2 ĐỀ&ĐÁP ÁN THI KSCL NGỮ VĂN 10

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Yên | Ngày 26/04/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: 2 ĐỀ&ĐÁP ÁN THI KSCL NGỮ VĂN 10 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:


THPT ĐẠ TÔNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TỔ : NGỮ VĂN NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Ngữ Văn – Khối 11
Đề gồm có 01 trang Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Đề bài:

Cảm nhận của anh (chị) về cảnh thu trong bài thơ : Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến .



-------Hết-------




* Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.






















TRƯỜNG THPT ĐẠ TÔNG ĐÁP ÁN CHẤM THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TỔ : NGỮ VĂN

Môn: Ngữ Văn – Khối 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giáo viên khi chấm bài lưu ý đọc kĩ, chấm cẩn thận, cần cân nhắc tổng thể bài làm chứa ý mà cho điểm.
Hướng dẫn sau đây chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nêu những yêu cầu chung, không đi vào chi tiết. Cần lưu ý những điểm sau:
- Trong từng phần, tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên xem xét để trừ điểm về các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, trình bày … sao cho phù hợp.
- Giáo viên cần vận dụng đáp án và biểu điểm một cách linh hoạt; căn cứ tình hình thực tế bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm hợp lý; trân trọng và đánh giá cao những suy nghĩ sáng tạo của học sinh.


II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM


 Cảm nhận của anh (chị) về cảnh thu trong bài thơ : Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến .




Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ đã học trong văn học trung đại Việt Nam. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả , dùng từ, ngữ pháp.



Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cảm nghĩ phải chân thực, sâu sắc, trình bày kiến thức theo các luận điểm rõ ràng, có luận cứ xác thực hợp lí; Cần làm rõ được các ý chính sau:



* MỞ BÀI: Giới thiệu bài Câu cá mùa thu(Thu điếu) của Nguyễn Khuyến; Cảnh thu điển hình cho cảnh thu của đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và làng quê Việt Nam nói chung.

1.5


* THÂN BÀI: Triển khai các luận điểm:
- Điểm nhìn : Cảnh thu được đón nhận từ gần ( cao xa ( gần. Cảnh sắc thu vận động theo nhiều hướng thật sinh động.
- Nét riêng của cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc bộ: Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật :
+ Hình ảnh : ao, thuyền, sóng, lá vàng, mây, trời, ngõ trúc…( Hình ảnh quen thuộc của một vùng quê
+ Màu sắc: Trong veo, sóng biếc, xanh ngắt, vàng của lá thu[đặc trưng cho mùa thu]
+ Đường nét, chuyển động: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng[gió thu rất nhẹ]…
( Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.
+ Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn : “vắng teo, trong veo, đưa vèo, gợn tí, lơ lững”. Các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động, hoặc chuyển động nhẹ, khẽ.
- Cảnh thu được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau: thị giác, thính giác…; các thủ pháp nghệ thuật độc đáo: gieo vần “eo”(tử vận), từ ngữ chọn lọc, dùng thủ pháp: lấy động tả tĩnh, mô tả không gian theo thủ pháp đối xứng hai cực, đối chỉnh ý, thi trung hữu họa…
( Cảnh thu đẹp, dịu nhẹ, thanh sơ điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ.

- Có luận cứ xác thực chọn lọc, [có thể so sánh với hai bài còn lại của chùm thơ thu(Nguyễn Khuyến); hoặc một số bài thơ khác cùng viết về đề tài mùa thu].


3.5














3.5






* KẾT BÀI: Thâu tóm được nội dung cơ bản của bài làm, mở rộng vấn đề; lưu lại cảm xúc, suy nghĩ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Yên
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)