25 sáng kiến kinh nghiệm MN
Chia sẻ bởi Huỳnh Thiên Lương |
Ngày 05/10/2018 |
85
Chia sẻ tài liệu: 25 sáng kiến kinh nghiệm MN thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
MỤC LỤC
I. Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ 1
II. Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở. 3
III. Chuẩn bị cho trẻ vào Trường phổ thông 5
IV. Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5 tuổi 7
V. Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học 12
VI. Làm thế nào để góc Âm nhạc lôi cuốn và hấp dẫn trẻ? 14
VII. Yêu cầu chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 15
VIII. Một số thí nghiệm khoa học phục vụ môn MTXQ 19
IX. Xây dựng những cuốn sách biết nói cho góc thư viện 29
X. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao 31
XI. Quan sát và ghi chép hoạt động làm quen với Toán của trẻ Mẫu giáo. 35
XII. Giúp trẻ 5 – 6 tuổi cảm thụ truyện kể thông qua hệ thống câu hỏi. 36
XIII. Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ Mầm Non. 38
XIV. Giúp trẻ phát triển toàn diện qua bộ môn Âm nhạc. 40
XV. Một số biện pháp gợi ý tưởng cho trẻ trong hoạt động phòng thể dục 43
XVI. Một số kinh nghiệm trong việc phối hợp tạo kinh phí tổ chức tham quan cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên. 44
XVII. Những trò chơi đơn giản với trẻ mầm non 45
XVIII. Một số biện pháp bước đầu cho trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với chữ viết. 47
XIX. Một số kinh nghiệm giúp cháu sớm thích nghi với trường, lớp mầm non. 49
XX. Giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua giáo dục Âm nhạc. 51
XXI. Làm thế nào giúp trẻ 1 – 2 tuổi phát triển ngôn ngữ được tốt? 53
XXII. Sáng tạo một số đồ chơi cho trẻ từ các loại ống nhựa, ống nước 54
XXIII. Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - chữ viết thông qua phòng thư viện đồ chơi – góc sách Ở TRƯỜNG MẦM NON 2 THÀNH PHỐ HUẾ 55
XXIV. Góc xây dựng trong hoạt động vui chơi 57
XXV. Biện pháp tạo hừng thú cho trẻ khám phá khoa học 59
I. Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ
Phòng Mầm Non TP.HCM
1. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên:
Mở các lớp về bồi dưỡng và kỹ năng tuyên truyền cho các đối tượng như ban giáo hiệu, giáo viên, nhân viên nấu ăn nhằm huấn luyện đội ngũ thành những tuyên truyền viên tốt có được phong cách trình bày, ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu truyền đạt thông tin đến đối tượng; biết lắng nghe tóm tắt nhanh những câu hỏi, các ý kiến thắc mắc để trả lời, giải thích tư vấn cho phụ huynh; biết sử dụng một số phương tiện nghe, nhìn, các đò dùng học cụ hỗ trợ cho các bước tiếp xúc với cha mẹ trẻ thêm phong nhú, ấn tượng.
2. Củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ:
Mở nhiều lớp về dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, cách chăm sóc trẻ… cho đội ngũ tuyên truyền viên; cung cấp tài liệu cho học viên giúp người học nắm chắc củng cố kiến thức và nâng thêm trình độ chuyên môn; cập nhất các kiến thức mới, các vấn đề thời sự đang diễn ra trong cuộc sống, xã hội. Nhờ luyện tập đội ngũ tuyên truyền viên có được sự tự tin của bản thân; tạo được uy tín, niềm tin đối với các bậc cha mẹ; đã thống nhất được với phụ huynh cách nuôi dạy con với từng gia đình, từng trường lớp.
3. Lập kế họach tuyên truyền hàng tháng cho cả năm học.
Các chủ điểm, đề tài tuyên truyền được xây dựng, sắp xếp vào mỗi tháng xoay quanh các yêu cầu như:
Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh. Các họat động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khỏe của nhà trường.
Nội dung được chọn đề tuyên truyền cần căn cứ vào các yếu tố liên quan như:
Tình hình sức khỏe của học sinh có những vấn đề nào phải can thiệp.
Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường cần được nhắc nhở đề phòng bệnh, xử lý kịp thời.
Tình hình hiểu biết về nuôi con của cha mẹ.
Thời điểm chọn nội dung tuyên truyền được gắn kết cùng thời điểm với các nội dung truyền thông của thế giới, trong nước của thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ví dụ: Tháng 3 hàng năm ủy ban nhân dân thành phố tuyên truyền tháng hành động về chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm thì tại các trường MN cũng có bandroll tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động này đồng thời trên các bảng tuyên truyền của nhóm, lớp phổ biến các tin như: lực chon thực phẩm an tòan; cách chế biến hợp vệ sinh, cách ăn uống hợp vệ sinh; dạy trẻ rửa tay trước khi ăn; Cách bảo quản thức ăn; Giới thiệu họat động hội thi tay nghề cấp dưỡng đang diễn ra trong trường…
4. Học tập trao đổi khinh nghiệm:
Mở các hội nghị học tập rút kinh nghiệm tại cơ sở từ cấp thành phố đến quận, huyện để cùng nhau bàn bạc, thảo luận. Nhiều cách làm thuận lợi, tranh thụ được sự giúp đỡ hợp tác từ nhiều phía giúp các trường làm tốt công tác tuyên truyền đã được giới thiệu trong các hội nghị như:
- Tổ chức sinh họat câu lạc bộ tuyên truyền viên trong quận, huyện. Các tuyên truyền viên ngòai việc trao đổi kinh nghiệm, cách giải quyết các tình huống khi tiếp xúc với phụ huynh còn được cung cấp các thông tin tài liệu từ ngành. Cùng với các tư liệu tự sưu tầm, đội ngũ tuyên truyền viên đã biên soạn nhiều bài viết có nội dung phong phú phục vụ cho các vấn đề cần tuyên truyền trong tháng. Sau đó lại cùng nhau biên tập, trình bày, photo, ép nhực gửi về các trường tham khảo hoặc sử dụng để phổ biến trên các góc tuyên truyền của trường, của lớp. Đây là một cách làm giúp giáo viên luôn tự tin, tăng thêm hiểu biết và đỡ vất vả trong công tác tuyên truyền.
- Quan tâm đầu tư cho các góc tuyên truyền của trường và lớp. Kết hợp với bản tin là hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng đã thu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh. Nhiều phụ huynh quan tâm đã xin nhà trường tài liệu về đọc. Vì thế, các tài liệu đã được nhà trường photo; các tờ rơi, sách bỏ túi, bài hát, bài thơ… đã được các nhà tài trợ giúp sức cho nhà trường gửi đến phụ huynh.
- Mỗi trường đều tổ chức lưu giữ các tài liệu để kho thông tin tuyên truyền thêm phong phú, đa dạng.
- Tăng cường các buổi trò chuyện giữa giáo viên và phụ huynh. Ban giám hiệu dành thời gian nhất định trong tuần để tiếp phụ huynh. Nhà trường còn tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm; ngòai các tuyên truyền viên của trường còn có các chuyên gia, các thầy thuốc gặp gỡ, đối thọai trực tiếp, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, lôi cuốn phụ huynh tham dự đông đảo.
- Kết hợp với Hội, Cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp tổ chức các hội thi có thưởng trong chủ điểm Dinh dưỡng sức khỏe dành cho phục huynh và học sinh. Các hình thức thi trắc nghiệm, hỏi đáp, thi nấu ăn, bé tập làm nội trợ… hoặc thông qua các trò chơi, các tiết mục văn nghệ đã phản ánh được kiến thức khả năng thực hành của cha mẹ và trẻ. Hội thi tạo được bầu không khí cùng nhau tích cực tìm hiểu, học tập và áp dụng khoa học vào cuộc sống sinh họat hàng ngày của mỗi gia đình đồng thời nhà trường cũng tự đánh giá được kết quả tuyên truyền của chính đơn vị.
II. Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở.
Giáo viên: Hồ Thu Thảo
Lớp:Chồi 4
A.Đặt vấn đề:
Hiện nay khi thực hiện chương trình đổi mới điều khó khăn nhất đối với chúng ta
Là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, nhưng lại đạt hiệu quả cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng các nguyên vật liệu để tổ chức cho trẻ hoạt động. Và đó chính là lý do tôi muốn giới thiệu đến các bạn: “Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở”. Ý tưởng này nảy sinh từ việc tổ chức hoạt động của lớp.
B. Giải quyết vấn đế:
Có thể nói việc sử dụng nguyên vật liệu mở trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới đối với GV chúng ta. Nhưng làm thế nào cho hiệu quả, phát huy hết khả năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới là điều cần quan tâm. Trước tiên ta cần lưu ý những vấn đề sau:
Nguyên vật liệu phải thật đơn giản (rẻ tiền, dễ tìm, an toàn...)
Nguyên vật liệu dễ thực hiện (cô và cháu có thể cùng làm)
Cuối cùng nó phải được sử dụng thật hiệu quả ( sử dụng xuyên suốt được qua nhiều hoạt động khác nhau)
Khó khăn cần giải quyết ở đây: Là khi có đầy đủ các nguyên vật liệu rồi ta sẽ làm cách nào để phát triển tưởng tượng cho trẻ và giúp trẻ hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng đó.
Hướng giải quyết như sau:
Bước 1: Sưu tầm các nguyên vật liệu cần cho hoạt động
Bước 2: Làm các vật liệu rời
Bước 3: Tổ chức hoạt động.
Cụ thể như giờ hoạt động LQVH truyện “ Ông cây già”
Bước 1: Sưu tầm các NVL như cành khô, ống hút, những đồ chơi nhỏ nhẹ, vải vụn, bao xốp...
Bước 2: Làm vật liệu rời từ các nguyên vật liệu sưu tầm
Ghép các cành khô tạo thành các cây với các tư thế khác nhau
Thắt nơ từ ống hút, vải vụn, xỏ dây cho đồ chơi cắt hoa từ giấy, bao xốp..
Bước 3: Tổ chức hoạt động
Dùng những cây khô để tạo thành mô hình để kể chuyện : “Ông cây già”
Gợi ý để trẻ phát triển tưởng tượng như làm thế nào để cây già có thể biến thành cây có sức sống kỳ diệu (như trò chuyện với cây, tưới nước, nhảy múa, vuốt ve cây, làm đẹp, trang trí cây...)
Hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng: Trẻ sẽ chọn những nguyên vật liệu rời đã chuẩn bị để làm đẹp cho cây, sau đó có thể chơi với cây tùy theo sự tưởng tượng và sáng tạo của từng nhóm trẻ.
Cách giải quyết trên đây cũng là những gì tôi đã thực hiện trên trẻ và cho kết quả rất tốt.
Kết quả đạt được:
_ Với nguyên vật liệu đơn giản nhưng lại tổ chức được nhiều hoạt động khác nhau và xuyên suốt.
_Từ đó MĐYC chính đạt được hiệu quả cao, trẻ được hoạt động sáng tạo và phát triển tưởng tượng tốt, thêm một cái mới nữa là cảm xúc của trẻ phát triển tốt, trẻ còn biết giao lưu tình cảm với đồ vật, cây cỏ rất hồn nhiên và dễ thương.
_ Qua đó ta có thể giáo dục trẻ về các mối quan hệ giao lưu tình cảm khác.
C. Kết thúc vấn đề:
Từ việc sử dụng NVL là những cành cây khô cho các hoạt động rất có hiệu quả, tiếp tục với các nguyên vật liệu với giấy và nước, tôi và các bé sẽ làm ra những quả bầu quả bí đơn giản, sử dụng nó để kể chuyện rối trang trí những nét ngộ nghĩnh, cũng trò chuyện với chúng và sử dụng trong các hoạt động khác khiến trẻ rất tích thú.
Nguyên vật liệu mở là nguồn nguyên liệu vô cùng đa dạng và phong phú có thể giúp ta tổ chức các hoạt độ
I. Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ 1
II. Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở. 3
III. Chuẩn bị cho trẻ vào Trường phổ thông 5
IV. Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5 tuổi 7
V. Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học 12
VI. Làm thế nào để góc Âm nhạc lôi cuốn và hấp dẫn trẻ? 14
VII. Yêu cầu chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 15
VIII. Một số thí nghiệm khoa học phục vụ môn MTXQ 19
IX. Xây dựng những cuốn sách biết nói cho góc thư viện 29
X. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao 31
XI. Quan sát và ghi chép hoạt động làm quen với Toán của trẻ Mẫu giáo. 35
XII. Giúp trẻ 5 – 6 tuổi cảm thụ truyện kể thông qua hệ thống câu hỏi. 36
XIII. Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ Mầm Non. 38
XIV. Giúp trẻ phát triển toàn diện qua bộ môn Âm nhạc. 40
XV. Một số biện pháp gợi ý tưởng cho trẻ trong hoạt động phòng thể dục 43
XVI. Một số kinh nghiệm trong việc phối hợp tạo kinh phí tổ chức tham quan cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên. 44
XVII. Những trò chơi đơn giản với trẻ mầm non 45
XVIII. Một số biện pháp bước đầu cho trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với chữ viết. 47
XIX. Một số kinh nghiệm giúp cháu sớm thích nghi với trường, lớp mầm non. 49
XX. Giúp trẻ phát triển trí tuệ thông qua giáo dục Âm nhạc. 51
XXI. Làm thế nào giúp trẻ 1 – 2 tuổi phát triển ngôn ngữ được tốt? 53
XXII. Sáng tạo một số đồ chơi cho trẻ từ các loại ống nhựa, ống nước 54
XXIII. Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - chữ viết thông qua phòng thư viện đồ chơi – góc sách Ở TRƯỜNG MẦM NON 2 THÀNH PHỐ HUẾ 55
XXIV. Góc xây dựng trong hoạt động vui chơi 57
XXV. Biện pháp tạo hừng thú cho trẻ khám phá khoa học 59
I. Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ
Phòng Mầm Non TP.HCM
1. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên:
Mở các lớp về bồi dưỡng và kỹ năng tuyên truyền cho các đối tượng như ban giáo hiệu, giáo viên, nhân viên nấu ăn nhằm huấn luyện đội ngũ thành những tuyên truyền viên tốt có được phong cách trình bày, ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu truyền đạt thông tin đến đối tượng; biết lắng nghe tóm tắt nhanh những câu hỏi, các ý kiến thắc mắc để trả lời, giải thích tư vấn cho phụ huynh; biết sử dụng một số phương tiện nghe, nhìn, các đò dùng học cụ hỗ trợ cho các bước tiếp xúc với cha mẹ trẻ thêm phong nhú, ấn tượng.
2. Củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ:
Mở nhiều lớp về dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, cách chăm sóc trẻ… cho đội ngũ tuyên truyền viên; cung cấp tài liệu cho học viên giúp người học nắm chắc củng cố kiến thức và nâng thêm trình độ chuyên môn; cập nhất các kiến thức mới, các vấn đề thời sự đang diễn ra trong cuộc sống, xã hội. Nhờ luyện tập đội ngũ tuyên truyền viên có được sự tự tin của bản thân; tạo được uy tín, niềm tin đối với các bậc cha mẹ; đã thống nhất được với phụ huynh cách nuôi dạy con với từng gia đình, từng trường lớp.
3. Lập kế họach tuyên truyền hàng tháng cho cả năm học.
Các chủ điểm, đề tài tuyên truyền được xây dựng, sắp xếp vào mỗi tháng xoay quanh các yêu cầu như:
Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh. Các họat động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khỏe của nhà trường.
Nội dung được chọn đề tuyên truyền cần căn cứ vào các yếu tố liên quan như:
Tình hình sức khỏe của học sinh có những vấn đề nào phải can thiệp.
Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường cần được nhắc nhở đề phòng bệnh, xử lý kịp thời.
Tình hình hiểu biết về nuôi con của cha mẹ.
Thời điểm chọn nội dung tuyên truyền được gắn kết cùng thời điểm với các nội dung truyền thông của thế giới, trong nước của thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ví dụ: Tháng 3 hàng năm ủy ban nhân dân thành phố tuyên truyền tháng hành động về chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm thì tại các trường MN cũng có bandroll tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động này đồng thời trên các bảng tuyên truyền của nhóm, lớp phổ biến các tin như: lực chon thực phẩm an tòan; cách chế biến hợp vệ sinh, cách ăn uống hợp vệ sinh; dạy trẻ rửa tay trước khi ăn; Cách bảo quản thức ăn; Giới thiệu họat động hội thi tay nghề cấp dưỡng đang diễn ra trong trường…
4. Học tập trao đổi khinh nghiệm:
Mở các hội nghị học tập rút kinh nghiệm tại cơ sở từ cấp thành phố đến quận, huyện để cùng nhau bàn bạc, thảo luận. Nhiều cách làm thuận lợi, tranh thụ được sự giúp đỡ hợp tác từ nhiều phía giúp các trường làm tốt công tác tuyên truyền đã được giới thiệu trong các hội nghị như:
- Tổ chức sinh họat câu lạc bộ tuyên truyền viên trong quận, huyện. Các tuyên truyền viên ngòai việc trao đổi kinh nghiệm, cách giải quyết các tình huống khi tiếp xúc với phụ huynh còn được cung cấp các thông tin tài liệu từ ngành. Cùng với các tư liệu tự sưu tầm, đội ngũ tuyên truyền viên đã biên soạn nhiều bài viết có nội dung phong phú phục vụ cho các vấn đề cần tuyên truyền trong tháng. Sau đó lại cùng nhau biên tập, trình bày, photo, ép nhực gửi về các trường tham khảo hoặc sử dụng để phổ biến trên các góc tuyên truyền của trường, của lớp. Đây là một cách làm giúp giáo viên luôn tự tin, tăng thêm hiểu biết và đỡ vất vả trong công tác tuyên truyền.
- Quan tâm đầu tư cho các góc tuyên truyền của trường và lớp. Kết hợp với bản tin là hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng đã thu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh. Nhiều phụ huynh quan tâm đã xin nhà trường tài liệu về đọc. Vì thế, các tài liệu đã được nhà trường photo; các tờ rơi, sách bỏ túi, bài hát, bài thơ… đã được các nhà tài trợ giúp sức cho nhà trường gửi đến phụ huynh.
- Mỗi trường đều tổ chức lưu giữ các tài liệu để kho thông tin tuyên truyền thêm phong phú, đa dạng.
- Tăng cường các buổi trò chuyện giữa giáo viên và phụ huynh. Ban giám hiệu dành thời gian nhất định trong tuần để tiếp phụ huynh. Nhà trường còn tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm; ngòai các tuyên truyền viên của trường còn có các chuyên gia, các thầy thuốc gặp gỡ, đối thọai trực tiếp, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, lôi cuốn phụ huynh tham dự đông đảo.
- Kết hợp với Hội, Cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp tổ chức các hội thi có thưởng trong chủ điểm Dinh dưỡng sức khỏe dành cho phục huynh và học sinh. Các hình thức thi trắc nghiệm, hỏi đáp, thi nấu ăn, bé tập làm nội trợ… hoặc thông qua các trò chơi, các tiết mục văn nghệ đã phản ánh được kiến thức khả năng thực hành của cha mẹ và trẻ. Hội thi tạo được bầu không khí cùng nhau tích cực tìm hiểu, học tập và áp dụng khoa học vào cuộc sống sinh họat hàng ngày của mỗi gia đình đồng thời nhà trường cũng tự đánh giá được kết quả tuyên truyền của chính đơn vị.
II. Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở.
Giáo viên: Hồ Thu Thảo
Lớp:Chồi 4
A.Đặt vấn đề:
Hiện nay khi thực hiện chương trình đổi mới điều khó khăn nhất đối với chúng ta
Là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, nhưng lại đạt hiệu quả cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng các nguyên vật liệu để tổ chức cho trẻ hoạt động. Và đó chính là lý do tôi muốn giới thiệu đến các bạn: “Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở”. Ý tưởng này nảy sinh từ việc tổ chức hoạt động của lớp.
B. Giải quyết vấn đế:
Có thể nói việc sử dụng nguyên vật liệu mở trong việc tổ chức các hoạt động không có gì mới đối với GV chúng ta. Nhưng làm thế nào cho hiệu quả, phát huy hết khả năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới là điều cần quan tâm. Trước tiên ta cần lưu ý những vấn đề sau:
Nguyên vật liệu phải thật đơn giản (rẻ tiền, dễ tìm, an toàn...)
Nguyên vật liệu dễ thực hiện (cô và cháu có thể cùng làm)
Cuối cùng nó phải được sử dụng thật hiệu quả ( sử dụng xuyên suốt được qua nhiều hoạt động khác nhau)
Khó khăn cần giải quyết ở đây: Là khi có đầy đủ các nguyên vật liệu rồi ta sẽ làm cách nào để phát triển tưởng tượng cho trẻ và giúp trẻ hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng đó.
Hướng giải quyết như sau:
Bước 1: Sưu tầm các nguyên vật liệu cần cho hoạt động
Bước 2: Làm các vật liệu rời
Bước 3: Tổ chức hoạt động.
Cụ thể như giờ hoạt động LQVH truyện “ Ông cây già”
Bước 1: Sưu tầm các NVL như cành khô, ống hút, những đồ chơi nhỏ nhẹ, vải vụn, bao xốp...
Bước 2: Làm vật liệu rời từ các nguyên vật liệu sưu tầm
Ghép các cành khô tạo thành các cây với các tư thế khác nhau
Thắt nơ từ ống hút, vải vụn, xỏ dây cho đồ chơi cắt hoa từ giấy, bao xốp..
Bước 3: Tổ chức hoạt động
Dùng những cây khô để tạo thành mô hình để kể chuyện : “Ông cây già”
Gợi ý để trẻ phát triển tưởng tượng như làm thế nào để cây già có thể biến thành cây có sức sống kỳ diệu (như trò chuyện với cây, tưới nước, nhảy múa, vuốt ve cây, làm đẹp, trang trí cây...)
Hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng: Trẻ sẽ chọn những nguyên vật liệu rời đã chuẩn bị để làm đẹp cho cây, sau đó có thể chơi với cây tùy theo sự tưởng tượng và sáng tạo của từng nhóm trẻ.
Cách giải quyết trên đây cũng là những gì tôi đã thực hiện trên trẻ và cho kết quả rất tốt.
Kết quả đạt được:
_ Với nguyên vật liệu đơn giản nhưng lại tổ chức được nhiều hoạt động khác nhau và xuyên suốt.
_Từ đó MĐYC chính đạt được hiệu quả cao, trẻ được hoạt động sáng tạo và phát triển tưởng tượng tốt, thêm một cái mới nữa là cảm xúc của trẻ phát triển tốt, trẻ còn biết giao lưu tình cảm với đồ vật, cây cỏ rất hồn nhiên và dễ thương.
_ Qua đó ta có thể giáo dục trẻ về các mối quan hệ giao lưu tình cảm khác.
C. Kết thúc vấn đề:
Từ việc sử dụng NVL là những cành cây khô cho các hoạt động rất có hiệu quả, tiếp tục với các nguyên vật liệu với giấy và nước, tôi và các bé sẽ làm ra những quả bầu quả bí đơn giản, sử dụng nó để kể chuyện rối trang trí những nét ngộ nghĩnh, cũng trò chuyện với chúng và sử dụng trong các hoạt động khác khiến trẻ rất tích thú.
Nguyên vật liệu mở là nguồn nguyên liệu vô cùng đa dạng và phong phú có thể giúp ta tổ chức các hoạt độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Thiên Lương
Dung lượng: 148,05KB|
Lượt tài: 2
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)