205288990 lịch sủ Việt Nam 1954 -1965

Chia sẻ bởi Trần Vinh | Ngày 26/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: 205288990 lịch sủ Việt Nam 1954 -1965 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

1954 – 1975
1954 - 1957
Cải cách ruộng đất 1954 – 1957 (Ở Miền Bắc)
a. Vì sao ta phải cải cách ruộng (1954 – 1957). (3 ý)
- Cải cách ruộng đất là một trong hai nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân “Người cày có ruộng”.
- Sau khi cuộc kháng chiến chống pháp kết thúc thì người nông dân vẫn không có ruộng đất để cày cấy. (Vì Chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ vẫn còn phổ biến ở nông thôn.)
- Muốn tiến lên CNXH thì phải xây dựng các thành phần kinh tế XHCN, đó là kinh tế hợp tác xã.
b. Thành tựu
+ Sau 5 đợt cải cách ruộng đất, đã thu khoảng 81 vạn héc ta ruộng đất, …từ tay địa chủ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân.
+ Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến và sự chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến.
+ Đưa người nông dân từ thân phận làm nô lệ lên làm chủ ở nông thôn.
+ Thắng lợi của cuộc cải cách là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. “Vì đáp ứng được yêu cầu về quyền lợi của giai cấp nông dân”
c. Sai lầm
- Đấu tố cả những người có công với cách mạng.
- Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ.
Sai lầm này đã được Đảng và chính phủ ta sửa chữa trong năm 1957.
* Thành tựu trong khôi phục kinh tế (1954-1957)
a. Thành tựu:
Ngay sau khi tiếng súng chống thực dân Pháp vừa ngừng nổ, công cuộc khôi phục kinh tế đã được đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng và triển khai trên tất cả các ngành.
+ Về nông nghiệp: đến cuối năm 1957, sản lượng lương thực đã vượt xa mức trước chiến tranh.
+ Về công nghiệp: Đến cuối năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp tương đối lớn do Nhà nước quản lý.
+ Cùng với việc khôi phục công nghiệp, các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng được khôi phục nhanh chóng.
+ Giao thông vận tải: đến cuối năm 1957 đã khôi phục gần 700 km đường sắt.
b. Ý nghĩa:
- Nhà nước dân chủ nhân dân được củng cố.
- Đời sống nhân dân tương đối ổn định.

1961 -1965
Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)
- 9/1960 Đảng ta tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III đã thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm:
+ Thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
+ Tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
+ Cải thiện một bước đời sống nhân dân.
+ Củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh và trật tự.
Sau 4 năm 1 tháng (1961 – 7- 2/1965) miền Bắc đạt được những thành tựu cơ bản sau đây:
- Công nghiệp: Được ưu tiên đầu tư vốn phát triển, nhiều khu công nghiệp và nhà máy mới được xây dựng. Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
- Nông nghiệp: Ưu tiên phát triển các nông, lâm trường quốc doanh, xây dựng Hợp tác xã bậc cao, nhiều hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn lúa/ ha.
- Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới, cải thiện đời sống nhân dân. Đến năm 1965, có khoảng 35 nước đã đặt quan hệ mua bán với nước ta.
- Giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không được củng cố.
- Các ngành văn hoá, giáo dục có bước phát triển và tiến bộ đáng kể. Việc xây dựng con người mới, nền văn hóa mới được đặc biệt coi trọng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và chiến đấu.
- Quốc phòng: Quân đội bước đầu được trang bị hiện đại.
* Miền bắc còn làm tròn nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men,…
Hạn chế:
- Trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất cũng đã phạm một số sai lầm khuyết điểm do tư tưởng chủ quan, nóng vội, giáo điều gây ra.
Cụ thể:
- Sản xuất phát triển chậm, chưa có tích lũy từ nền kinh tế.
- Đề ra chỉ tiêu quá cao.
- Chủ trương xây dựng công nghiệp nặng khi chưa có điều kiện.
- Thiếu hiểu biết về các quy luật.
- Mắt bệnh thành tích báo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)