5 đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hòa | Ngày 26/04/2019 | 103

Chia sẻ tài liệu: 5 đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Tiêu đề: Năm đặc trưng của Chủ nghĩa đế quốc

cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cso sự cải biến: Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của chủ nghĩa tư bản ra đời. Sự ra đời của nó là nguyên nhân kinh tế của sự xuất hiện chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc. Những thứ lý thuyết đủ loại đó, ngay từ đầu, đã ra sức bào chữa, tô vẽ cho chủ nghĩa đế quốc, lớn tiếng ủng hộ những chính sách phản động của nó. Những nọc độc của nó không phải không ảnh hưởng đến phong trào cách mạng có thể làm lạc hướng đấu tranh của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức bóc lột chống chủ nghĩa đế quốc. Thực tế lịch sử đó đòi hỏi phải có sự phân tích hết sức khoa học về chủ nghĩa đế quốc để từ đó đề ra chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn. Là nhà hoạt động thực tiển kiệt xuất và là nhà lý luận thiên tài, V.I.Lênin đã dầy công nghiên cứu, sáng tạo nên học thuyết về chủ nghĩa đế quốc, về cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc, đáp ứng yêu cầu nóng bỏng của thời đại. Theo Lênin, Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản. Giai đoạn này bao gồm 5 đặc điểm kinh tế cơ bản: 1. Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc qyền 2. Tu bản tài chính và đầu cơ tài chính 3. Xuất khẩu tư bản 4. Sự phân chia Thế giới về kinh tế 5. Sự phân chia Thế giới về lãnh thổ. Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Trong tình hình mới, chủ nghĩa tư bản không chỉ thể hiện ở dạng chủ nghĩa đế quốc mà còn thể hiện ở dạng chủ nghĩa tư bản hiện đại. 1. Sự tích tụ sản xuất và các tổ chức độc quyền Lênin chỉ ra quy luật chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, túc chủ nghĩa đế quốc. Đó là sự tích tụ sản xuất đã đạt mức nhất định vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tích tụ sản xuất có nghĩa là: tập trung sản xuất vào những xí nghiệp lớn, nhưng không phải chỉ là kết quả của tập trung tư bản mà là kết quả của cả hai quá trình, tích tụ và tập trung tư bản. Các xí nghiệp cá biệt đã qua quá trình tích tụ tư bản, nay lại diễn ra quá trình tập trung thành những xí nghiệp khổng lồ, và dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong nền kinh tê tư bản chủ nghĩa cuối thế kỉ XIX: đó là sự hình thành các tổ chức độc quyền. Nguyên nhân cụ thể: Đầu thế kỉ XX trong các nước tư bản sự cạnh tranh diễn ra hết sức gây gắt dẫn đến: ( Một số nhà tư bản có ưu thế về vốn và kỹ thuật chiến thắng và thôn tính các xí nghiệp nhỏ. ( Xuất hiện xu thế thành lập các công ty cổ phần. Các công ty này xuất hiện từ thế kỉ XVII nhưng đến thế kỉ XIX mới trở thành phổ biến. Do những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. ( Đầu thế kỉ XX do khoa học kỹ thuật phát triển nên đòi hỏi vốn lớn để ứng dụng được và sản xuất ( Trong khủng hoảng kinh tế chỉ những xí nghiệp lớn mới có đủ khả năng để tồn tại ( Sự phát triển hệ thống tín dụng tạo điều kiện cho tập trung sản xuất. Sự tập trung sản xuất phat triển đến một mức độ nhất định sẽ làm hình thành các tổ chức độc quyền – liên minh giữa các nhà tư bản để nắm phần lớn việc sản xuất, quy định giá cả và tiêu thụ một số loại hàng hóa nhằm thu lại lợi nhuận cao. Cho nên, nghiên cứu quá trình tích tụ sản xuất, Lênin rút ra kết luận quan trọng là tích tụ sản xuất tất yếu “dẫn thẳng đến độc quyền”, vì vài chục xí nghiệp khổng lồ có thể dễ dàng thỏa thuận với nhau; mặt khác chính quy mô to lớn của các xí nghiệp làm cho cạnh tranh ngày càng khó khăn và làm nảy sinh ra khuynh hướng đi đến độc quyền. Độc quyền về kinh tế là sự tập trung lực lượng kinh tế vào tay một số ít người, làm cho những người này có quyền lực vô hạn đối với quá trình tái sản xuất xã hội. Bọn độc quyền nắm hầu hết nguồn nguyên liệu, phần lớn năng lực sản xuất, do đó, chiếm đại bộ phận khối lượng sản xuất của một ngành kinh tế, có thể chi phối được thị trường, buộc kẽ cạnh tranh và người tiêu thụ phải mua bán theo giá cả do chúng quy định, vì vậy chiếm được lợi nhuận cao hơn lợi nhuận bình quân. Theo Ăngghen,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)