10 trung tâm tin học độc đáo nhất TG

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 29/04/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: 10 trung tâm tin học độc đáo nhất TG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

10 trung tâm tin học
độc đáo nhất thế giới
Không dùng máy điều hòa để làm mát hệ thống máy chủ, những trung tâm dữ liệu này mát lạnh đặc biệt nhờ cách tân về kiến trúc, tái sử dụng sáng tạo các công trình cũ, thiết kế xanh...
PPH sưu tầm – Nguồn tuoitre oline
Trung tâm Bahnhof tại Kista, Thụy Điển
Bahnhof có nhiều trung tâm dữ liệu giống như các trung tâm khác nhưng riêng tại Kista, họ xây dựng một cái lều hơi lạnh ở giữa kết nối với 3 phòng chứa máy chủ được bọc bằng thép và có thể di chuyển được. Công ty cho hay giải pháp này không cần đầu tư lớn lúc ban đầu và có thể mở rộng thêm phòng khi nhu cầu tăng thêm.
Trung tâm OVH tại Quebec, Canada
OVH thiết kế lại một nhà máy nhôm cũ để phù hợp với mô hình điều hành trung tâm dữ liệu bằng các hệ thống chuyển đổi nhiệt hiệu suất cao. Theo đó, tất cả khí nóng bên trong được đẩy lên ống thông hơi ở giữa để được đưa ra ngoài mái nhà và trung tâm cũng không cần đến điều hòa.
TT dữ liệu Deltalis Radixcloud tại Attinghausen, Thụy Sĩ
Từng là tổng hành dinh của Không lực Thụy Sĩ, trung tâm dữ liệu này được hưởng sự an toàn và mát mẻ khi nằm trong vùng núi Apls. Khí hậu vùng núi cao cộng với những dòng sông băng đã giúp vận hành trung tâm này với chi phí cực thấp.
Trung tâm của Microsoft tại Dublin, Ireland
Là trung tâm dữ liệu khổng lồ đầu tiên của Microsoft ở châu Âu, cơ sở tại Dublin tận dụng khí lạnh tự nhiên để làm mát hệ thống máy chủ ở bên trong. Nhiệt độ tự nhiên đo được ở đây trong khoảng năm 1971-2000 chưa bao giờ vượt quá 85 độ F (29 độ C). Tới 95% thời gian Microsoft vận hành cơ sở này trong khoảng 75 độ F (hơn 23 độ C) mà không có hệ thống làm lạnh hay hệ thống nước phụ trợ nào.
Trung tâm dữ liệu Verne Global tại Reykjavik, Iceland
Cơ sở này từng là căn cứ cũ của không quân NATO ở ngoại ô thủ đô của Iceland, được vận hành hoàn toàn bằng các nguồn năng lượng tái tạo như địa nhiệt và thủy điện. Ngay cả việc giải phóng khí nóng cũng không dùng đến năng lượng mà hoàn toàn dựa vào không khí lạnh tự nhiên ngoài trời.
Trung tâm dữ liệu xanh, ĐH Syracuse, New York, Mỹ
Nằm trong dự án hợp tác xây dựng của IBM và bang New York, Trung tâm dữ liệu xanh tại Đại học Syracuse hoàn toàn không dùng điện lưới mà sản xuất điện bằng 12 tuabin vận hành từ khí gas. Khí nóng từ các tuabin được dùng để làm nóng nước cho một tòa văn phòng cạnh đó và một hệ thống làm mát sử dụng nước để tản nhiệt cho khu vực máy chủ.
Trung tâm siêu điện toán Barcelona, Tây Ban Nha
Từng là nhà thờ Torre Girona cũ trên khuôn viên Đại học kỹ thuật Catalonia, nơi đây chứa siêu máy tính MareNostrum trong một phòng kính và cũng sử dụng công nghệ xanh để vận hành.
Trung tâm Super NA Las Vegas, Mỹ
Nằm ở bãi đất trống ngoại vi Las Vegas, trung tâm này có hệ thống làm mát xếp thành dãy trên mặt đất ngoài tòa nhà để tản nhiệt cho máy chủ. Có 50 máy phát điện công suất 100 triệu watt hỗ trợ cho hệ thống trong trường hợp mất điện lưới.
TTNC điện toán cao cấp tại Princeton, bang New Jersey, Mỹ
Trung tâm dữ liệu này có thể tự động chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng tối đa nhờ hệ thống thông khí, làm mát được điều khiển nhờ cơ chế tự động hóa. Thiết kế này đã nhận được giải vàng của Hội đồng kiến trúc xanh Hoa Kỳ.
TT của Google tại Hamina, Phần Lan
Google chọn tái sử dụng một nhà máy giấy cũ nằm hướng ra vịnh Phần Lan để lấy nguồn nước vô tận làm mát cho hệ thống máy chủ. Các kỹ sư bơm nước biển qua một đường ống dài 450m tới các bộ phận trao đổi nhiệt của trung tâm dữ liệu. Tại đây, nước lưu thông quanh khu vực để máy chủ sẽ lấy nhiệt đi và lại được làm mát bằng nguồn nước mới bơm vào, tạo thành hệ thống tuần hoàn liên tục. Do đó, trung tâm này không hề có máy làm lạnh nào.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)