25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp
Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành |
Ngày 24/10/2018 |
66
Chia sẻ tài liệu: 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
25 BỆNH, TRIỆU CHỨNG BỆNH MỚI, THƯỜNG GẶP
I- SỐT: Được gọi là sốt khi nhiệt độ cơ thể cặp ở nách từ 37,5 trở lên. Khi sốt cần xem có các triệu chứng khác kèm theo để xác định được bệnh điều trị kịp thời và cho đúng hướng. Nếu trường hợp cho phép điều trị tại nhà, sau điều trị trên 2 ngày không đỡ cần được khám ở cơ sở y tế.
Để giúp cho có hướng chẩn đoán bệnh và điều trị, khi sốt cần chú ý các dấu hiệu kèm theo:
1.1- Sốt kèm theo ho ngay cả khi nghỉ ngơi, có khạc ra đờm mầu nâu: Cần đến bác sĩ khám, vì có thể bị viêm phổi, viêm phế quản.
1.1.1- Viêm phổi do nhiễm khuẩn (do vi khuẩn, vi rút, nấm): Là bệnh thường xuyên gập ở mọi lứa tuổi, ở người cao tuổi do có sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm bệnh hơn so với tuổi thanh niên. Nguyên nhân hầu hết do vi khuẩn và vi rút, thỉnh thoảng mới gặp do nấm. Bệnh viêm phổi có thể gặp ở các mùa trong năm.
- Triệu chứng của viêm phổi cấp: Bệnh thường xuất hiện đột ngột với đau ở ngực có vùng đau rõ rệt, đau liên quan đến nhịp thở, người bệnh khi thở có cảm giác muốn giữ vào vùng đau, kèm theo sốt cao, gai rét và rét run, ho ra đờm vàng, xanh hoặc có máu. Viêm phổi do virut ban đầu thường biểu hiện sốt cao, đau mỏi toàn thân, ho khan giống như cảm cúm. Viêm phổi do virut thường sau một mhiễm khuẩn nặng, dùng nhiều thuốc kháng sinh.
- Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn (theo chỉ dẫn của thầy thuốc tuỳ theo mức độ của bệnh dùng loại kháng sinh cho phù hợp như nhóm Beta lactam (Amoxicillin, Bristopen, Clamoxyl...), Macrolides (Erythromycin, Azythromycin, Rovamycine, Zymycin...), Cephalosporin (Zinacef, Axepim, Cephalexin, Tridacef, Zinnat...), Quinolones (Cifran, Ciplox, Opecipro, Peflacine…), kháng nấm (Mycosyst, sporal, Nystatine…)v.v... Thuốc chống viêm phù nề đường hô hấp (Danzen 5mg/v, Alfa chymotrypsin v.v...). Thuốc long đờm và làm đờm loãng ra, không gây bít phế nang (Viên bổ phế, An hoà khí, nhóm thuốc Mucosan 200mg, Mucothiol 200mg...). Thuốc hạ nhiệt (các loại Paracethamol) và các Vitamin.
1.1.2. Viêm phế quản: viêm phế quản cấp và viêm phế quản mãn.
Viêm phế quản cấp: Là một bệnh thường gập, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra có thể do vi khuẩn, virut đường hô hấp, nhiễm lạnh và ở những người hút thuốc lá và có bệnh phổi mãn (hen, xuyễn...) cũng dễ bị những đợt viêm phế quản cấp.
+ Triệu chứng của viêm phế quản cấp: Khò khè, ban đầu thường ho khan làm người bệnh cảm giác khó chịu, sau đó ho kéo dài và có đờm có thể xanh hoặc vàng, đau sau xương ức, tức ngực khi ho. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Viêm phế quản cấp có thể lành tính và thể ác tính. Thể lành tính do viêm các phế quản lớn (phế quản gốc, phế quản thuỳ và phân thuỳ). Thể ác tính do viêm phế quản nhỏ, tắc nghẽn khi thở ra và dễ gây suy thở.
+ Điều trị: Nếu viêm phế quản cấp điều trị các thuốc kháng sinh, chống phù nề đường hô hấp, long đờm (như trong điều trị bệnh viêm phổi), kèm theo dùng các loại chống dị ứng (như Clopheniramin 4mg/v, Péritol 5mg/v, Thelaren 5mg/v...), nếu có điều kiện thì làm khí dung hàng ngày.
- Viêm phế quản mãn: Bệnh thường kéo dài 2 - 3 tháng và lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, hay gập ở những người có bệnh hen, ở những người cao tuổi, những người nghiện thuốc lá, thuốc lào... nếu bệnh bệnh kéo dài và thường xuyên tái phát, không được theo dõi và điều trị tốt có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn phế quản, khí phế thũng.
+ Triệu chứng: Bệnh nhân thường ho khan, ho kéo dài, khó thở khi ho, đôi khi có ho ra máu nếu có giãn phế quản.
+ Điều trị: Trước mắt nên ngừng hút thuốc lá, dùng các thuốc giảm ho, long đờm, chống phù nề đường hô hấp và chống tắc nghẽn phế quản. Nếu có viêm nhiễm cần dùng thuốc kháng sinh. Đến cơ sở y tế khám để được điều trị theo nguyên nhân.
1.2. Sốt kèm theo đau đầu, mỏi chân tay, ngạt tắc mũi, sổ mũi, đau họng nhất là xung quanh có nhiều người cũng có các triệu chứng như trên: Khi đó thường nghĩ đến bị bệnh cúm.
Về điều trị: - Uống các thuốc hạ sốt và giảm đau như Paracethamol, Cảm xuyên hương.
I- SỐT: Được gọi là sốt khi nhiệt độ cơ thể cặp ở nách từ 37,5 trở lên. Khi sốt cần xem có các triệu chứng khác kèm theo để xác định được bệnh điều trị kịp thời và cho đúng hướng. Nếu trường hợp cho phép điều trị tại nhà, sau điều trị trên 2 ngày không đỡ cần được khám ở cơ sở y tế.
Để giúp cho có hướng chẩn đoán bệnh và điều trị, khi sốt cần chú ý các dấu hiệu kèm theo:
1.1- Sốt kèm theo ho ngay cả khi nghỉ ngơi, có khạc ra đờm mầu nâu: Cần đến bác sĩ khám, vì có thể bị viêm phổi, viêm phế quản.
1.1.1- Viêm phổi do nhiễm khuẩn (do vi khuẩn, vi rút, nấm): Là bệnh thường xuyên gập ở mọi lứa tuổi, ở người cao tuổi do có sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm bệnh hơn so với tuổi thanh niên. Nguyên nhân hầu hết do vi khuẩn và vi rút, thỉnh thoảng mới gặp do nấm. Bệnh viêm phổi có thể gặp ở các mùa trong năm.
- Triệu chứng của viêm phổi cấp: Bệnh thường xuất hiện đột ngột với đau ở ngực có vùng đau rõ rệt, đau liên quan đến nhịp thở, người bệnh khi thở có cảm giác muốn giữ vào vùng đau, kèm theo sốt cao, gai rét và rét run, ho ra đờm vàng, xanh hoặc có máu. Viêm phổi do virut ban đầu thường biểu hiện sốt cao, đau mỏi toàn thân, ho khan giống như cảm cúm. Viêm phổi do virut thường sau một mhiễm khuẩn nặng, dùng nhiều thuốc kháng sinh.
- Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn (theo chỉ dẫn của thầy thuốc tuỳ theo mức độ của bệnh dùng loại kháng sinh cho phù hợp như nhóm Beta lactam (Amoxicillin, Bristopen, Clamoxyl...), Macrolides (Erythromycin, Azythromycin, Rovamycine, Zymycin...), Cephalosporin (Zinacef, Axepim, Cephalexin, Tridacef, Zinnat...), Quinolones (Cifran, Ciplox, Opecipro, Peflacine…), kháng nấm (Mycosyst, sporal, Nystatine…)v.v... Thuốc chống viêm phù nề đường hô hấp (Danzen 5mg/v, Alfa chymotrypsin v.v...). Thuốc long đờm và làm đờm loãng ra, không gây bít phế nang (Viên bổ phế, An hoà khí, nhóm thuốc Mucosan 200mg, Mucothiol 200mg...). Thuốc hạ nhiệt (các loại Paracethamol) và các Vitamin.
1.1.2. Viêm phế quản: viêm phế quản cấp và viêm phế quản mãn.
Viêm phế quản cấp: Là một bệnh thường gập, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra có thể do vi khuẩn, virut đường hô hấp, nhiễm lạnh và ở những người hút thuốc lá và có bệnh phổi mãn (hen, xuyễn...) cũng dễ bị những đợt viêm phế quản cấp.
+ Triệu chứng của viêm phế quản cấp: Khò khè, ban đầu thường ho khan làm người bệnh cảm giác khó chịu, sau đó ho kéo dài và có đờm có thể xanh hoặc vàng, đau sau xương ức, tức ngực khi ho. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Viêm phế quản cấp có thể lành tính và thể ác tính. Thể lành tính do viêm các phế quản lớn (phế quản gốc, phế quản thuỳ và phân thuỳ). Thể ác tính do viêm phế quản nhỏ, tắc nghẽn khi thở ra và dễ gây suy thở.
+ Điều trị: Nếu viêm phế quản cấp điều trị các thuốc kháng sinh, chống phù nề đường hô hấp, long đờm (như trong điều trị bệnh viêm phổi), kèm theo dùng các loại chống dị ứng (như Clopheniramin 4mg/v, Péritol 5mg/v, Thelaren 5mg/v...), nếu có điều kiện thì làm khí dung hàng ngày.
- Viêm phế quản mãn: Bệnh thường kéo dài 2 - 3 tháng và lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, hay gập ở những người có bệnh hen, ở những người cao tuổi, những người nghiện thuốc lá, thuốc lào... nếu bệnh bệnh kéo dài và thường xuyên tái phát, không được theo dõi và điều trị tốt có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn phế quản, khí phế thũng.
+ Triệu chứng: Bệnh nhân thường ho khan, ho kéo dài, khó thở khi ho, đôi khi có ho ra máu nếu có giãn phế quản.
+ Điều trị: Trước mắt nên ngừng hút thuốc lá, dùng các thuốc giảm ho, long đờm, chống phù nề đường hô hấp và chống tắc nghẽn phế quản. Nếu có viêm nhiễm cần dùng thuốc kháng sinh. Đến cơ sở y tế khám để được điều trị theo nguyên nhân.
1.2. Sốt kèm theo đau đầu, mỏi chân tay, ngạt tắc mũi, sổ mũi, đau họng nhất là xung quanh có nhiều người cũng có các triệu chứng như trên: Khi đó thường nghĩ đến bị bệnh cúm.
Về điều trị: - Uống các thuốc hạ sốt và giảm đau như Paracethamol, Cảm xuyên hương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)