31-32 Bài tập kiểu xâu

Chia sẻ bởi Vũ Thị Thanh Thúy | Ngày 25/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: 31-32 Bài tập kiểu xâu thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 21/11/2011
Tiết 31 + 32: BÀI TẬP VỀ KIỂU XÂU
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Củng cố kiến thức bài kiểu xâu
Kỹ năng:
Học sinh biết vận dụng kiến thức vào từng bài tập cụ thể
Thái độ:
Tích cực, chủ động trong giờ bài tập
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.
Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, đọc trước bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tình hình lớp: (3’)
Kiểm tra bài cũ: (7’)
Câu hỏi: Hãy nêu khái niệm kiểu xâu, cách khai báo và các thao tác xử lý xâu
Trả lời:
- Khái niệm: Xâu là dãy các kí tự trong bảng mã ASCII. Số lượng kí tự trong một xâu được gọi là độ dài của xâu. Xâu có độ dài 0 gọi là xâu rỗng.
- Khai báo: VAR : STRING[Độ dài lớn nhất của xâu];
- Các thao tác xử lý xâu:
+ Phép ghép xâu: Kí hiệu +
+ Phép so sanh: <, >, =, <=, >=, <>
+ Hàm Length(S) cho giá trị là độ dài xâu S.
+ Thủ tục chuẩn Delete(St, vt, n) thực hiện việc xoá n kí tự của xâu St bắt đầu từ vị trí vt.
+ Thủ tục Insert(S1, S2, vt) chèn xâu S1 vào S2, bắt đầu ở vị trí vt.
+ Hàm Copy(S, vt, N) tạo xâu gồm N kí tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu S.
+ Hàm Pos(S1,S2) cho vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu S1 trong xâu S2.
+ Hàm UpCase(ch) cho chữ cái viết hoa ứng với chữ cái trong ch.
Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng

15’
* Hoạt động 1: Nhắc lại một số kiến thức đã học ở bài kiểu xâu

GV: Nhắc lại kiến thức dựa vào phần kiểm tra bài cũ




HS: Chú ý nghe giảng

















I/ Tóm tắt lý thuyết:
- Khái niệm: Xâu là dãy các kí tự trong bảng mã ASCII. Số lượng kí tự trong một xâu được gọi là độ dài của xâu. Xâu có độ dài 0 gọi là xâu rỗng.
- Khai báo: VAR : STRING[Độ dài lớn nhất của xâu];
- Các thao tác xử lý xâu:
+ Phép ghép xâu: Kí hiệu +
+ Phép so sanh: <, >, =, <=, >=, <>
+ Hàm Length(S) cho giá trị là độ dài xâu S.
+ Thủ tục chuẩn Delete(St, vt, n) thực hiện việc xoá n kí tự của xâu St bắt đầu từ vị trí vt.
+ Thủ tục Insert(S1, S2, vt) chèn xâu S1 vào S2, bắt đầu ở vị trí vt.
+ Hàm Copy(S, vt, N) tạo xâu gồm N kí tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu S.
+ Hàm Pos(S1,S2) cho vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu S1 trong xâu S2.
+ Hàm UpCase(ch) cho chữ cái viết hoa ứng với chữ cái trong ch.

50’
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải các bài tập:
Bài 1:
GV: Gợi ý:
- Dùng hàm pos(s1,s2) để tìm vị trí cụm kí tự ‘anh’
- Dùng thủ tục Delete(St,vt,n) để xóa cụm kí tự ‘anh’ tại vị trí vừa tìm được
- Cũng tại vị trí đó dùng thủ tục Insert(s1,s2,vt) để chèn cụm kí tự ‘em ’
GV: Gọi hoch sinh lên bảng làm bài tập
GV: Nhận xét, sửa chữa, bổ sung bài làm của học sinh. Cho hinh sinh ghi bài vào vở
Bài 2:
GV: Hãy chỉ ra Input và Output của bài toán



GV: Gợi ý:
C1:
- Dùng hàm Length(s) để xác định số kí tự thực của xâu S
- Sau đó kiểm tra lần lượt từng kí tự trong sâu S xem có kí tự nào là ‘a’ không
GV: Gọi hs lên bảng làm bài tập
GV: Sửa bài tập của học sinh và cho học sinh ghi bài vào vở




HS: Theo dõi








HS: Lên bảng giải bài tập

HS: Ghi bài vào vở

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Thanh Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)