy. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ internet tính phí theo lưu lượng sử dụng, việc dùng phần mềm này nói chung và các trình antivirus đám mây khác là điều khá “xa xỉ”.
Tân binh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Trường Thy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)