27 bức thư của Nixon gửi Nguyễn Văn Thiệu
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Kha |
Ngày 03/05/2019 |
339
Chia sẻ tài liệu: 27 bức thư của Nixon gửi Nguyễn Văn Thiệu thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
Hai mươi bảy bức thư của Nixon gửi Nguyễn Văn Thiệu
Lưu Văn Lợi
Nhân dịp kỷ niệm 30 mươi năm giải phóng miền Nam chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt 27 bøc thư của Tổng thống Nixon gửi cho Nguyễn Văn Thiệu để làm sáng tỏ sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam đồng thời cho thấy sự ngoan cố của Nguyễn Văn Thiệu.
Qua 27 thư này người ta thấy quan hệ của Nguyễn Văn Thiệu với Tổng thống Nixon khăng khít, sâu sắc hơn quan hệ của bất kỳ tổng thống nào của miền Nam với các tổng thống Mỹ. Đương nhiên quan hệ giữa Mỹ, người đã dựng lên, nuôi dưỡng và bảo vệ Việt Nam Cộng hoà bằng tiền của và xương máu của người Mỹ, với các thủ lĩnh của Việt Nam Cộng hoà về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao là chặt chẽ và thường xuyên. Dùng một danh từ của nhà sử học Pháp, Philippe Devillers, đó là quan hệ của một "vệ tinh" với chính quốc trong thời đại thực dân mới. Nhưng cần phải nói Nguyễn Văn Thiệu đã biết dọn đường để đi tới sự khăng khít đó.
Nguyễn Văn Thiệu lên làm "quốc trưởng" miền Nam từ ngày 24/6/1965 trước khi Nixon vào Nhà Trắng. Khi đó Thiệu đang phục vụ Tổng thống Johnson. Sau khi bị cú Tết Mậu thân năm 1968 Johnson phải từ bỏ mộng làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ và Phó Tổng thống Humphrey ra tranh cử tổng thống với Nixon cho nhiệm kỳ 1968-1972.
Năm 1968 là năm có nhiều biến cố liên quan đến Johnson. Tết Mậu thân đã giáng một đòn chí tử vào sự nghiệp của Johnson. Kế hoạch ra ứng cử một nhiệm kỳ nữa với danh nghĩa "ứng cử viên hoà bình" bị phá sản hoàn toàn khiến ông ta phải tuyên bố không ra ứng cử nữa; kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam, cuộc chiến tranh bằng không quân nhằm tàn phá miền Bắc Việt Nam cũng thất bại buộc ông ta phải chấm dứt ném bom miền Bắc, chấp nhận ngồi đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong tình hình đó thế tranh cử của Humphrey là mạnh do việc chấm dứt ném bom miền Bắc. Johnson muốn cùng Nguyễn Văn Thiệu ra một tuyên bố chung về chấm dứt ném bom miền Bắc để tỏ sự nhất trí giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hoà. Thông qua bà Anna Chennault, người Mỹ gốc Hoa, vợ của tướng Chennault, nguyên tư lệnh không quân Mỹ ở Trung Quốc trong thời gian Nhật Bản đánh Trung Quốc, Nixon bí mật lôi kéo Nguyễn Văn Thiệu trì hoãn việc ra tuyên bố chấm dứt ném bom, nếu được nhất định sẽ gạt được Humphrey. Chấp nhận đề nghị của Nixon, Nguyễn Văn Thiệu nêu hết lý do này đến lý do khác, trì hoãn việc tiếp đại sứ Bunker. Johnson cũng biết có sự liên lạc giữa Nixon và Thiệu như sau này ông ta viết trong hồi ký, nhưng vẫn hy vọng có thể thuyết phục được Thiệu. Cuối cùng ông ta quyết định “đi một mình" và ngày 31/10 tuyên bố là sẽ chấm dứt ném bom miền Bắc ngày 1/11/1969. Đến 19 giờ ngày hôm đó Thiệu còn đề nghị “xem lại” bản dự thảo tuyên bố chung.
Ông Xuân Thuỷ và ông Harriman đã đạt thoả thuận Mỹ sẽ chấm dứt ném bom từ phiên họp ngày 26/10/1968 nhưng do sự phá bĩnh của Thiệu nên mãi đến ngày 1/11/ 1968 Johnson mới chấm dứt ném bom. Còn quá ít ngày, Humphrey không lợi dụng được việc chấm dứt ném bom. Ngày 6/11 Nixon, ứng cử viên đảng Cộng hoà trúng cử tổng thống với 43,3% số phiếu, còn Humphrey, ứng cử viên đảng Dân chủ, thua sát nút với 42,7% số phiếu, kém Nixon 0,7% số phiếu. Kết quả là Johnson được một bài học về "đồng minh” của mình, Nixon được vào Nhà Trắng, còn Nguyễn Văn Thiệu đã dọn được con đường “hợp tác” với quan thầy mới.
Quan hệ Nixon-Thiệu phải tính từ lúc này, không phải chỉ trong công việc mà còn trong thân tình. Trong thư có lần Nixon hỏi thăm “phu nhân Tổng thống”, có lần mời “Tổng thống và Phu nhân" đến thăm tư thất tại San Clemente (Califonia).
Bức thư trước khi Nixon thăm Bắc Kinh
Bức thư thứ nhất đề ngày 31/12/1971. Bức thư cuối cùng đề ngày 13/6/1973. Toàn bộ các bức thư đều nói về chủ trương của Nixon về những vấn đề lớn liên quan tới quan hệ Mỹ - Việt, hoặc là trao đổi với Thiệu về các cuộc đàm phán ở Paris. Những thư đáng kể là những thư sau đây:
Bức thư ngày 31/12/1971 thông báo cho Thiệu biết Mỹ cải thiện quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Nixon đang chuẩn bị đi thăm Trung Quốc. Đối với thế giới, bản thân nước Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam, và tất
Lưu Văn Lợi
Nhân dịp kỷ niệm 30 mươi năm giải phóng miền Nam chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt 27 bøc thư của Tổng thống Nixon gửi cho Nguyễn Văn Thiệu để làm sáng tỏ sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam đồng thời cho thấy sự ngoan cố của Nguyễn Văn Thiệu.
Qua 27 thư này người ta thấy quan hệ của Nguyễn Văn Thiệu với Tổng thống Nixon khăng khít, sâu sắc hơn quan hệ của bất kỳ tổng thống nào của miền Nam với các tổng thống Mỹ. Đương nhiên quan hệ giữa Mỹ, người đã dựng lên, nuôi dưỡng và bảo vệ Việt Nam Cộng hoà bằng tiền của và xương máu của người Mỹ, với các thủ lĩnh của Việt Nam Cộng hoà về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao là chặt chẽ và thường xuyên. Dùng một danh từ của nhà sử học Pháp, Philippe Devillers, đó là quan hệ của một "vệ tinh" với chính quốc trong thời đại thực dân mới. Nhưng cần phải nói Nguyễn Văn Thiệu đã biết dọn đường để đi tới sự khăng khít đó.
Nguyễn Văn Thiệu lên làm "quốc trưởng" miền Nam từ ngày 24/6/1965 trước khi Nixon vào Nhà Trắng. Khi đó Thiệu đang phục vụ Tổng thống Johnson. Sau khi bị cú Tết Mậu thân năm 1968 Johnson phải từ bỏ mộng làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ và Phó Tổng thống Humphrey ra tranh cử tổng thống với Nixon cho nhiệm kỳ 1968-1972.
Năm 1968 là năm có nhiều biến cố liên quan đến Johnson. Tết Mậu thân đã giáng một đòn chí tử vào sự nghiệp của Johnson. Kế hoạch ra ứng cử một nhiệm kỳ nữa với danh nghĩa "ứng cử viên hoà bình" bị phá sản hoàn toàn khiến ông ta phải tuyên bố không ra ứng cử nữa; kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam, cuộc chiến tranh bằng không quân nhằm tàn phá miền Bắc Việt Nam cũng thất bại buộc ông ta phải chấm dứt ném bom miền Bắc, chấp nhận ngồi đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong tình hình đó thế tranh cử của Humphrey là mạnh do việc chấm dứt ném bom miền Bắc. Johnson muốn cùng Nguyễn Văn Thiệu ra một tuyên bố chung về chấm dứt ném bom miền Bắc để tỏ sự nhất trí giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hoà. Thông qua bà Anna Chennault, người Mỹ gốc Hoa, vợ của tướng Chennault, nguyên tư lệnh không quân Mỹ ở Trung Quốc trong thời gian Nhật Bản đánh Trung Quốc, Nixon bí mật lôi kéo Nguyễn Văn Thiệu trì hoãn việc ra tuyên bố chấm dứt ném bom, nếu được nhất định sẽ gạt được Humphrey. Chấp nhận đề nghị của Nixon, Nguyễn Văn Thiệu nêu hết lý do này đến lý do khác, trì hoãn việc tiếp đại sứ Bunker. Johnson cũng biết có sự liên lạc giữa Nixon và Thiệu như sau này ông ta viết trong hồi ký, nhưng vẫn hy vọng có thể thuyết phục được Thiệu. Cuối cùng ông ta quyết định “đi một mình" và ngày 31/10 tuyên bố là sẽ chấm dứt ném bom miền Bắc ngày 1/11/1969. Đến 19 giờ ngày hôm đó Thiệu còn đề nghị “xem lại” bản dự thảo tuyên bố chung.
Ông Xuân Thuỷ và ông Harriman đã đạt thoả thuận Mỹ sẽ chấm dứt ném bom từ phiên họp ngày 26/10/1968 nhưng do sự phá bĩnh của Thiệu nên mãi đến ngày 1/11/ 1968 Johnson mới chấm dứt ném bom. Còn quá ít ngày, Humphrey không lợi dụng được việc chấm dứt ném bom. Ngày 6/11 Nixon, ứng cử viên đảng Cộng hoà trúng cử tổng thống với 43,3% số phiếu, còn Humphrey, ứng cử viên đảng Dân chủ, thua sát nút với 42,7% số phiếu, kém Nixon 0,7% số phiếu. Kết quả là Johnson được một bài học về "đồng minh” của mình, Nixon được vào Nhà Trắng, còn Nguyễn Văn Thiệu đã dọn được con đường “hợp tác” với quan thầy mới.
Quan hệ Nixon-Thiệu phải tính từ lúc này, không phải chỉ trong công việc mà còn trong thân tình. Trong thư có lần Nixon hỏi thăm “phu nhân Tổng thống”, có lần mời “Tổng thống và Phu nhân" đến thăm tư thất tại San Clemente (Califonia).
Bức thư trước khi Nixon thăm Bắc Kinh
Bức thư thứ nhất đề ngày 31/12/1971. Bức thư cuối cùng đề ngày 13/6/1973. Toàn bộ các bức thư đều nói về chủ trương của Nixon về những vấn đề lớn liên quan tới quan hệ Mỹ - Việt, hoặc là trao đổi với Thiệu về các cuộc đàm phán ở Paris. Những thư đáng kể là những thư sau đây:
Bức thư ngày 31/12/1971 thông báo cho Thiệu biết Mỹ cải thiện quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Nixon đang chuẩn bị đi thăm Trung Quốc. Đối với thế giới, bản thân nước Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam, và tất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Kha
Dung lượng: |
Lượt tài: 21
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)