15' SỐ 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Hiếu | Ngày 26/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: 15' SỐ 2 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

IV. Đề kiểm tra
Câu 1 (4 điểm)
Anh/chị tìm và phân tích ngắn gọn những câu thơ khái quát thái độ bình thản của tác giả trước mọi chuyện được mất, khen chê qua đoạn trích sau:
“Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.”
( Trích “Bài ca ngất ngưởng” – Nguyễn Công Trứ)
Câu 2 (6 điểm)
Anh/chị hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Nguyễn Đình Chiểu). Từ đó, anh/chị có thể hiểu như thế nào về câu văn tế sau:
“Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.”
(Trích “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu)
V. Hướng dẫn chấm

Câu
Nội dung trả lời
Điểm

1

- Những câu thơ khái quát thái độ bình thản của tác giả trước mọi chuyện được mất, khen chê qua đoạn trích:
+ “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
+ “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”
- Phân tích:
+ Các sự việc được nói tới: cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa và cùng các cô hầu gái lên chùa.
+ Thái độ sống ngất ngưởng: sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận. Tác giả muốn là một người tự nhiên, không muốn sống như tiên, Phật cao siêu mà cũng không phải là kẻ phàm tục, tầm thường. Như vậy, sống ngất ngưởng có ý nghĩa tích cực, vì thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhất là bản lĩnh này lại thể hiện trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.

2



2

2
- Hoàn cảnh ra đời của bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:
+ Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định, để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16-12-1861.
+ Nghĩa quân giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công và thất bại. Nghĩa quân hi sinh khoảng 20 người.
- Giải nghĩa câu văn tế:
+ “Chùa Tông Thạnh” là căn cứ mà nghĩa quân đã sử dụng chống giặc; “đồn Lang Sa” là những đồn binh Pháp đóng ở bên kia chợ Cần Giuộc.
+ Cả câu văn tế nói về sự hi sinh của những nghĩa quân. Khi quân pháp phản công, họ rút lui, bơi qua sông Cần Giuộc và bị súng trên tàu chiến giặc bắn chết.
4







2



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)