16DCCS__NUILUA

Chia sẻ bởi Trương Hữu Phong | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: 16DCCS__NUILUA thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:


HOA?T DƠ?NG MAGMA
CHƯƠNG 11
I. Khái niệm về magma
Magma la vật chất nóng chảy (lava) phân bố ở quyển mềm trong manti hoặc dưới sâu
Thành phần:
Chủ yếu là silicat, môt ít hợp chất của sulfur, các oxid của Al, Fe, Mg, Ca, Na, K . . .và các nguyên tố khác.
Các chất bốc: hơi nước 80- 90%, và CO2, Co, N2, SO2, H2S, HF, Cl, NH3,, NH4
Nhiệt độ: 800- 10000C. Magma acid: 700- 9000C, magma bazic: 1000- 13000C
Tác dụng xâm nhập
Tác dụng phun trào- núi lửa
Tác dụng biến chất
II. Núi lửa
Hoạt động giải phóng năng lượng tích lũy bên trong lòng đất để đưa ra ngoài dung nham, khí, tro, hơi nước lên trên bề mặt trái đất thông qua kênh dẫn là đường nối buồng macma với bề mặt vỏ đất.
Các điều kiện để núi lửa hoạt động:
- Một tích tụ macma có năng lượng tích lũy lớn.
- Một đường dẫn từ buồng macma đến bề mặt vỏ đất.
2. Các yếu tố núi lửa:
Miệng núi lửa: chính và phụ, sơ cấp và thứ cấp
Họng núi lửa: đường nối lò magma và miệng
Nón núi lửa: do vật liệu phun của núi lửa tạo thành

Núi lửa dạng khiên
Rộng, sườn thoải, dạng vòm.
Do magma mafic phun ra nhẹ nhàng.
Điển hình là núi lửa tại điểm nóng (hot spots) như Hawaii và Galapagos, và ở sống núi giữa đại dương.
Núi lửa hỗn hợp
Sườn dốc từ 6- 10 độ, ở đỉnh 30 độ.
Magma acid cung cấp vật liệu xen kẻ giữa dòng dung nham và vật liệu vụn: hỗn hợp
Ở đới siết ép, sự hút chìm tạo magma giàu silic và khí.
Núi lửa dạng nón
Miệng núi lửa sơ cấp: được hình thành khi núi lửa hoạt động, có dạng lòng chảo, phễu hình nón ngược
Miệng núi lửa thứ cấp: được hình thành từ sự mở rộng miệng núi lửa sơ cấp khi núi lửa ngưng hoạt động chuyển sang giai đoạn nguội lạnh.
Miệng núi lửa sơ cấp
Miệng núi lửa thứ cấp
Giai đoạn yên tĩnh: khí trắng bốc ra
Giai đoạn bắt đầu hoạt động- dấu hiệu báo trước: động đất, tiếng động dưới lòng đất, khe nứt, suối nước nóng. . . Khí phun nhiều hơn
Giai đoạn phun: bắt đầu bằng tiếng nổ mạnh bật ung nút miệng núi lửa, cột khí bốc cao dạng nấm. Dung nham trào ra.
Giai đoạn kết thúc: không phun dung nham va vật liệu rắn, chỉ phun khí

3. Các giai đoạn phun của núi lửa
4. Các kiểu phun:
Phun theo khe nứt: không nổ, dung nham bazic trào ra theo khe nứt
Phun trào: dung nham bazic lỏng, ít khí, nhiệt độ cao.
Phun nổ: dung nham quánh đặc bịt kín miệng núi lửa  khí tập trung bùng nổ, vật liệu tro, khí bom núi lửa . . .
Phun nhịp: phun trào và nổ xen kẻ
Núi lửa phun trào: dung nham có thành phần mafic (dung nham bazan), độ nhớt thấp
Núi lửa phun nổ: dung nham acid – có độ nhớt cao, trong thành phần có nhiều hơi nước và chất bốc.
Núi lửa hoạt động hỗn hợp: xen kẽ hoạt động phun nổ và phun trào liên quan đến việc tích lũy năng lượng và sự biến động trong thành phần dung nham.
Núi lửa phun khí: thành phần dung nham rất acid, rất quánh đặc, dung nham được đùn lên lấp kín miệng núi lửa, khí tạo thành đám mây nóng đỏ.
Núi lửa phun khí
Dung nham núi lửa là vật liệu nóng, lỏng, nhiệt độ thay đổi từ 1000 – 1350oC.
5. Các sản phẩm núi lửa
Dung nham acid: nhiều SiO2, ít Mg, Fe, màu sáng, tỷ trọng nhỏ
Dung nham bazic: ít SiO2, nhiều Mg, Fe, màu sẫm, tỷ trọng lớn, linh động
Dung nham trung tính
Đá vụn núi lửa
Tro núi lửa
Xỉ núi lửa
Bom, tảng núi lửa
Khí núi lửa: CO2, N2, caùc hôïp chaát khí löu huøynh, moät ít HCl vaø CO vaø HF
Các địa hình liên quan núi lửa
Nón núi lửa
Hồ núi lửa
Nón dung nham
Trụ núi lửa, kim núi lửa
Vòm dung nham
Ống, họng núi lửa
Các hiện tượng sau núi lửa:
Phun khí
Suối nước nóng
Geyser
Núi lửa bùn
6. Sự phân bố của núi lửa:
Đai núi lửa Thái Bình Dương: trùng khớp với ranh giới của mảng Vỏ đại dương chúi xuống vỏ lục địa. 80% núi lửa trên thế giới.
Đai Địa Trung Hải: trùng với ranh giới của hai mảng lục địa, từ Alpe đến Bắc Phi đến Hymalaya.
Đai Đại Tây Dương: dọc theo sống núi ngầm giữa đại dương
Đai Đông Phi: dọc đứt gãy lớn ở Đông Phi


Tai biến:
Dòng đá vụn núi lửa
Dòng lũ bùn
Dòng chảy dung nham
Tro
Khí
Dòng đá vụn núi lửa từ núi Pelee năm 1902 tàn phá thành phố Saint Pierre, Martinique
Trước
Sau
Cả thành phố bị tàn phá, hơn 30.000 người chết do cháy, chôn vùi và khí độc
Thung lũng Bắc sông Toutle bị dòng lũ bùn (lahar) phủ dày 10feet do Núi lửa St. Helens
Đuôi của máy bay DC-10 bị hư hại do tro núi lửa Pinatubo phun năm 1991
Gia súc và khoảng 1700 người chết do khí CO2 từ núi lửa Lake Nyos (Cameroon, Tây Phi) năm 1986
Lợi ích của núi lửa
Cung cấp địa nhiệt
Khoáng sản quý , đá xây dựng
Du lịch
Canh tác
Hồ nước nóng
Suối nước nóng
Đá núi lửa dạng trụ
III. Hoạt động xâm nhập của magma
Tác dụng xâm nhập: magma đông nguội trong lòng đất- các thể xâm nhập, bao quanh là các đá vây quanh.
Xâm nhập sâu: sâu hơn 3km, p, t0 magma lớn, đông nguội chậm  magma kết tinh từ hạt trung bình đến thô, gây biến chất mạnh. Gồm các thể nền, thể cán.
Xâm nhập nông: ở độ sâu từ 3km đến bề mặt Vỏ Trái đất, magma nguội nhanh  kiến trúc vi tinh, ẩn tinh, ban tinh. Qy mô xâm nhập nông thường nhỏ. Gồm: thể sàng, thể nấm, thể chậu, thể yên, thể tường.
IV. Sự diễn biến của magma
Trong quá trình đông nguội, do sự phân dị và đồng hóa với đá vây quanh, magma trải qua các tác dụng:
Phân dị dung li: xuất hiện trước khi magma kết tinh ở thể lỏng. Do trọng lực và t0 hạ thấp magma sẽ phân li thành nhiều thành phần không hòa tan hỗn hợp với nhau. Các thành phần nặng lắng xuống dưới, nhẹ phân bố ở trên.
Tác dụng phân dị kết tinh: khi t0 hạ thấp, các khoáng vật sẽ lần lượt kêt tinh. Trước tiên là các kv silicat sẫm màu chứa nhiều Mg, Fe, từ olivin  pyroxen  amphibol biotit. Các kv sáng màu kết tinh theo thứ tự từ Plagioclas Ca (Anorthit) đến Plagioclas trung tính (Andesin) đến Plagoclas Na (Albit) đến Orthoclas (Feldspar Kali), thạch anh. Các kv nặng lắng dưới đáy, kv nhẹ nổi lên trên  các loại magma khác nhau
Tác dụng phân dị khí thành: magma tàn dư có nhiều chất bốc có điểm nóng chảy thấp, thành phần bốc hơi nhiều, hoạt tính hóa học mạnh nên kết hợp với các kim loại lắng đông trong các khe nứt, các hốc khoáng sàng kim loại
Tác dụng đồng hóa hỗn nhiễm: Magma trao đổi thành phần vật chất với đá vây quanh. T0 càng ca0, quy mô thể magma càng lớn.
V. Quy luật phân bố của hoạt động magma xâm nhập
Các thể xâm nhập lớn phân bố ở trung tâm các dãy núi uốn nếp lớn, thường là thể nền lớn ở các dãy Appalache, Ural, Tần Lĩnh, Trường Sơn, Hoàng Liên Sơn.
Phân bố ven rìa lục địa, các cung đảo vòng quanh TBD, trùng với ranh giới của 2 mảng tại đới hút chìm
Các thể xâm nhập lớn trùng với trung tâm của vùng địa hình được nâng cao
VI. Vai trò của magma trong sự thành tạo khoáng sản
Đá magma dùng trong công nghiệp như đá bọt (tẩy hút tạp chất), kim cương trong họng núi lửa siêu baz, basalt phong hóa cho bauxit, đá xây dựng
Thành tạo các mỏ quặng (Crom, các sulfur của kim loại màu. . .)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Hữu Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)