205288990 đối phó với tưởng pháp

Chia sẻ bởi Trần Vinh | Ngày 26/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: 205288990 đối phó với tưởng pháp thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

1945 -1954
Câu 1.1: Sách lược đấu tranh ngoại giao của ta đối với quân Tưởng (quân Trung Hoa Dân quốc) ở Miền Bắc sau cách mạng tháng Tám 1945.
a. Tại sao ta hòa với Tưởng Giới Thạch: (3 ý)
- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, cùng một lúc trên đất nước có nhiều kẻ thù, chủ trương của ta là tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.(Phía Bắc: Tưởng, VNQdđ (Việt Quốc), VNCmđmh (Việt Cách), Nhật…Ở phía nam có Pháp, Anh, Đại Việt, Tờ-rốt-kít, Nhật…)
- Ta cần thời gian để củng cố lực lượng.
- Tập trung chống Pháp ở Miền Nam.
b. Sách lược của ta: (Hòa như thế nào?)
- Nhường 70 ghế trong Quốc hội và một số ghế bộ trưởng (Bộ: Ngoại giao, Kinh tế, xã hội); một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, đồng ý tiêu tiền “quan kim” và “quốc tệ” của Tưởng; Kiên quyết xử lí phần tử bán nước, hại dân (Bọn phản cách mạng).
Sách lược của ta đối với Trung Hoa Dân quốc (Tưởng)
c. Ý nghĩa.
- Hạn chế sự phá hại của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.
d. Bài học:
- Sách lược của ta đối với Trung Hoa Dân quốc là “Cứng rắn về nguyên tắc, mền dẻo về sách lược”.
- Những sự nhân nhượng của ta là to lớn nhưng đó là nhân nhượng cần thiết.
Câu 1.2: Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946.
a. Hiệp định sơ bộ 6/3/1946
* Tại sao ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 (3 ý)
- Do ngày 28/2/ 1946 Pháp kí kết với Tưởng Hiệp ước Hoa – Pháp.
- Ta có hai sự lựa chọn là đánh Pháp hay hòa Pháp.
- Ta chọn giải pháp “hòa để tiến”
Trước tình hình đó, Chiều 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch HCM thay mặt chính phủ VNDCCH kí với Xanhtơni – đại diện chính phủ Pháp – bản Hiệp định sơ bộ.
Nội dung cơ bản của Hiệp định sơ bộ. (3 nội dung chính)
1. Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
2. Chính phủ nước VNDCCH thỏa thuận để cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân đội Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân trên sẽ rút dần trong thời hạn là 5 năm.
3. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức ở Pari.
* Tại sao ta kí với Pháp Tạm ước 14/9/1946 (3 ý).
- TDP vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ…
- Cuộc đàm phán tại Phông-ten-nơ-blô (Ở Pháp) từ ngày 6/7/1946 thất bại.
- Ta cần có một quyết định lịch sử.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9/1946.
* Nội dung Tạm ước 14/9/1946.
- Tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.
* Ý nghĩa:
- Đuổi được 20 vạn quân Tưởng.
- Kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng và củng cố lực lượng của ta.
- Chứng tỏ thiện chí hòa bình của nhân dân ta trước nhân dân thế giới và nhân dân Pháp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)